TS. Trần Đình Lý TT - Tôi thường liên lạc với bạn bè đang là lưu học sinh, nghiên cứu sinh tại các nước. Sau mấy ngày Tuổi Trẻ mở diễn đàn “Vươn ra biển lớn”, tôi nhận được 15 email của các bạn ở Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức, Canada, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Singapore, Úc, Đài Loan, Nga, Hàn Quốc. Các bạn trăn trở: làm thế nào để chọn người tài đi học, học xong rồi làm sao để họ trở về phục vụ đất nước?
Bạn Võ Thị Trà An, nghiên cứu sinh ngành thú y (Đại học Utrecht, Hà Lan, đang du học theo chương trình 322), tâm sự: “Chúng tôi đang băn khoăn không biết sau khi học tập xong sẽ về VN và có điều kiện để cống hiến ra sao?”. Theo bạn An, Bộ GD-ĐT có nhiều học bổng nhưng những thông tin về học bổng này không đến được với mọi người.
Xung quanh chủ đề chọn lựa, tuyển người đi học ở nước ngoài và đón họ về bổ nhiệm công tác, đa số ý kiến tập trung các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, các thông tin này phải được công khai trên báo chí, đây là vấn đề cốt lõi, được nhiều người quan tâm.
Thứ hai, chọn đúng. Phải chọn được người tài thật sự, những người tham gia tuyển dụng cũng phải thật sự là nhà khoa học có tâm huyết, vững về chuyên môn, có đạo đức, uy tín...
Thứ ba, phải đào tạo tập trung! Lựa chọn những lĩnh vực, vấn đề mà theo định hướng của địa phương, của VN chúng ta cần phải tập trung trong 10-20 năm tới để định hướng đào tạo. Như vậy, người được chọn cũng ý thức được mình là ai và phải làm gì trong tương lai, không thể chung chung, đại khái.
Thứ tư, phải hướng tới chất lượng cao. Điều này các trường Âu, Á và khắp năm châu đều hướng tới và họ đã thành công. Chúng ta làm theo chắc không có gì khó!
Thứ năm, phải có kế hoạch sử dụng. Ở Thái Lan, nghiên cứu sinh đi học về là có định hướng năm năm sau sẽ lên giáo sư, họ sẽ có định hướng phải làm gì. Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận (Nhật Bản) đề xuất: “Những người được tuyển chọn đào tạo phải biết sau này họ sẽ làm gì, cống hiến được gì, quyền lợi nghĩa vụ ra sao... Có rất nhiều người du học ở nhiều nước đã tự băn khoăn không biết sau này về nước mình sẽ làm gì, hay vẫn làm như cũ thì sẽ thất vọng lắm! Muốn thế, sẽ duy trì đến “đoạn” lưu học sinh về nước được trả mức lương cao. Sau 2-3 năm, đánh giá hiệu quả xem có “ngồi đúng chỗ” hay không. Không đạt yêu cầu thì sa thải hoặc chuyển công tác, tuyển người khác và dĩ nhiên, trước khi đi học, cũng phải ký cam kết phục vụ 10 năm...
Cũng cần nói rõ trong một số trường hợp, việc kéo người tài không nhất thiết phải là về VN, mà họ có thể hướng về VN tùy theo những điều kiện công tác rất khác nhau.
ThS TRẦN ĐÌNH LÝ (Đại học Nông lâm TP.HCM)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=182624&ChannelID=397 Số lần xem trang : 15659 Nhập ngày : 18-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Làm mới ngành học cũ(09-12-2016) Học đại học 3 năm: Không đơn giản là rút ngắn chương trình(14-11-2016) Học đại học 3 năm: Các trường lo thiết kế lại chương trình(14-11-2016) Thi THPT quốc gia 2017: Đề thi khác nhau 80% cho mỗi thí sinh(14-11-2016) Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Các trường quy đổi về thang điểm 10(17-03-2016) Tuyển sinh năm 2016: Nhiều đổi mới(15-03-2016) Quy chế thi THPT quốc gia 2016: Siết quy định về chấm trắc nghiệm và phúc khảo(12-03-2016) Nóng: Bộ Giáo dục điều chỉnh khu vực ưu tiên trong tuyển sinh ĐH,CĐ 2016(19-02-2016) Điều chỉnh ưu tiên tuyển sinh 2016 như thế nào?(18-02-2016) Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Tạo điều kiện tối đa cho thí sinh(03-02-2016) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
|