-------------Võ Văn Việt------------

Trang chủ NLU | Trang nhất | Sơ đồ trang | Bộ giáo dục và ĐT | Thời khóa biểu| Điểm thi | Bách khoa toàn thư VN | Tạp chí Xã hội học (ENGLISH) |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 5
Toàn hệ thống 4359
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

International Real Estate Review banner

masthead_journal.gif (42810 bytes)

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Website of Vo Van Viet

 

Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và không thể thay thế được. Điều tra, khảo sát, đánh giá nguồn tài nguyên đất, do đó, là một công tác cần thiết và cấp bách nhằm cung cấp cơ sở khoa họïc cho việc sử dụng đất đai một cách bền vững và đem lai hiệu quả kinh tế cao. Bài viết này được biên tập dựa vào báo chuyên đề của dự án quy hoạch kế hoạch sử dùng đất đai tỉnh đồng tháp giai đoạn 2000-2010 đã được chính phủ phê duyệt năm 2001. Nội dung bài viết gồm hai phần chính: Tài nguyên đất và đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai.

 

SOIL RESOURCE AND LAND-USE POTENTIAL IN DONGTHAPPROVINCE
            Phan Văn Tự, Võ Văn Việt và CTV.
Bộ môn Quản lý đất đai, môi trường và tài nguyên.
Tel: +84-8-7220732; Fax: +84-8-8960713
Email: vietvovan@yahoo.com;
vvviet@hcmùa.edu.vn
 
Abstract 
Dong Thap is an agrilcutltural province located in Mekong Delta Region. In the process of socioeconomic development, land is a very crucial and indispensibale resource in the province, Land investigation and land evaluation is a necessary and urgent task in order to provide scientific information for efficient and sustainable land use. This article is edited based on the final report of the project “ Land use planning in Dong Thap Province, Period 2000-2010” which was approved by the Government. The article is divided into two main headings as reflected in the title: Soil resource and land evaluation.
 
Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và không thể thay thế được. Điều tra, khảo sát, đánh giá nguồn tài nguyên đất, do đó, là một công tác cần thiết và cấp bách nhằm cung cấp cơ sở khoa họïc cho việc sử dụng đất đai một cách bền vững và đem lai hiệu quả kinh tế cao. Bài viết này được biên tập dựa vào báo chuyên đề của dự án quy hoạch kế hoạch sử dùng đất đai tỉnh đồng tháp giai đoạn 2000-2010 đã được chính phủ phê duyệt năm 2001. Nội dung bài viết gồm hai phần chính: Tài nguyên đất và đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai.
 
TÀI NGUYÊN ĐẤT :
Theo kết quả điều tra của Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam (1997) và kết quả chỉnh lý bản đồ đất, Đại học Nông Lâm (1998), Đồng Tháp có các loại đất chính sau:
Bảng 1. Thống kê diện tích và phân loại đất
 
Tên đất Việt Nam
Tên đất FAO/UNESCO
Diện tích
 
Ha
%
I.   Đất cát
Arenosols
66,55
0,02
II. Đất phù sa
Fluvisols
183.939,65
56,85
III. Đất phèn
Thionic-Fluvisol
92.380,87
28,55
IV. Đất xám
Acrisols
26.531,41
8,20
      Sông suối
 
20.611,30
6,37
Tổng diện tích
323.529,78
100
Biểu đồ 1 : Cơ cấu các loại đất
Nhóm đất cát (ARENOSOLS)
* Diện tích, phân bố và hình thành.
- Đất cát có diện tích 66,55ha chiếm tỷ lệ 0.02% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở huyện Tháp Mười. Đất hình thành trên nền cát cũ( cát giồng), không chứa vật liệu sinh phèn và không bị nhiễm mặn.
* Tính chất đất: 
-Đất có thành phần cơ giới nhẹ ( cát pha đến thịt nhẹ), với tỷ lệ cấp hạt cát là chủ yếu ( cát >40%) phù hợp với việc trồng các loại cây hoa màu cạn, cây ăn trái.
- Về mặt dưỡng chất : hàm lượng chất hữu cơ thấp, tương ứng với đạm tổng số nghèo(0,08 – 0,1%) hàm lượng kali vào loại khá nhưng nghèo lân    
- Cation kiềm trao đổi thấp ( Ca++:1-2me/100 , Mg++:1.5-2me/100gam đất), CEC tương đối cao (8-12me/100gam), phản ứng đất thuộc loại chua ít ( pH KCl : 4,5-5,5 )
Nhóm đất phù sa ( FLUVISOLS ) :
* Diện tích, phân bố và hình thành
Đất phù sa có diện tích 183.939,65ha, chiếm 56,85% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất hình thành từ trầm tích phù sa sông non trẻ, không chứa vật liệu sinh phèn và không bị nhiễm mặn. Phân bố dọc theo sông rạch, và các cù lao của Sông Tiền, Sông Hậu, hàng năm được bù đắp thêm phù sa mới.
* Tính chất đất:
 - Đất phù sa có thành phần cơ giới nặng, với cấp hạt sét là chủ yếu( phần nhiều >60% sét),
           - Chất hữu cơ khá cao, tương ứng với lượng đạm tổng số rất giàu (0.25-0.3%), hàm lượng kali vào loại khá nhưng nghèo lân.
- Cation kiềm trao đổi cao và cân đối giữa Ca++ và Mg++ (Ca++:4-5me/100gam, Mg++: 2-3me/100gam) tỷ lệ Ca++/Mg++>1,CEC tương đối cao (15-20me/100gam).
Nhóm đất phèn ( Thionic Fluvisols)
* Diện tích, phân bố và hình thành
-Đất phèn có diện tích 92.380,87 ha chiếm 28,55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh là một nhóm đất có vấn đề, khó khăn trong sử dụng cải tạo, hạn chế bởi các độc chất phèn( chua Al+++, Fe+++, SO4- - ). Phân loại đất phèn căn cứ vào tầng phèn (Jarosite), tầng sinh phèn (pyrite) và độ sâu xuất hiện của chúng trong phẫu diện đất. Tầng sinh phèn là tầng tích luỹ vật liệu chứa phèn, là tầng sét ngập nước thường xuyên ở trạng thái yếm khí có chứa SO3- trên 1,75%( tương đương 0.75%S) gọi là tầng Pyrite. Khi oxy hoá Pyrite chuyển dần thành khoáng Jarosite dưới dạng đốm vàng rơm, làm cho pH dưới hoặc bằng 3,5.
* Tính chất của đất phèn:
-Đất phèn nhìn chung có giá trị pH rất thấp, hàm lượng SO4- - cao(lớn hơn 0,15-0,25%).
-Nhìn chung đất phèn có độ phì tiềm tàng rất cao, với hàm lượng chất hữu cơ rất giàu (4 -11 %OM ) tương ứng đạm tổng số cao (N: 0,15 – 0,25 ) rất giàu kali( 0,5 – 0,15%). Lân tổng số hơi nghèo (0,05 – 0,07%). Các Cation kiềm trao đổi khá cao kể cả Ca2+ và Mg2+.
-Về thành phần cơ giới, đất phèn có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ cấp hạt sét chiếm ưu thế >50%.
Nhóm đất xám (Acrisols)
-Nhóm đất xám có diện tích: 26.531,41 ha chiếm 8,20% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất xám trong vùng hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, phân bổ chủ yếu ở biên giới Campuchia.
*Tính chất của đất xám:
-Đất xám có thành phần cơ giới nhẹ( cát pha, thịt nhẹ) tầng đất mịn dày, dễ thoát nước. Nhìn chung đất có hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, kể cả mùn,đạm, lân và kali. Tuy vậy đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, các cây ăn trái và cây hoa màu cạn, như đậu các loại, thuốc lá. Những nơi địa bàn thấp có nước tưới thích hợp cho việc trồng lúa.
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Đánh giá tiềm năng đất đai nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác quy hoạch như: Phân vùng sử dụng đất, cơ cấu cây trồng, khai thác tài nguyên đất. Nó là một trong những cơ sở cho quy hoạch định hướng sử dụng đất đai về lâu dài một cách hợp lý và hiệu quả.
Đánh giá đất đai trong tài liệu này thực hiện theo phương pháp luận đánh giá đất đai của FAO (The framework for land evaluation, FAO 1976), được phân vị ở mức độ đơn vị (units).
Về thực chất, đánh giá đất đai là trả lời mức độ phù hợp của mỗi loại cơ cấu mùa vụ cây trồng trong năm trên từng vùng đất cụ thể. Các mức phù hợp này được xác định trên cơ sở kết hợp giữa yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirements-LUR) của các loại hình sử dụng đất với chất lượng đất (Land Quality). Vì vậy, để trả lời một cách có cơ sở khoa học về khả năng đất nông nghiệp trước hết cần phải có những hiểu biết nhất định về cả 2 :
(1) Đặc điểm đất đai
(2) Yêu cầu đất đai của các kiểu sử dụng.
Những nội dung đánh giá tiềm năng đất đai :
- Xác định mức độ thích hợp của từng loại hình sử dụng đất đối với từng loại đất.
- Đánh giá loại hình sử dụng đất hiện tại và khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng trong tương lai.
- Đánh giá khả năng tác động đến môi trường kinh tế – xã hội khả năng cải tạo bảo vệ môi trường và sử dụng đất có hiệu quả.
- Lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp.
Đặc điểm đất đai
Các yếu tố đất đai được xem xét và tiêu chuẩn phân cấp
Các yếu tố đất đai (land factors) bao gồm địa chất, thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu và những tác động của con người làm thay đổi sâu sắc và ổn định đến bản chất và sử dụng đất.
Với mục đích xác định khả năng bố trí đất nông nghiệp trong phần này, các yếu tố được đưa ra xem xét phải thoả mãn cả 3 điều kiện:
(1) Có ảnh hưởng rõ nét đến sử dụng đất nông nghiệp.
(2) Sự phân biệt mức độ cho phép bố trí các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
(3) Các phân biệt nói trên có thể phân định rõ ranh giới trên bản đồ sử dụng trong nghiên cứu.
Vì vậy, căn cứ vào đặc điểm đất đai của Tỉnh, 5 yếu tố được xem xét:
(1) Nhóm đất (So)
(2) Thành phần cơ giới (Tx)
(3) Độ dày tầng (J) hoặc (p) (Jp)
(4) Độ sâu ngập (Fd)
(5) Thời gian ngập (Fu)
(5) Điều kiện tưới (Ir)
Phân cấp và ký hiệu các yếu tố nói trên được trình bày bảng IV.1.
 

Bảng 2. Chỉ tiêu xây dựng bản đồ đất đai
Yếu tố sử dụng và tiêu chuẩn phân cấp
Ký hiệu
I/ ĐẶC TRƯNG VỀ ĐẤT
1.1/ Nhóm đất
1/ Đất cát và đất xám (Cz, Xb, X, Xf )
2/Đất phù sa ven sông (Pb,P )
3/ Đất phù sa xa sông (Pf, Pg )
4/ Đất nhiễm phèn ( Sd, Ps )
5/ Đất phèn sâu (Sp2, Sj2)
6/ Đất phèn nông ( Sj1, Sp1)
1.2/ Thành phần cơ giới
1/ Cơ giới nhẹ (Cát pha – thịt nhẹ)
2/ Cơ giới trung bình ( Thịt trung bình )
3/ Cơ giới nặng ( Thịt nặng – sét )
1.3/ Độ sâu tầng J hoặc P
1/ Không có
2/ Nhiễm phèn
3/ Sâu ( >50 cm )
4/ Nông (< 50 cm )
II/ ĐẶC TRƯNG VỀ NƯỚC
2.1/ Độ sâu ngập
1/ < 30 Cm
2/ 30 È 60 cm
3/ 60 È 100 cm
4/ 100 È 150 cm
5/ > 150 Cm
2.2/ Thời gian ngập
1/ Không ngập
2/ Ngập tháng X
3/ Ngập tháng IX – XI
4/ Ngập thángVIII – XI
5/ Ngập tháng VIII – XII
2.3/ Điều kiện tưới
1/ Có tưới
2/ Không có tưới
 
So
So1
So2
So3
So4
So5
So6
Tx
Tx1
Tx2
Tx3
Jp
Jp1
Jp2
Jp3
Jp4
 
Fd
Fd1
Fd2
Fd3
Fd4
Fd5
Fu
Fu1
Fu2
Fu3
Fu4
Fu5
Ir
Ir1
Ir2
 
Ngoài ra, các yếu tố tự nhiên khác như địa chất, khí hậu và một số đặc điểm lý hoá học đất, mặc dù quan trọng trong bố trí sử dụng đất, tuy nhiên đặc điểm của chúng được gắn liền với các yếu tố đã được phân cấp nói trên hoặc là có tính đồng nhất tương đối trong toàn Tỉnh, không thể khoanh định ranh giới theo các mức độ tác động của chúng trên bản đồ, nên không được xem xét.
Các đơn vị đất đai và đặc điểm:
Chất lượng đất đai, cụ thể hoá bằng một số chỉ tiêu có ý nghĩa cho đánh giá khả năng bố trí các loại hình sử dụng đất được trình bày dưới hình thức các đơn vị đất đai.
Thực chất, đơn vị đất đai (LMU) là số nhóm cặp theo hình thức toán học của nhóm phân tử độc lập, mỗi nhóm có k phần tử đối lập, trong đó:
- N là số chỉ tiêu để xác định đơn vị đất đai.
- K là số cấp tiêu chuẩn phân cấp của mỗi nhóm chỉ tiêu.
Trong thực tế, không phải là tất cả các nhóm cặp theo hình thức toán học mà chỉ một số nhóm cặp xuất hiện, bởi vì các phần tử đối lập trong các nhóm độc lập lại phụ thuộc lẫn nhau.
Theo hình thức nói trên toàn Tỉnh có 18 đơn vị đất đai. Đặc điểm, diện tích và phân bố của các đơn vị đất đai này được trình bày trong các bảng IV.2.
Bảng 3. Mô tả chất lượng các đơn vị đất đai
 
Ký hiệu
 
 
Mã số
Diện tích
Đặc trưng về đất
Đặc trưng về nước
( Ha )
(%)
Nhóm đất
Thành phần cơ giới
Độ sâu tầngJ hoặcP (cm)
Độ ngập (cm)
Thời gian ngập
(từ-đến)
Điều kiện tưới
1
2
3
4
111.112
111.121
111.231
121.341
120
2.851
15.787
9.517
0,04
0,88
4,58
2,94
Đất xám vàđất cát
(Cz,Xb, X, Xf )
Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ
Tr.bình
Không có
Không có
Không có
Không có
<30
<30
30-60
60-100
Không ngập
Tháng X
IX-XI
VIII-XI
Kh.tưới
Có tưới
Có tưới
Có tưới
5
6
231.121
231.231
41.839
3.660
12,93
1,13
Đất phù sa ven sông(Pb,P)
Nặng
Nặng
Không có
Không có
<30
30-60
Tháng X
IX-XI
Có tưới
Có tưới
7
8
9
10
331.231
331.331
331.441
331.451
17.146
55.325
52.505
5.830
5,30
17,10
16,23
1,80
Đất phù sa xa sông
 
(Pf,Pg)
Nặng
Nặng
Nặng
Nặng
Không có
Không có
Không có
Không có
30-60
60-100
100-150
100-150
IX-XI
IX-XI
VIII-XI
VIII-XI
Có tưới
Có tưới
Có tưới
Có tươiù Có tưới
11
432.441
26.839
8,30
Đất nhiễm phèn
Nặng
>100
100-150
VIII - XI
Có tưới
12
13
14
15
533.341
533.441
533.442
533.552
20.738
4.859
7.143
20.187
6,41
1,50
2,21
6.23
Đất phèn sâu
(Sp2,Sj2)
Nặng
Nặng
Nặng
Nặng
50-100
50-100
50-100
50-100
60-100
100-150
100-150
>150
VIII – XI
VIII – XI
VIII – XI
VIII – XII
Có tưới
Có tưới
Kh.tưới
Kh.tưới
16
17
18
634.341
634.342
634.552
1.580
5.715
1.1278
0,49
1,77
3,49
Đất phèn nông (Sp1,Sj1)
Nặng
Nặng
Nặng
<50
<50
<50
60-100
60-100
>150
VIII – XI
VIII – XI
VIII - XII
Có tưới
Kh.tưới
Kh.tưới
Sông kênh
20.611
6,37
 
Tổng diện tích
323.530
 
Các loại hình sử dụng đất đai và yêu cầu sử dụng đất đai:
Các loại hình sử dụng đất đất.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Tỉnh kết hợp xem xét hiện trạng sử dụng đất của các vùng lân cận có môi trường tự nhiên tương tự, các loại hình sử dụng đất đai (LUTs) được đưa ra đánh giá gồm:
 (1) LUT1: Lúa 3 vụ ( ĐX + HT + TĐ).
(2) LUT2: Hai vụ lúa + 1vụ màu ( Lúa ĐX+ Màu HT + Lúa Mùa)
(3) LUT3: Hai vụ lúa ( ĐX + HT)
(4) LUT4: Hai vụ lúa ( HT + M )
(5) LUT5: 1vụ lúa + 1vụ màu ( Lúa ĐX + Màu HT )
(6) LUT6: 1vụ lúa + 1vụ màu (Màu ĐX + Lúa Mùa )
(7) LUT7: Chuyên rau màu
(8) LUT: Cây ăn quả
(9) LUT: Tràm
 Yêu cầu sử dụng đất đai
Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi đất đai của các loại hình sử dụng đất đai như đã rõ, muốn biết một loại hình nào đó có thể bố trí được trên một vùng đất hay không phải căn cứ vào đặc điểm của vùng đất và yêu cầu đất đai của các loại cây trồng được bố trí. Vì vậy, xác định yêu cầu sử dụng đất là một trong các nội dung chính của đánh giá đất đai.
Trong các đánh giá thích nghi định lượng (Quantitatively land evaluation) các kết quả về phân tích tài chính ( Đầu tư, thu nhập và hiệu quả kinh tế), về xã hội và tác động đến môi trường của các hệ thống sử dụng đất đai (land use systems) được làm căn cứ chính cho việc phân tích các yếu tố đất đai ra các mức độ thích nghi hay hạn chế cho các loại cây trồng khác nhau.
Yêu cầu đất đai của các loại hình sử dụng đất đai được trình bày ở bảng 4
Bảng 4 Yêu cầu đất đai đất đai của các LUTs- Tỉnh Đồng Tháp.
LOẠI HÌNH
SỬ DỤNG
ĐẤT (LUT)
 
YẾU TỐ CHUẨN ĐOÁN
PHÂN CẤP THÍCH NGHI
CHO CÁC YẾU TỐ CHUẨ ĐOÁN
S1
S2
S3
N
LUT – 1 :
3 vụ lúa
( Đông xuân + Hè thu + Lúa mùa)
- Nhóm đất:                  (So)
- Thành phần cơ giới:   (Tx)
- Độ sâu tầng J hoặc P: (Jp)
- Độ sâu ngập:              (Fd)
- Thời gian ngập:          (Fu)
- Điều kiện tưới:           (Ir)
3,4
1,2,5
-
6
3
2
-
1
1,2
3
-
4
1,2
3
4
5
1,2,3
4
5
-
1
-
-
2
LUT – 2 :
2 vụ lúa +1 vụ màu
(Lúa Đông xuân+Màu Hè thu+ Lúa mùa)
- Nhóm đất:                  (So)
- Thành phần cơ giới:   (Tx)
- Độ sâu tầng J hoặc P: (Jp)
- Độ sâu ngập:              (Fd)
- Thời gian ngập:          (Fu)
- Điều kiện tưới:           (Ir)
1,2,3,4
5
-
6
2,3
-
-
1
1,2
3
-
4
1,2
3
4
5
1,2,3
4
5
-
1
-
-
2
LUT – 3 :
2 vụ lúa
( Đông xuân + Hè
thu )
- Nhóm đất:                  (So)
- Thành phần cơ giới:   (Tx)
- Độ sâu tầng J hoặc P: (Jp)
- Độ sâu ngập:              (Fd)
- Thời gian ngập:          (Fu)
- Điều kiện tưới:           (Ir)
1,2,3,4
5
-
6
2,3
-
-
1
1,2
3
-
4
1,2,3
4,5
-
-
1,2,3
4,5
-
-
1
-
-
2
LUT – 4 :
2 vụ lúa
( Hè thu + Lúa mùa)
- Nhóm đất:                  (So)
- Thành phần cơ giới:   (Tx)
- Độ sâu tầng J hoặc P: (Jp)
- Độ sâu ngập:              (Fd)
- Thời gian ngập:          (Fu)
- Điều kiện tưới:           (Ir)
1,2,3,4
5
6
-
2,3
-
-
1
1,2
3
4
-
1,2
3
4
5
1,2,3
4
5
-
1,2
-
-
-
LUT – 5 :
1 Lúa + 1Màu
( Lúa Đông xuân +Màu Hè thu)
- Nhóm đất:                  (So)
- Thành phần cơ giới:   (Tx)
- Độ sâu tầng J hoặc P: (Jp)
- Độ sâu ngập:              (Fd)
- Thời gian ngập:          (Fu)
- Điều kiện tưới:           (Ir)
1,2,3,4
5
-
6
2,3
1
-
-
1,2
3
-
4
1,2,3
4,5
-
-
1,2,3
-
4,5
-
1
-
-
2
LUT – 6 :
1 Lúa + 1Màu
( Màu Đông xuân + Lúa mùa)
- Nhóm đất:                  (So)
- Thành phần cơ giới:   (Tx)
- Độ sâu tầng J hoặc P: (Jp)
- Độ sâu ngập:              (Fd)
- Thời gian ngập:          (Fu)
- Điều kiện tưới:           (Ir)
1,2,3,4
5
6
-
2,3
1
-
-
1,2
3
4
-
1,2,3
-
-
4,5
1,2,3
-
-
-
1,2
-
-
-
LUT – 7 :
Chuyên rau màu
- Nhóm đất:                  (So)
- Thành phần cơ giới:   (Tx)
- Độ sâu tầng J hoặc P: (Jp)
- Độ sâu ngập:              (Fd)
- Thời gian ngập:          (Fu)
- Điều kiện tưới:           (Ir)
1,2
3,4
5
6
1,2
3
-
-
1
2
3
4
1,2
3
-
4,5
1,2
3
-
4,5
1
-
-
2
LUT – 8 :
Chuyên rau màu
- Nhóm đất:                  (So)
- Thành phần cơ giới:   (Tx)
- Độ sâu tầng J hoặc P: (Jp)
- Độ sâu ngập:              (Fd)
- Thời gian ngập:          (Fu)
- Điều kiện tưới:           (Ir)
1,2
3
4
5,6
1,2
3
-
-
1
-
2
3,4
1,2
3
-
4,5
1,2
3
-
4,5
1
2
-
-
LUT – 9 :
Chuyên rau màu
- Nhóm đất:                  (So)
- Thành phần cơ giới:   (Tx)
- Độ sâu tầng J hoặc P: (Jp)
- Độ sâu ngập:              (Fd)
- Thời gian ngập:          (Fu)
- Điều kiện tưới:           (Ir)
4,5,6
3
-
-
3
2
-
1
1,2,3,4
-
-
-
1,2,3
4,5
-
-
1,2,3,4
5
-
-
1,2
-
-
-
 

Đánh giá khả năng thích nghi đất đai
- Bộ (Order): phản ánh các loại thích nghi
- Lớp(Class): phản ánh mức độ thích nghi trong bộ
- Lớp phụ (Sub - Class): phản ánh những giới hạn cụ thể của từng đơn vị đất đai với từng loại hình sử dụng. Những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các dạng thích trong cùng một lớp.
- Đơn vị (Unit): phản ánh sự khác biệt nhỏ về mặt quản trị của các dạng thích nghi trong cùng lớp phụ.
Khả năng thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất đai chia ra 4 mức độ;
S1 - Thích nghi cao
S2 - Thích nghi trung bình
S3 - Ít thích nghi
N - Không thích nghi
(1) S1: Rất thích nghi (Hightly Suitable), đất đai không thể hiện những hạn chế hoặc chỉ thể hiện những hạn chế ở mức độ nhẹ, rất dễ khắc phục, sản xuất trên đất này sẽ dễ dàng hơn và có hiệu quả cao hơn.
(2) S2: Thích nghi trung bình (Moderately Suitable), đất đai có thể hiện những hạn chế nhưng ở mức độ trung bình có thể khắc phục được bằng biện pháp kỹ thuật hoặc tăng mức độ đầu tư. Sản xuất trên đất này khó khăn và tốn kém hơn S1
(3) S3: Ít thích nghi (Marginally Suitable), là đất có nhiều hạn chế hoặc một số hạn chế quan trọng khó khắc phục (ví dụ: Độ dốc cao, tầng đất mỏng… ) Những hạn chế đó không phải làm ta phải từ bỏ loại sử dụng đã định, sản xuất trên vùng này khó khăn và ít hiệu quả so với S2, nhưng vẫn có lãi. Đây là hạng đất để khai thác sử dụng sau cùng, nếu cần.
(4) N1: Không thích nghi hiện tại, đất không thích nghi với loại hình sử dụng đất dự kiến trong điều kiện hiện tại, vì có giới hạn rất nghiêm trọng. Nhưng những giới hạn đó có thể khắc phục được bằng những cải tạo lớn ( Một đơn vị đất đai, hiện tại do không có tưới nên không thích nghi với lúa 03 vụ, nhưng khả năng đầu tư làm thuỷ lợi cung cấp nước tưới. Vì vậy trong tương lai thích nghi với lúa 03 vụ )
(5) N2: Không thích nghi vĩnh viễn, đất không thích với các loại hình dự kiến cả trong điều kiện hiện tại cũng như tương lai, vì có giới hạn rất nghiêm trọng mà con người không có khả năng làm thay đổi.

 
Bảng 5. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai
 
Cấp phân vị (Category)
Bộ (Order)
Lớp (Class)
Lớp phụ (Sub - class)
Đơn vị (Unit)
S: Thích nghi
S1
S2
S3
S2/Ir(*)
S2/Fu
S2/Fd
S2/Tx
S2/d-1(*)
S2/d-2
S2/d-3
 
N: Không thích nghi
N1
N2
N1/Ir
N1/So
N1/Tx
 
(*) Ir: Khả năng tưới                                        Tx: Thành phần cơ giới
     Fu: Thời gian ngập                                     So: Đất           
     Fd: Độ sâu ngập


Bảng 6. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CHO CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
 
Đơn vị
Diện tích
Khả năng thích nghi đất đai
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
đất đai
(ha)
%
LUT - 1(***)
LUT -2
LUT - 3
LUT - 4
LUT - 5
LUT - 6
LUT - 7
LUT - 8
LUT - 9
(LUM*)
 
 
TN
ythc
TN
ythc
TN
ythc
TN
ythc
TN
ythc
TN
ythc
TN
ythc
TN
ythc
TN
ythc
1
120
0,04
N
TxIr
N
Tx
N
Tx
N
Tx
N
Ir
S2
Tx
N
Ir
S2
Ir
N
SoTx
2
2851
0,88
N
Tx
N
Tx
N
Tx
N
Tx
S2
Tx
S2
Tx
S1
 
S1
 
N
SoTx
3
15787
4,58
N
Tx
N
Tx
N
Tx
N
Tx
S2
Tx
S2
Tx
S1
 
S2
Fu
N
SoTx
4
9517
2,94
S2
SoTxFdFu
S2
Fu
S2
Fu
S2
FdFu
S3
Fu
N
 
N
Fu
N
Fu
N
So
5
41839
12,93
S2
So
S1
 
S1
 
S1
 
S1
 
S1
 
S2
Tx
S2
Tx
N
So
6
3660
1,13
S2
So
S1
 
S1
 
S1
 
S1
 
S1
 
S2
TxFu
S2
Tx
N
So
7
17146
5,30
S1
 
S1
 
S1
 
S1
 
S1
 
S1
 
S2
SoFu
S2
SoTx
S2
So
8
55325
17,10
S2
Fd
S2
Fd
S1
 
S2
Fd
S1
 
S1
 
S2
SoFdFu
S2
SoTxFd
S2
So
9
52505
16,23
S3
Fd
S3
Fd
S2
FdFu
S3
Fd
S3
Fu
N
FdFu
N
FdFu
N
FdFu
S2
SoFd
10
5830
1,8
S3
FdPu
S3
FdFu
S2
FdFu
S3
FdFu
S3
Fu
N
FdFu
N
FdFu
N
FdFu
S2
SoFdFu
11
26839
8,3
S3
Fd
S3
Fd
S2
FdFu
S3
Fd
S3
Fu
N
FdFu
N
FdFu
N
FdFu
S2
Fd
12
20738
6,41
S2
SoJpFdFu
S2
SoJp
S2
SoJpFu
S2
SoJpFdFu
S3
Fu
N
Fu
N
Fu
N
SoJpFu
S1
 
13
4859
1,5
S3
Fd
S3
Fd
S2
SojPFdFu
S3
Fd
S3
Fu
N
FdFu
N
FdFu
N
SoJpFdFu
S2
Fd
14
7143
2,21
N
Ir
N
Ir
N
Ir
S3
Fd
N
Ir
N
FdFu
N
FdFuIr
N
SoJpFdFu
S2
Fd
15
20181
6,24
N
FdIr
N
FdIr
N
Ir
N
Fd
N
Ir
N
FdFu
N
FdFuIr
N
SoJpFdFu
S2
FdFu
16
1580
0,49
N
SoJp
N
SoJp
N
SoJp
S3
SoJp
N
SoJp
N
Fu
N
SoJpFu
N
SoJpFu
S1
 
17
5715
1,77
N
SoJpIr
N
SoJpIr
N
SoJp
S3
SoJp
N
SoJpIr
N
Fu
N
SoJpFuIr
N
SoJpFu
S1
 
18
11278
3,49
N
SoJpFdIr
N
SoJpFdIr
N
SoJp
N
Fd
N
SoJpIr
N
FdFu
N
SoJpFdFu
N
SoJpFdFu
S2
FdFu
Sông, kênh
20611
6,37
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TD Tích
323530
100,00
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LUT 1:3 vụ lúa (ĐX +HT+LM)
 
LUT 4:2 vụ lúa (HT+LM)
 
 
 
LUT 7: Chuyên rau màu
 
So : Đất
 
 
LUT 2:2 vụ lúa + 1vụ màu (LĐX+MHT+LM)
LUT 5: 1 lúa + 1màu (LĐX + MHT)
 
LUT 8: Cây ăn quả
 
 
Tx : Thành phần cơ giới
LUT 3: 2 vụ lúa (ĐX + HT)
 
 
LUT 6: 1 lúa + 1màu (MĐX = LM)
 
LUT 9: Tràm
 
 
 
Fu : Thới gian ngập
Fd : Độ sâu ngập
Ir : Điều kiện tưới
 
S1: Rất thích nghi
S2 : Thích nghi trung bình
S3 : ít thích nghi
 
N : Không thích nghi


Kết quả đánh giá về mức độ thích nghi ( Suitable class - SC) kèm theo yếu tố hạn chếá ( Limitted factors - LIM) được xét cho từng LUT khi bố trí trên một đơn vị đất đai cụ thể được trình bày ở bảng 6
Các đơn vị đất đai có cùng cấp thích nghi với tất cả các loại hình sử dụng đất đai được sắp xếp lại gần nhau và xem như một vùng thích nghi.
Thống kê diện tích theo các cấp thích nghi khi xét riêng rẽ từng loại hình sử dụng đất được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 7.Diện tích của các cấp thích nghi.

STT
Loại hình sử dụng
Phân cấp thích nghi
 
 
S1
S2
S3
N
1
Lúa 3 vụ (ĐX, HT, lúa mùa)
17.146
131.079
90.033
64.655
2
Lúa ĐX, màu HT, lúa mùa
62.645
85.580
90.033
64.655
3
Hai vụ lúa(ĐX, HT)
117.970
120.288
0
64.655
4
Hai vụ lúa (HT, lúa mùa)
62.645
85.580
104.471
50.217
5
Lúa (ĐX, màu HT)
117.970
18.638
120.288
46.017
6
Màu (ĐX, lúa mùa)
117.970
18.758
140.281
166.185
7
Chuyên rau màu
18.638
117.970
140.281
166.185
8
Cây ăn quả
2.851
133.877
685.387
166.185
9
Tràm
20.738
201.106
0
230.442

 
Từ những kết quả đánh giá trên, khả năng bố trí của các loại hình sử dụng đất đai như sau:
- Kiểu thích nghi số 1: Thiùch nghi trung bình với LUT - 6, LUT - 8. Không Thích nghi với LUT - 1, LUT - 2, LUT - 3, LUT - 4, LUT - 5, LUT – 7, LUT – 9.
- Kiểu thích nghi số 2: Rất thích nghi với LUT – 7, LUT – 8, thích nghi trung bình với LUT – 5, LUT – 6, không thích nghi với LUT – 1, LUT – 2, LUT – 3, LUT– 4, LUT – 9.
 - Kiểu thích nghi số 3: Rất thích nghi với LUT – 7, thích nghi trung bình với LUT – 5, LUT – 6, LUT – 8, không thích nghi với LUT – 1, LUT – 2, LUT – 3, LUT – 4, LUT – 9.
- Kiểu thích nghi số 4: Thích nghi trung bình với LUT – 1, LUT – 2, LUT – 3, LUT –4, ít thích nghi với LUT – 5 và không thích nghi với LUT – 6, LUT – 7, LUT – 8, LUT – 9.
- Kiểu thích nghi số 5: Rất thích nghi với LUT – 2, LUT – 3, LUT – 4, LUT– 5, LUT – 6, thích nghi trung bình với LUT – 1, LUT – 7, LUT – 8, không thích nghi với LUT – 9.
- Kiểu thích nghi số 6: Rất thích nghi với LUT – 2, LUT – 3, LUT – 4,     LUT – 5, LUT – 6, thích nghi trung bình với LUT – 1, LUT – 7, LUT – 8, không thích nghi vóùi LUT – 9.
- Kiểu thích nghi số 7: Rất thích nghi với LUT – 1, LUT – 2, LUT – 3, LUT – 4, LUT – 5, LUT – 6, thích nghi trung bình với LUT – 7, LUT – 8, LUT – 9.
- Kiểu thích nghi số 8: Rất thích nghi với LUT – 1, LUT – 5, LUT – 6, thích nghi trung bình với LUT – 2, LUT – 4, LUT –7, LUT – 8, LUT – 9.
- Kiểu thích nghi số 9: Thích nghi trung bình với LUT – 3, LUT – 9, ít thích nghi với LUT – 1, LUT – 2, LUT – 4, LUT – 5, không thích nghi với LUT – 6, LUT – 7, LUT – 8.
- Kiểu thích nghi số 10: Rất thích nghi với LUT – 9, thích nghi trung bình với LUT – 1, LUT – 2, LUT – 4, ít thích nghi với LUT – 5, không thích nghi với      LUT – 6, LUT – 7, LUT – 8.
- Kiểu thích nghi số 11:Thích nghi trung bình với LUT–9, ít thích nghi với LUT - 4, không thích nghi với LUT-1, LUT-2, LUT-3, LUT-5, LUT-6, LUT-7, LUT-8.
- Kiểu thích nghi số 12:Thích nghi trung bình với LUT – 9, không thích với LUT – 1, LUT – 2, LUT – 3, LUT – 4, LUT –5, LUT – 6, LUT – 7, LUT – 8.
-          Kiểu thích nghi số 13: Rất thích nghi với LUT – 9, ít thích nghi với LUT – 4, không thích nghi với LUT – 1, LUT – 2, LUT – 3, LUT – 4, LUT – 5, LUT – 6, LUT – 7, LUT –8.
 

 

KẾT LUẬN
Tài nguyên đất và tiềm năng đất đai của tỉnh nhìn chung rất phong phú, có chất lượng tốt, thích nghi với các loại hình sử dụng đất đai chính như: lúa ( 2, 3 vụ), cây ăn quả, rau màu. Đây là nguồn lực tự nhiên rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả sử dụng đất , trong quá trình sử dụng cần có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ nguồn tài nguyên này cụ thể là bằng việc tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết trên địa bàn xã và huyện. Bên cạnh đó, do đặc điểm của địa bàn là thường bị lũ lụt, nên cần phải quan tâm đến việc bố trí thời vụ cây trồng thích hợp đảm bảo an toàn sản xuất và sống chung với lũ.
 
Tài liệu tham khảo:
1. FAO. 1976. A Framework for Land Evaluation, No 22 FAO-ROME
2. PHẠM QUANG KHÁNH. Tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ hiện trạng và tiềm năng. Nhà xuất bản nông nghiệp 1995. 140 trang.
3. TRẦN ANH PHONG và ctv.. Đánh gía hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Nhà xuất bản nông nghiệp 1995. 202 trang.
4. Phân viện khảo sát quy hoạch thuỷ lợi Nam Bộ. 1997. Điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Đồng Tháp. 31 trang.
 
 
 
 
 
Journal of Agricultural Sciences and technology- 3/2002
 

Số lần xem trang : 17421
Nhập ngày : 08-04-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Bài viết

   Tin tức giáo dục - kỹ thuật Serminar khoa học dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Giáo dục học - 2015(04-03-2016)

  Demographic Factors Affecting Organizational Commitment of Lecturers (07-01-2016)

  Awards of Excellent Paper(04-06-2014)

  Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chon ngành học(28-04-2014)

  People’s Livelihoods in the Suburbs – A Case Study at a Community of Ho Chi Minh City(19-03-2014)

  Rural People’s Livelihoods – A Case Study in a Commune at Mekong Delta, Vietnam(19-03-2014)

  SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI(08-04-2008)

  QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐIẠ BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH(08-04-2008)

Họ tên: Võ Văn Việt Đc: Email: vvviet$hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007