TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 264
Toàn hệ thống 17311
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Không ít sinh viên, trải qua một, hai năm học mới phát hiện ra mình không phù hợp với ngành nghề đang theo đuổi.


  Theo Mai Lâm (Đất Việt)

Phạm Tiến Cường, cựu sinh viên (SV) ĐH Luật kể về sai lầm của mình: “Vào học ngành Sinh học của ĐH Khoa học Tự nhiên được một học kỳ tôi thấy mình không phù hợp. Cũng may, tôi phát hiện mình rất thích tìm hiểu về luật. Tôi âm thầm đăng ký thi vào trường Luật”.

Sai một ly đi… mấy năm

Nói thì thế, nhưng Cường cho biết, đã phải phân tích thiệt hơn rất nhiều trước khi thi. “Tôi chỉ sợ gia đình biết thì sẽ sốc. Bởi với gia đình tôi lúc đó, con bỏ ngang chương trình học là… chuyện động trời”, Cường nói.
 
Thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký chọn ngành, chọn trường.

Bây giờ thì, sau khi trở thành luật sư của một tập đoàn lớn, Cường mới thấy nhẹ nhõm. Anh chia sẻ: “Giờ bố mẹ tôi mới hết ca “làm được gì với cái ngữ không đủ kiên nhẫn ấy!”. Trong những năm học luật, tôi cũng thấy căng thẳng vì nếu ra trường mà không kiếm được việc thì… chết với bố mẹ”.

Không may mắn nhận ra sai lầm sớm như Cường, đã là SV năm thứ ba khoa Công nghệ thông tin của một ĐH có tiếng tại TP HCM, Quỳnh Tiên (Buôn Ma Thuột) mới nung nấu ý định thi lại ngành Du lịch vì “ngồi máy tính chỉ nửa giờ là em ngán, em thật sự không có đam mê nghề này”.

Tiên cũng nhận ra, mình thích xê dịch, nhớ rất kỹ các nơi đã từng đi qua và rất thích tìm hiểu những thông tin về du lịch. Hiện nay, những ngày được nghỉ học, Tiên là hướng dẫn viên hợp đồng cho một đơn vị tổ chức tour tại thành phố.

Đừng vội vàng

Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh của Văn phòng đại diện Bộ GD-ĐT tại TP HCM, khuyên, để chọn ngành nghề, thí sinh cần lưu ý ba điều, thứ nhất là chọn ngành phù hợp với năng lực, sở trường và sở thích của mình. Hai là chọn những ngành nghề mà xã hội đang cần hoặc tương lai sẽ cần. Ba là phải phù hợp với khả năng, điều kiện gia đình.

Ông Cường giải thích thêm, căn cứ vào ba yếu tố này, thí sinh sẽ phát huy được các thế mạnh, khi ra trường sẽ tìm được việc làm phù hợp mà mình yêu thích. “Có những ngành không phải là ngành “hot” nhưng một khi yêu thích thì người học sẽ biết tìm tòi để vận dụng kiến thức vào công việc”, ông Cường nói.

Về vấn đề này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), nhắc nhở, thời gian nộp hồ sơ là hơn một tháng, vì vậy thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký trường, ngành nghề phù hợp. Thí sinh cần căn cứ vào năng lực bản thân, căn cứ vào trình độ học lực của mình, đồng thời phải tham khảo tài liệu, trao đổi với gia đình, thầy cô, những người đi trước và xem lại sở trường của mình. Ngoài ra, thí sinh cũng phải xem lại điều kiện kinh tế gia đình, nhu cầu xã hội về các ngành nghề rồi mới lựa chọn.

Ông Khôi cũng khuyên thí sinh nên lựa chọn chính xác để không phải nộp nhiều hồ sơ cùng một lúc. Làm như thế, thí sinh sẽ đỡ tốn kém, tránh được tình trạng đứng núi này trông núi nọ. Ví dụ, cùng một ngành kế toán nhưng có nhiều trường đào tạo vì thế, thí sinh nên đăng ký vào trường vừa sức.
 
/kenh14.vn

Số lần xem trang : 15332
Nhập ngày : 10-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007