TS. Trần Đình Lý Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói do phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu, trong khi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới giảm sụt, kinh tế Việt Nam nằm trong diện dễ bị ''tổn thương''.
IMF xếp 26 nước trong nhóm mà tổ chức này gọi là dễ bị tổn thương, do nguồn thu quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên liệu thô.
Dù bị ảnh hưởng phần nào của cuộc khủng hoảng tín dụng, theo IMF, các quốc gia này chưa cần thêm ngân khoản trợ giúp.
Việt Nam nằm trong nhóm 26 quốc gia này. Cạnh đó là các nước như Zambia; Angola; Ghana; Burundi; Bờ Biển Ngà; Haiti; Honduras; Liberia; Nigeria; Mông Cổ; Môn Đô Va; Papua New Guinea; Sudan; Anbani; và Kyrgyzstan.
IMF nói suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm cho ngoại thương của những nước này giảm sút, đầu tư nước ngoài thu hẹp, kiều hối gửi về ít đi.
Cạnh đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng 22 nước nghèo nhất thế giới có thể phải cần tới ngân khoản 25 tỷ USD trong năm 2009 để chống đỡ suy thoái.
|
|
Giày dép xuất khẩu, lượng hàng xuất khẩu ít đi, tiền thu về cũng kém hơn so với trước |
Và nếu điều kiện kinh doanh toàn cầu xấu đi trông thấy, các nước này có thể phải cần tới 140 tỷ USD trợ giúp để nền kinh tế không bị sập.
Phân tích
Trong những năm qua tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào ba nguồn vốn chính là xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, và kiều hối.
Nguồn thu xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô. Trong đó có ba mặt hàng hàng đầu: gạo, dầu thô và than đá. Giá của những mặt hàng này đã giảm một cách đột ngột và bất lợi.
Dầu thô tháng Bảy năm 2007 ở mức 140 USD một thùng. Nay còn 40 USD một thùng.
Gạo trước đây 1100 USD một tấn. Ngày nay 580 USD một tấn.
Theo tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh từ Hà Nội, “tính theo thu nhập thực trên một đơn vị Việt Nam xuất khẩu bằng tiền thì Việt Nam đã thu được ít hơn rất nhiều.”
Cạnh đó một loạt các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu như đồ gỗ, da giày, may mặc cũng bị thu hẹp. Không những ít đi về số lượng, mà giá cả cũng bị giảm.
Trước kia một số nhà nhập khẩu ở Mỹ và Âu châu hay có tín dụng ứng trước cho các nhà sản xuất Việt Nam. Ngày nay các nguồn tín dụng này không còn nữa. họ muốn Việt Nam tự lo lấy nguyên vật liệu.
|
Nông nghiệp có thể cứu Việt Nam ra khỏi cảnh khó khăn, như đã từng làm trong những năm đầu đổi mới
TS Kinh tế Lê Đăng Doanh
|
“Như vậy là lại thêm một khó khăn nữa đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam,” tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định.
Cùng hội cùng thuyền
Suy thoái kinh tế nay đã lan ra toàn cầu và nước nào cũng bị ảnh hưởng.
‘Tất cả chúng ta cùng ở trong con thuyền’, đó là câu ngạn ngữ của người Phương Tây để nói đến cảnh ngộ của các quốc gia trong cơn bão tín dụng toàn cầu.
Điều này có nghĩa rằng hoàn cảnh Việt Nam đang trải qua không khác với những gì Thái Lan, Trung Quốc hay Singapore đang trải nghiệm.
Nhưng tại sao chỉ mỗi Việt Nam bị xếp vào nhóm nước ‘dễ bị tổn thương’?
Có thể vì tỷ trọng thu nhập từ nguyên liệu thô của Việt Nam lớn hơn nhiều lần các nước khác.
Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tình hình của Việt Nam còn sáng sủa hơn Singapore.
“Việt Nam có nền nông nghiệp hoạt động tốt, tiếp tục xuất khẩu và bảo đảm an ninh lương thực ở trong nước, cho nên biến động đối với Việt Nam có lẽ là có giới hạn.”
“Vì tỷ lệ người dân sống và làm việc trong nông nghiệp của Việt Nam có lẽ còn cao.”
“Nói cách khác, năm nay nền nông nghiệp Việt Nam sẽ cứu nền kinh tế một lần nữa, như đã từng đóng vai trò tích cực trong thời kỳ đổi mới trước đây.”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/03/090304_vnecon_vulnerable.shtml
Số lần xem trang : 15207 Nhập ngày : 05-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Quản lý sinh viên ngoại trú còn nhiều khó khăn!(13-01-2009) Tự chủ tài chính đại học: Hiện thực vẫn mong chờ ! (13-01-2009) Chủ trương cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập: Vay tính trước, trả tính sau(13-01-2009) Vay vốn học tập: Hai, chỉ được một?(13-01-2009) 4 yếu tố quyết định chiến lược Marketing tổng hợp(12-01-2009) 10 sự kiện kinh tế nổi bật nhất năm 2008(12-01-2009)
|