TS. Trần Đình Lý Tiêu Gia Hà nhếch nhác thuộc khu vực có nhiều trường đại học tại Bắc Kinh dường như không phải là nơi thích hợp cho những người đầy khát vọng của Trung Quốc, nhưng những ngõ hẻm bốc mùi xú uế cùng các căn phòng ẩm ướt lại là nơi ở rẻ tiền cho các sinh viên tốt nghiệp đang vật lộn để tìm việc làm.
|
Sinh viên Trung Quốc tìm việc trong một hội chợ việc làm. (Ảnh: Reuters) |
"Đây không phải là môi trường sống tốt nhất", Kỳ Thiệu Quang, 22 tuổi, tốt nghiệp Trường Luật tới từ tỉnh Hà Nam nói. "Những người tìm được việc làm tốt đã quay về dọn nhà đi khá nhanh chóng".
Kỳ chia sẻ thuê căn phòng 10m2 ở Tiêu Gia Hà với một người bạn thất nghiệp. Ngôi nhà này không có phòng vệ sinh riêng, Kỳ và người bạn chung phòng dùng nhà vệ sinh công cộng cáu bẩn với hơn chục người thuê nhà khác.
Anh là một trong số 1,2 triệu sinh viên tốt nghiệp của Trung Quốc vật lộn tìm việc làm ở một thị trường lao động đầy cạnh tranh nhiều năm nay và càng thêm khó khăn bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Kỳ sẽ lao vào "cuộc chiến" giành việc làm hiếm hoi với 6,1 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp vào mùa hè này cộng thêm vô số lao động chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm mất việc tại các thành phố Trung Quốc trong tình trạng suy giảm kinh tế ngày càng gia tăng.
"Năm nay không thể đặt ra mục tiêu tìm được việc làm tốt. Câu hỏi là có tìm được việc gì làm hay không", Kỳ nhấn mạnh. Hàng xóm của anh là các sinh viên "cháy túi" và các lao động di cư mới tới - 20 triệu người như họ đã mất việc ở đại lục.
Vấn đề việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đã rung hồi chuông cảnh báo Chính phủ Trung Quốc, dấy lên quan ngại những bất ổn trong xã hội. Tuy vậy, nguy hiểm hơn, nỗi thất vọng đang dần lan toả trong số hàng triệu người có trình độ - trước đây từng khẳng định nền giáo dục đại học sẽ là tấm vé đưa họ thoát khỏi tình trạng thiếu thốn, nhưng giờ lại buộc phải đua tranh giành giật những công việc “hạ đẳng”.
Tuyệt vọng, tự tử
Một sinh viên năm cuối ở bắc tỉnh Hà Bắc đã tự sát hồi tháng 2 sau nhiều tháng không tìm được việc làm. Cô viết về nỗi lo sợ của mình trong nhật ký.
"Một sinh viên đại học, không có khả năng làm bất cứ việc gì, than phiền cả ngày về chuyện này chuyện kia với nhiều khát vọng cao xa nhưng khả năng lại hạn chế, kẻ cả với công việc khó khăn, không thể tìm được một công việc cần kinh nghiệm... Đây là thảm kịch của người tốt nghiệp!", một đoạn trích trong nhật ký của cô được sao lại trên các phương tiện truyền thông địa phương vài tháng trước khi cô qua đời kể lại.
Chính phủ Trung Quốc ngoài cam kết tạo việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp, cũng khuyến cáo họ từ bỏ yêu cầu đúng ngành nghề đào tạo mà chấp nhận công việc tạm thời với mức lương thấp ở những nơi xa hôi hẻo lánh.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có chuyến thăm bất ngờ tới Trường Đại học Bắc Kinh hồi tháng 12, tại đó ông nói với các sinh viên: "Khó khăn của các bạn là khó khăn của tôi, và nếu các bạn lo lắng thì tôi còn lo nhiều hơn các bạn".
Bắc Kinh đã áp dụng nhiều sáng kiến để các công ty thuê lao động sinh viên và hứa trợ cấp cho sinh viên tốt nghiệp. Cục Lao động Bắc Kinh tuyến bố, sinh viên tốt nghiệp sẽ có "ít nhất một cơ hội việc làm" trong những tháng sắp tới, trong khi đó, những chính quyền cấp tỉnh thì gia tăng hoạt động nghiên cứu sau tốt nghiệp để giữ sinh viên tiếp tục bận rộn trong hai năm.
Nhưng các biện pháp không giúp nhiều cho Trần Anh, 25 tuổi, tốt nghiệp Thương mại quốc tế tới từ bắc Nội Mông, người chia sẻ căn phòng chật hẹp với một sinh viên tốt nghiệp khác ở đông Bắc Kinh.
Trông chờ vô vọng
Sau một năm không tìm nổi việc làm, Trần đã hạ thấp mục tiêu và cân nhắc các công việc bán hàng và tiếp tân. Vấn đề là, còn có rất nhiều người khác như mình, cô cho biết. "Tôi đã tham gia hơn 30 cuộc phỏng vấn và viết vài chục đơn xin việc", Trần vẫn thất nghiệp cho dù là người tích cực và có khả năng nói tiếng Anh.
Được cha mẹ giúp đỡ trả tiền thuê nhà, cô thấy mình là người may mắn. "Tôi biết nhiều sinh viên tốt nghiệp phải ngủ chen 6 người một phòng ở thành phố này", cô kể.
Năm 1998, Trung Quốc bắt đầu phong trào có tên là “Kuo zhao” nhằm thúc đẩy học sinh hướng tới nền tảng giáo dục cao hơn. Vì thế, số sinh viên tốt nghiệp đã tăng gấp bốn lần trong một thập niên.
"Lớp sinh viên mới tốt nghiệp này đã làm mất cân bằng thị trường lao động", Wang Zhiyong, nhà nghiên cứu cùng Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS), nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ, nhận xét. "Tuy nhiên, vẫn còn những ngành kinh doanh mức thấp. Nhiều công ty không cần trình độ tốt nghiệp, họ có thể đào tạo một công nhân di cư và tiết kiệm chi phí”.
Khi công việc đòi hỏi chuyên môn trở thành đích đến xa vời, giới truyền thông địa phương đưa tin, nhiều sinh viên tốt nghiệp đua tranh vào các vị trí lao công và giữ trẻ. Sinh viên tràn ngập tại các hội chợ việc làm nhấn mạnh, họ sẵn sàng nhận mức lương thấp hay công việc ở khu vực nông thôn nghèo nàn.
Ở Tiêu Gia Hà đầy bụi, nơi các khẩu hiệu thuyết phục mọi người thuê nhà vì "tình yêu đất nước và tôn trọng luật pháp" giăng nhan nhản, buổi chiều thật thanh bình trước khi mặt trời lặn báo hiệu đoàn lao động di cư trở về căn nhà có những chiếc giường tầng giá rẻ 260 nhân dân tệ (38USD) một tháng.
"Một số sinh viên tốt nghiệp cũng có mặt trong đội quân đó”, một sinh viên họ Triệu đang sì sụp một bát mì 4 nhân dân tệ tại một cửa hàng ngoài trời, cho biết.
Số lần xem trang : 15205 Nhập ngày : 24-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Quản lý sinh viên ngoại trú còn nhiều khó khăn!(13-01-2009) Tự chủ tài chính đại học: Hiện thực vẫn mong chờ ! (13-01-2009) Chủ trương cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập: Vay tính trước, trả tính sau(13-01-2009) Vay vốn học tập: Hai, chỉ được một?(13-01-2009) 4 yếu tố quyết định chiến lược Marketing tổng hợp(12-01-2009) 10 sự kiện kinh tế nổi bật nhất năm 2008(12-01-2009)
|