TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 202
Toàn hệ thống 2967
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

(ANTĐ) - Mùa tuyển sinh năm nay bắt đầu với những thông tin liên tục phản ánh qua lại khá gay gắt giữa nhà trường - báo chí - Bộ GD-ĐT xung quanh nội dung cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2009”.

Gay gắt nhất là câu chuyện đến khi các cuốn tài liệu này được phát đến tay các thí sinh thì cũng là lúc các trường mới biết hàng loạt ngành đào tạo đăng ký tuyển sinh khối B đã bị cắt bỏ.

Các thí sinh có thêm cơ hội lựa chọn ngành nghề

Theo lý giải của các trường, việc mở rộng đăng ký tuyển sinh khối B cho các ngành đào tạo là để tăng thêm cơ hội lựa chọn ngành nghề của thí sinh, đồng thời cũng là để nâng cao chất lượng đầu vào khi điểm trúng tuyển các ngành Y-Dược quá cao khiến nhiều thí sinh dù kết quả thi cao hơn các thí sinh khối khác nhưng lại trượt đại học. Nhiều trường còn thắc mắc, năm ngoái Bộ đã phê duyệt việc tuyển sinh khối B nhưng năm nay lại đột ngột cắt thí sinh khối B ra khỏi đối tượng tuyển sinh của trường làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh cũng như của nhà trường.

Phía Bộ GD-ĐT cũng có phản hồi xung quanh những thông tin này. Theo đó, Bộ công nhận việc mở rộng tuyển sinh khối B cho một số trường mùa tuyển sinh 2008 là có thật nhưng sau khi thanh kiểm tra thì phát hiện có nhiều trường chỉ muốn thu hút càng nhiều thí sinh càng tốt mà chưa quan tâm đầy đủ tới năng lực đào tạo của mình. Vì vậy, Bộ đã quyết định năm 2009 sẽ không cho phép các trường tuyển sinh khối B vào những ngành theo Bộ là không phù hợp.

Quả thật, việc có những trường thông báo một ngành mà tuyển cả 4 khối A, B, C, D là vô lý. Việc phân chia thí sinh theo các khối thi theo cách thức thi đại học hiện nay là để kiểm tra thật tốt năng lực của thí sinh và góp phần định hướng khối ngành đào tạo. Khó có thể tìm thấy lý giải phù hợp cho việc các ngành kinh tế, tài chính-ngân hàng, kế toán... lại tuyển sinh khối B là khối thi vốn dành cho các khối ngành Nông-Lâm-Ngư-Y Dược.

Điều này không loại trừ nguyên nhân là các trường, đặc biệt là các trường ngoài công lập chỉ muốn lấp đủ chỉ tiêu, trong khi biết rằng hàng năm còn khá nhiều thí sinh khối B không đủ điểm trúng tuyển vào các ngành Y-Dược, Công nghệ Sinh học, Môi trường... nhưng lại không muốn vào các ngành Nông-Lâm-Ngư.

Thực tế, việc tạo thêm nhiều cơ hội lựa chọn cho thí sinh là tốt, tuy nhiên cũng không nên để thí sinh chọn lựa theo cách “học tạm”. Bởi nếu chỉ vì không trúng tuyển vào ngành Y-Dược mà tặc lưỡi chọn sang ngành tài chính-kế toán thay vì phải chọn các khối ngành Nông-Lâm-Ngư thì phần thiệt lại rơi vào thí sinh khi không theo đuổi những ngành mình thật sự ưa thích hoặc có khả năng.

Vinh Hương

Số lần xem trang : 15215
Nhập ngày : 24-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Dự báo tình hình mất việc làm: Thiếu căn cứ thực tế lẫn khoa học!(05-03-2009)

  The unfortunate uselessness of most ’state of the art’ academic monetary economics(05-03-2009)

  Thomas Friedman’s Five Worst Predictions(05-03-2009)

  IMF: Kinh tế VN dễ bị ‘tổn thương’ (05-03-2009)

  Trung Quốc: Trường ĐH trợ cấp phí tìm việc cho sinh viên(28-02-2009)

  Để cá tra bơi ra “biển lớn”(28-02-2009)

  “Không nên quá kỳ vọng vào gói kích cầu”(23-02-2009)

  Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN lập quỹ 120 tỷ USD bảo vệ đồng nội tệ(23-02-2009)

  "Vẽ" đô thị đại học(23-02-2009)

  Tổng điều tra nhu cầu, thực trạng ký túc xá toàn quốc(16-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007