TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 47
Toàn hệ thống 2894
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

TT - Trước khi hạ bút khai hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), thí sinh (TS) cần phải lưu ý những gì, có được nộp hồ sơ qua đường bưu điện không, sai sót khi khai trong hồ sơ làm sao sửa, ĐKDT vào trường ĐH, CĐ không tổ chức thi ra sao?...

Nhằm cung cấp tới TS những thông tin chi tiết, đầy đủ nhất, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Ngô Kim Khôi.

* Thưa ông, hồ sơ ĐKDT sẽ được phát hành khi nào? TS mua hồ sơ và sau này nhận giấy báo dự thi tại đâu?

- Mẫu hồ sơ ĐKDT năm 2009 do Bộ GD-ĐT ban hành, giữ bản quyền và các sở GD-ĐT tổ chức in ấn, phát hành. Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở phải phát hành rộng rãi hồ sơ ĐKDT trước ngày 10-3.

TS nộp hồ sơ tại đâu sẽ nhận giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi (hoặc phiếu báo điểm), giấy báo trúng tuyển tại đó hoặc theo địa chỉ đã ghi trong phong bì nộp kèm với hồ sơ ĐKDT (tùy theo quy định của từng sở GD-ĐT).

 

Thí sinh làm bài thi môn văn khối D tại điểm thi của Trường ĐH Mở TP.HCM trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2008 - Ảnh: Quốc Dũng

 

Tư vấn trực tuyến nhóm ngành kinh tế, nông lâm, giao thông

Từ 9g sáng nay 5-3, buổi tư vấn trực tuyến lần thứ tư trên Tuổi Trẻ Online sẽ ưu tiên giải đáp những thông tin liên quan các ngành học thuộc nhóm ngành kinh tế, nông lâm, giao thông với sự tham gia tư vấn của PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, TS Nguyễn Văn Thư - phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ThS Trần Thế Hoàng - trưởng phòng quản lý đào tạo và công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ThS Hứa Minh Tuấn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH bán công Marketing. Các bạn thí sinh và phụ huynh quan tâm hãy vào www3.tuoitre.com.vn/tuyensinh để đặt câu hỏi cho chuyên viên tư vấn.

* Thưa ông, hồ sơ như thế nào là hợp lệ? Trong trường hợp TS khai sai một tờ phiếu có phải mua lại cả bộ hồ sơ ĐKDT?

- Một bộ hồ sơ gồm: một túi hồ sơ và hai phiếu số 1, số 2; ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của TS ở mặt sau; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có); ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của TS.

Khi nộp hồ sơ ĐKDT, TS cần lưu ý khai chính xác, rõ ràng, không được tẩy xóa. Các thông tin trên hai tờ phiếu số 1 và số 2 phải khớp nhau. Nếu có viết sai một tờ phiếu ĐKDT, TS không cần phải mua lại toàn bộ hồ sơ mà có thể photocopy hoặc in tại cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (http://ts.edu.net.vn/) đều được chấp nhận. Khi nộp, hồ sơ phải có xác nhận đầy đủ, hợp lệ của cấp có thẩm quyền theo quy chế tuyển sinh.

Riêng đối với TS thuộc diện chính sách như con thương binh, liệt sĩ... phải photocopy giấy chứng nhận ưu tiên để nộp kèm hồ sơ. Đối với TS có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của các trường ĐH phải photocopy mặt trước của phiếu số 1.

* Khi khai hồ sơ ĐKDT, TS cần lưu ý những gì? TS có được nộp hồ sơ qua bưu điện không, thưa ông?

- Hồ sơ ĐKDT có 16 mục, TS cần đặc biệt lưu ý mục 2 và mục 3. Nếu TS có nguyện vọng học tại trường có tổ chức thi thì khai đầy đủ ở mục 2, không khai mục 3. Còn nếu TS có nguyện vọng học tại các trường không tổ chức thi thì khai mục 2 gồm tên trường, ký hiệu trường, khối thi và không khai mã ngành; còn mục 3 khai đầy đủ. Trong trường hợp này, TS sẽ dự thi tại trường ghi ở mục 2, nhưng nếu đạt điểm chuẩn trúng tuyển theo quy định thì sẽ học tại trường ghi ở mục 3.

TS cần lưu ý trong mọi trường hợp không được gửi hồ sơ ĐKDT qua đường bưu điện mà nên chuyển hồ sơ và lệ phí ĐKDT nhờ người quen đến nộp trực tiếp tại trường, nhận lại đầy đủ phiếu số 2 và biên lai đóng lệ phí. Vì khi nộp hồ sơ TS sẽ được cán bộ thu nhận hồ sơ xác nhận và giao lại tờ phiếu số 2 đã có đầy đủ chữ ký của người thu hồ sơ, biên lai nộp lệ phí ĐKDT và lệ phí dự thi. Nộp hồ sơ trực tiếp còn có lợi ích là cán bộ thu nhận sẽ kiểm tra lại, kịp thời hướng dẫn TS chỉnh sửa những sai sót trong các nội dung khai trong hồ sơ.

Phiếu số 2 rất quan trọng, vì vậy khi nộp hồ sơ ĐKDT, TS cần lưu ý cán bộ thu nhận hồ sơ phải ký và đóng dấu xác nhận vào phiếu số 2. TS phải giữ phiếu số 2 trong suốt quá trình dự thi và cả sau này, coi đó là biên lai TS đã nộp hồ sơ. Trong trường hợp bị thất lạc, mất phiếu số 2, TS phải liên lạc với phòng đào tạo của trường để phục hồi phiếu số 2.

* Ông có những lời khuyên gì trước khi TS nộp hồ sơ ĐKDT?

- Do thời gian nộp hồ sơ ĐKDT dài hơn một tháng, vì vậy TS không nên vội vàng nộp hồ sơ mà cần phải cân nhắc kỹ. Trước khi đặt bút khai hồ sơ ĐKDT, TS cần căn cứ vào điều kiện năng lực của bản thân, căn cứ vào trình độ học lực của mình, căn cứ vào lời khuyên của gia đình, thầy cô và xem lại sở trường của mình cũng như điều kiện kinh tế gia đình, đầu ra sau khi tốt nghiệp rồi mới thận trọng khai hồ sơ. Điều này nhằm đảm bảo giúp TS không cần nộp nhiều hồ sơ ĐKDT, tiết kiệm những chi phí không cần thiết. Vì dù có nộp nhiều bộ hồ sơ ĐKDT, cuối cùng đến ngày dự thi, TS cũng chỉ chọn một giấy báo dự thi để đi thi.

* Khi hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT mà TS mới phát hiện các thông tin khai trong hồ sơ có sai sót thì làm sao?

- Nếu TS phát hiện sai sót, những thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì có quyền được chỉnh sửa. Tuy nhiên, TS cần lưu ý chỉ có một cơ hội duy nhất để chỉnh sửa: đó là ngày đầu tiên của mỗi đợt thi dành để làm thủ tục trước khi bước vào dự thi chính thức.

TS cần có mặt tại địa điểm ghi trong giấy báo thi vào ngày 3-7 đối với đợt 1, ngày 8-7 đối với đợt 2 và ngày 14-7 đối với đợt 3 để thông báo với hội đồng tuyển sinh của trường làm thủ tục chỉnh sửa những sai sót, thông tin chưa chính xác, bổ sung các giấy tờ còn thiếu. Những bổ sung và điều chỉnh này phải được cán bộ tuyển sinh của trường sửa lại trên hồ sơ gốc, cập nhật ngay vào máy tính và đóng dấu xác nhận vào phiếu số 2 thì mới có giá trị pháp lý.

QUỐC DŨNG thực hiện

Số lần xem trang : 15306
Nhập ngày : 05-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007