Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 8782
Toàn hệ thống 9907
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Bà con nông dân ở huyện Châu Phú (An Giang) vốn có nhiều kinh nghiệm trồng mè (vừng) trên đất lúa. Sau khi chuyển đổi sang trồng lúa cao sản, diện tích mè dần bị thu hẹp. Những năm gần đây, do việc trồng lúa xuân hè kém hiệu quả nên nhiều hộ nông dân đã thay thế bằng cây mè. Mô hình này không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn sự phát triển của một số dịch bệnh trên cây lúa.

 

Xin giới thiệu kinh nghiệm trồng mè thay lúa xuân hè của bà con nông dân xã Bình Thủy (Châu Phú - An Giang) và phường Phước Thới (ô Môn - TP.Cần Thơ).

Chuẩn bị đồng ruộng: Sau khi thu hoạch lúa đông xuân (khoảng tháng 2-3 dương lịch), dọn sạch cỏ bờ bao và tiến hành xới đất. Rơm được chuyển hết lên bờ để dùng phủ cho mè sau khi trồng. Trước khi tiến hành xuống giống cần đào những rãnh mương nhỏ (ngang 20cm, sâu 30cm) chạy dọc theo ruộng, mỗi mương cách nhau 5m tạo nên những liếp để giúp cho việc tưới thấm và thoát nước khi có mưa lớn.

Giống: Có thể dùng giống mè đen hoặc mè vàng V6, thời gian sinh trưởng 75-80 ngày, trổ bông lúc 25-30 ngày, năng suất trung bình 1,5-2 tấn /ha.

Gieo hạt: Cần gieo lúc trời khô ráo, không có gió. Lượng giống sử dụng 5-6 kg/ha. Khi sạ lan cần trộn thêm ít cát để sạ cho đều vì hạt mè rất nhỏ. Nếu gieo theo hàng thì cần rạch hàng với khoảng cách 30cm. Trước khi gieo hạt cần xử lý hạt với thuốc BAM (2kg/ha) và Zineb để ngừa sâu hại cây con và nấm bệnh. Sau khi gieo hạt, cào nhẹ lớp đất mặt để hạt rơi xuống phía dưới và dùng rơm phủ kín mặt ruộng. Việc phủ rơm không những giữ được đất ẩm lâu mà còn khống chế sự sốc phèn từ lớp đất dưới lên, hạn chế được sự phát triển của cỏ dại. Ngoài ra, sau khi thu hoạch mè, lớp rơm rạ sẽ là nguồn phân hữu cơ quý giá cho vụ sau.

Tỉa cây: Đây là công đoạn quan trọngÀ, tác động rất lớn đến năng suất mè. Cần tỉa cây sau khi gieo 15-20 ngày, khoảng cách thích hợp là cây cách cây 5-10cm. Cần tỉa đúng thời gian, để chúng không cạnh tranh nhau, mật độ quá dày sẽ làm giảm năng suất.

Tưới nước: ở giai đoạn đầu sau khi gieo hạt, cần tưới cho mè đủ nước, trong 3 ngày đầu mỗi ngày tưới một lần. ở đầu ống tưới cần gắn bông sen (ô doa) để hạt khỏi bị trôi và không làm gãy cây con. Đến giai đoạn cây 15-20 ngày tuổi có thể tưới thấm theo rãnh. Sau khi cho nước lấp xấp khắp ruộng, rút nước trong vòng 2-3 giờ.

Làm cỏ: Ruộng trồng mè có phủ kín rơm thường ít cỏ nên người dân ít dùng đến thuốc trừ cỏ. Cỏ trên ruộng chủ yếu là lúa rày (lúa rụng từ hạt vụ trước), có thể dùng thuốc Onecide hoặc Nabu để diệt.

Bón phân: Lượng phân bón cho 1ha mè là 100kg urê + 150kg NPK (20:20:15). Bón phân đợt đầu lúc cây 7-10 ngày tuổi (50% urê + 50% NPK) , đợt 2 bón lúc cây trổ bông (50% phân còn lại). Cần bón phân vào các buổi chiều mát, khi bón phân cần rải đều và tưới nước ngay sau khi bón.

Phòng trừ sâu bệnh: Mè thường có nhiều loại sâu phá hoại như: sâu xanh ăn lá, ăn trái; bệnh héo rũ cây con. Sâu bệnh nặng sẽ làm giảm năng suất mè. Sâu tập trung nhiều ở giai đoạn cây trổ bông và tạo trái. Phòng trừ sâu ăn lá và quả non bằng thuốc Supracide 40 ND, lúc cây 5-7 ngày tuổi. Nếu xuất hiện bệnh héo rũ cây con, sử dụng thuốc bệnh Manzate hoặc Bonaza để trị.

Thu hoạch: Hầu hết các giống mè thường có thời gian sinh trưởng 78-80 ngày. Khi lá mè chuyển từ xanh sang vàng, bắt đầu rụng hoặc khi thấy trái thứ 2-3 từ dưới lên có dấu hiệu nứt là mè đã chín, có thể thu hoạch. Thu lúc trời nắng ráo, dùng liềm cắt và bó thành từng bó vừa người ôm, chuyển về sân xi măng phơi cho khô.

Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng mè cao hơn nhiều so với lúa xuân hè. Theo hai anh Hai Phước và Tám Trung (Châu Phú - An Giang), đa số bà con nông dân đều đạt năng suất từ 1,8-2 tấn /ha. Giá mè thương phẩm hiện nay là 25.000 đồng /kg. Thu nhập trung bình 4,5-5 triệu đồng /công (1.000m2), trừ chi phí, mỗi công lãi 2,5-3 triệu đồng.

Quan trọng hơn là, cách làm này còn mang lại hiệu quả kép, không chỉ nâng cao thu nhập cho bà con mà còn cắt mầm bệnh tồn lưu trên ruộng lúa, giúp hạn chế được sâu bệnh cho vụ canh tác sau.

ThS.Trần Văn Hiến

Số lần xem trang : 15292
Nhập ngày : 11-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  THỦY SẢN VIỆT NAM - NHIỀU KHÓ KHĂN CHƯA ĐƯỢC THÁO GỠ (Báo KTNT - Số ra ngày 23/3/2009) (24-03-2009)

  ĐIỀU LỆ HỘI SỬA ĐỔI PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  CHĂM SÓC VÀ THU HÁI CHÈ VỤ XUÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Đảm bảo an ninh lương thực cho đồng bào dân tộc miền núi (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  CÀ PHÊ XUẤT KHẨU THĂNG TRẦM THEO GIÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN CÂY NGÔ (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (17-03-2009)

  Kế hoạch hạn chế ngân sách nông nghiệp của Tổng thống Hoa Kỳ: Nông dân ra sức phản đối (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  HỢP TÁC TRỒNG LÚA NHẬT, HÌNH THỨC LIÊN KẾT CẦN NHÂN RỘNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  GIẢI PHÁP DIỆT LÚA BỊ BỆNH VÀNG LÙN - LÙN XOẮN LÁ ĐƠN LÁ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009)

  LÀM GÌ ĐỂ "HÚT" SINH VIÊN HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP? (Báo KTNT - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007