Website of Vo Van Viet Những năm gần đây, thuật ngữ: “Sự tham gia” hay “Sự tham gia của người dân” đã được sử dụng rãi ở bởi cộng đồng các nhà nghiên cứu phát triển ở trong nước cũng như quốc tế. Mục tiêu của sự tham gia của người dân trong các dự án quy hoạch là nhằm năng cao chất lượng, tính khả thi và khả năng áp dụng vào thực tiển.
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Ý TƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
PEOPLE PARTICIPATION IN LAND USE PLANNING
Concept and applicability
Võ Văn Việt
Bộ môn Quản lý Đất đai-Môi trường và Tài nguyên
Đại Học Nông Lâm Tp.HCM
Email: vietvovan@yahoo.com
Tel: +84-8-7220732
Abstract
During the recent years, the term “participation” or “people participation” has been widely used by development community at both national and international level. The objective of people participation in planning project is to increase the project competence, quality, feasibility and implementation. This paper aims to discussing the important of people participation in land use planning (LUP) and the need to widely apply in planning projects especially, projects in commune level or micro level. The main heading of the paper includes: 1. What is participation? 2. What is participatory LUP? 3. Why participation? 4. Why Participatory Land-use planning (PLUP)? 5. What are the difference between “traditional LUP” and PLUP?
Keywords: participation, people participation, participatory land-use planning, land use planning.
Mở đầu
Những năm gần đây, thuật ngữ: “Sự tham gia” hay “Sự tham gia của người dân” đã được sử dụng rãi ở bởi cộng đồng các nhà nghiên cứu phát triển ở trong nước cũng như quốc tế. Mục tiêu của sự tham gia của người dân trong các dự án quy hoạch là nhằm năng cao chất lượng, tính khả thi và khả năng áp dụng vào thực tiển.
Hai thập kỷ qua, nhiều tổ chức quốc tế đã tiến hành nghiên cứu phát triển các chiến lược, phương pháp và công cụ để tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân. FAO (Food and Agriculture Organization- Tổ chức nông lương thế giới) và GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH) là hai tổ chức đã có những đóng góp to lớn cho công tác này thông qua kinh nghiệm thực hiện dự án ở các nước đang phát triển như Philippines, Thailand, Cambodia, và một số nước khác. Tuy nhiên phương pháp luận này chỉ mới được chính thức thâm nhập vào nước ta gần gây thông qua dự án hợp tác giữa Việt Nam và Đức, cụ thể là, dự án Phát triển Lâm Nghiệp Xã Hội Sông Đà bắt đầu năm 1995. Kết quả của dự án đã chứng minh rằng đây là một phương pháp luận phù hợp cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, đặt biệt cho quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp vi mô.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước phương pháp luận này không được áp dụng rộng rãi và không được thể chế hoá trong hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền (cụ thể là thông tư 1842/2001/TT_TCDC).
Bài viết này nhằm mục đích thảo luận tầm quan trọng của sự tham gia trong quy hoạch sử dụng đất đai và sự cần thiết trong việc áp dụng rộng rãi ở các dự án quy hoạch, đặt biệt là ở mức độ vi mô, xã, phường. Nội dung chính của bài viết bao gồm: Sự tham gia là gì? Quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia là gì? Tại sao phải có sự tham gia, tại sao quy hoạch sử dụng đất cần có sự tham gia của người dân? Sự khác nhau giữu phương pháp quy hoạch truyền thống và phương pháp quy hoạch có sự tham gia?
Sự tham gia là gì?
Tham gia là một quá trình tương tác và hợp tác trong phân tích, hoạch định và ra quyết định trong đó có sự tham gia của tất cả các nhóm có liên quan. Nó là quá trình cho phép những người tham gia trình bày những điều quan tâm và chú ý của họ, để dẫn đến những quyết định hài hòa với lợi ích của các nhóm khác nhau. Hoặc có thể định nghĩa là “một quá trình trong đó các nhóm liên quan tác động và chia sẽ giám sát đối với hoạt động phát triển, các quyết định và các nguồn gây ảnh hưởng đến họ”(source: http://www.worldbank.org/wbi/sourcebook/sb0100.htm).
Trong một dự án có sự tham gia, đóng góp của người bản địa đến việc đưa ra quyết định trong quá trình xây dựng ý tưởng, hoạch định và thực thi dự án phải được tôn trọng.
Thế nào là quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia. (PLUP)
Trước khi thảo luận thế nào làPLUP, chúng ta cần biết thế nào là quy hoạch sử dụng đất. Theo FAO (1993, 1), “quy hoạch sử dụng đất đai có nghĩa là đánh giá một cách có hệ thống tiềm năng đất đai, nước, các lựa chọn sử dụng đất và các điều kiện kinh tế xã hội nhằm lựa chọn và làm theo các chọn lựa sử dụng đất đai một cách tốt nhất… ” Quy hoạch sử dụng đất đai nhằm cân đối nhu cầu sử dụng đất đai khác nhau của các đối tượng sử dụng đất khác nhau khi có sự cạnh tranh đối với nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn. FAO cho rằng có hai điều kiện phải được thoả mãn cho một quy hoạch phù hợp: nhu cầu thay đổi sử dụng đất phải được chấp nhận bởi những người có liên quan, và sự quyết tâm về mặc chính sách để đưa quy hoạch vào thực thi. Trong định nghĩa này, sự tham gia của người dân đã được nhấn mạnh.
Có nhiều định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia (PLUP) đề xuất bởi nhiều cơ quan khác nhau, tuy nhiên, hai định nghĩa sau đây thường được trích dẫn:
- PLUP là một quá trình lặp đi lặp lại và có hệ thống được thực hiện nhằm tạo nên môi trường thích hợp cho sự phát triển bền vững tài nguyên đất đai đáp ứng nhu cầu cần thiết và cấp bách của con người. Nó đánh giá các tiềm năng và hạn chế về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, thể chế và pháp lý đối với sự chọn lựa và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, và cho phép người dân đưa ra các quyết định về việc làm thế nào để phân bổ các nguồn tài nguyên đó.
- PLUP là một quá trình lặp đi lặp lại trên cơ sở hội thoại giữa các nhóm có liên quan nhằm đạt được sự thoả thuận và quyết định một hình thức sử dụng đất đai bền vững ở khu vực nông thôn cũng như việc triển khai và giảm sát việc thực thi.
Ở cả hai định nghĩa trên, như thuật ngữ PLUP ngụ ý, vai trò của người bản địa được ghi nhận và trao quyền trong quá trình quy hoạch. Người bản địa được tạo điều kiện để nói lên ý kiến của họ liên quan đến việc sử dụng tài nguyên đất đai, và làm thế nào để đất đai mang lại lợi ích cho cả cộng đồng.
Tại sao quy hoạch sử dụng đất cần có sự tham gia của người dân?
Như các định nghĩa về PLUP cho thấy, việc kết hợp người dân trong quá trình quy hoạch rất quan trọng đối với sự thành công và hiệu quả của một dự án. Đặc biệt, sự giam gia của người dân có thể giúp:
- Tăng cường chất lượng của quy hoạch.
Các chuyên gia về quy hoạch, với kiến thức và kinh nghiệm, có vai trò quan trọng trong quá trình quy hoạch. Tuy nhiên, chúng ta không nên trông chờ họ dự báo và hiểu hết tất cả các yếu tố có tác động đến kết quả dự án. Mặc khác, người dân có thể thiếu hiểu biết về nguyên tắc và quá trình quy hoạch, nhưng có khả năng cung cấp các thông tin và ý tưởng quý giá cho các nhà quy hoạch. Về lâu dài, các dự án, chương trình bắt nguồn từ công chúng, được hướng dẫn bởi các chuyên gia, thì thường mang tính sáng tạo hơn so với các dự án mà không có sự tham gia của công chúng trong quá trình hoạch định.
- Tránh sự tranh chấp giữa các chủ thể
Ở các cơ quan quy hoạch, các cuộc họp tranh luận về các vấn đề quy hoạch nói chung bắt nguồn khi các nhóm hay các cá nhân tiếp cận một dự án quy hoạch với một quan điểm giới hạn, chỉ xem xét các câu hỏi như mật độ, sử dụng, và các chương trình riêng lẽ.
Một quá trình quy hoạch hợp lý bao gồm thành phần của sự kết hợp của công chúng trong thiết kế, khuyến khích các cá nhân xem xét, thảo luận xem dự án dự định triển khai có tăng cường hay làm tổn hại đến chất lượng cuộc sống của khu vực lân cận và khu dự án hay không. Điều này cho phép cộng đồng đưa ra các quyết định dựa vào các mục tiêu, giá trị được chia xẽ. Hơn nữa, quá trình đó cho phép người dân hiểu được chính xác họ sẽ nhận được gì, đảm bảo sự ủng hôï của người dân ở ngay giai đoạn triển khai dự án.
- Đảm bảo việc thực thi dự án một cách hiệu quả và nhanh chóng
Sự phản đối của người dân có thể dẫn đến việc ngừng hoặc làm chậm các dự án tốt và làm tăng chi phí. Dự án mà được phát triển thông qua việc tham gia của người dân thường rất ít khi vấp phải những trở ngại trên cũng như vấn đề chi phí.
- Đảm bảo các quy hoạch tốt không bị tác động, ảnh hưởng qua thời gian.
Cơ quan nhà nước, ban quy hoạch, các nhà quản lý, nhà quy hoạch đến và đi. Do đó, thậm chí một dự án tốt cũng có nguy cơ bị huỷ bỏ qua thời gian. Bằng cách kết hợp người dân địa phương trong quá trình quy hoạch, một đội quy hoạch có thể bảo đảm rằng các bản quy hoạch sẽ ổn định và kéo dài.
- Tăng cường cảm giác tin tưởng của cộng đồng vào nhà nước.
Thông qua việc tham gia đóng góp vào các dự án, các quy hoạch có ảnh hưởng đến đời sống của họ, người dân sẽ tin tưởng hơn vào các chính sách, các chương trình của nhà nước. Họ sẽ cảm thấy rằng, chính họ là chủ nhân của cộng đồng nơi họ sinh sống chứ không phải nhà quy hoạch hay nhà nước.
Sự khác nhau giữa quy hoạch sử dụng đất truyền thống và quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân.
Sự khác nhau giữa phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai truyền thống và phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia được thể hiện qua bảng tóm tắt sau:
Vấn đề
|
Quy hoạch sử dụng đất truyền thống
|
Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia
|
Phạm vi
|
Vĩ mô: cấp tỉnh huyện
|
Vi mô; cấp xã, làng.
|
Chủ thể chính
|
Chuyên viên, chuyên gia ở các cấp (trung ương, tỉnh, huyện).
|
Người dân, chính quyền xã, người thúc đẩy với kiến thức chuyên môn về quy hoạch.
|
Quan tâm chính
|
Xác định chọn lựa sử dụng đất đai căn cứ vào khả năng thích nghi đất đai và sử dụng các công cụ pháp lý trong việc thực thi.
|
Xác định các cơ hội sử dụng đất đai hợp lý và bền vững ở phạm vị cộng đồng bằng việc tìm kiếm sự thoả hiệp và đi đến sự thống nhất giữa nhu cầu của cộng đồng, lợi ích của người bên ngoài, và chính sách quốc gia; minh bạch là một yếu tố quan trọng.
|
Các tiêu chí chính
|
Các tham số kỹ thuật, như tầng dày tầng đất, độ phì, độ dốc…
|
Các quan điểm của người dân+ các ưu tiên cũng như chính sách của nhà nước+quy trình hướng dẫn.
|
Hường dụng đất đai
|
Thông thường không được xem xét
|
Là một vấn đề quan trọng,
|
Thực thi
|
Thông thường được thực thi dưới dạng một nghiên cứu có thời gian giới hạn
|
Được thực thi như là một quá trình với trình tự các bước phụ thuộc vào thời gian và tốc độ tiến triển ở địa phương
|
Mục tiêu chính
|
Sử dụng tốt nhất tài nguyên đất đai theo các tiêu chuẩn đã đề ra.
|
Tăng cường khả năng của các nhóm liên quan trong quản lý nguồn tài nguyên của họ một cách bền vững
|
Kết luận
Ở phần trên của bài viết ngắn này, chúng ta đã thảo luận một số vấn đề về tầm quan trong của PLUP ở cấp độ vi mô. Trong phần cuối của bài viết, tôi xin đưa ra một số kiến nghị và cảm nhận liên quan đến PLUP.
Trong những năm gần đây, công tác quy hoạch sử dụng đất ở các cấp đã nhận được nhiều sự chú ý và đầu tư từ nhà nước, về mặt tiền cuả và thể chế. Tuy nhiên, hầu hết các dự án quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành bởi các cơ quan khác nhau dựa chủ yếu vào hướng dẫn đưa ra bởi Tổng cục Địa chính, này là Bộ Tài nguyên Môi trường, mà yếu tố về sự tham gia đã không được xem xét một cách hợp lý. Do đó, cần thiết phài đưa ý tưởng về sự tham gia của người dân vào các dự án quy hoạch ở cấp vi mô. Để áp dụng phương pháp mới này, đòi hỏi nó phải được thể chế hoá trong các hướng dẫn quy hoạch. Do đó trong thời gian tới cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu liên quan để xây dựng hướng dẫn.
Tài liệu tham khảo
FAO/UNEP/GTZ. 1999. The Future of Our Land - Facing the Challenge.
FAO. 1993. Guidelines for Land-Use Planning. FAO Development Series 1, Rome.
Florian Rock. 2001. Participatory land use planning (PLUP) in Cambodia. Ministry of Land Management, Urban Planning and Construction, Phnom Penh.
GTZ (1999): Land Use Planning: Methods, Strategies and Tools.
Số lần xem trang : 14995 Nhập ngày : 08-04-2008 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Bài viết Tin tức giáo dục - kỹ thuật Serminar khoa học dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Giáo dục học - 2015(04-03-2016) Demographic Factors Affecting Organizational Commitment of Lecturers (07-01-2016) Awards of Excellent Paper(04-06-2014) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chon ngành học(28-04-2014) People’s Livelihoods in the Suburbs – A Case Study at a Community of Ho Chi Minh City(19-03-2014) Rural People’s Livelihoods – A Case Study in a Commune at Mekong Delta, Vietnam(19-03-2014) TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TỈNH ĐỒNG THÁP(08-04-2008) QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐIẠ BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH(08-04-2008)
|