TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 42
Toàn hệ thống 4116
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Tạ Long Hậu (cựu sinh viên Ngành Quản trị Kinh doanh, Khoa Kinh tế- Đại học Nông Lâm TPHCM): khó khăn là nấc thang cuối cùng của thành công (Báo Bình Dương, 21-6-2009).

Tạ Long Hậu: Khó khăn là nấc thang của thành công
Ngày cập nhật: 21/06/2009 10:25
 
Đang trong thời gian thực tập nhưng Tạ Long Hậu đã được đề bạt là Phó phòng tín dụng Ngân hàng Kiên Long (Chi nhánh Bình Dương).
Người thanh niên 23 tuổi này luôn tạo cho mình những thành quả bất ngờ nhờ tinh thần làm việc trách nhiệm và ý chí phấn đấu không ngừng trong cuộc sống.
Pro-Student
Đến trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, khoa Kinh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, nhắc đến sinh viên Tạ Long Hậu ai cũng biết đến. Bởi anh đã có nhiều thành tích đóng góp cho các hoạt động học tập, Đoàn, Hội của trường. Nào là có sáng kiến thành lập nên CLB Pro-Student, là 1 trong 10 người rước đuốc Olympic Bắc Kinh năm 2007, học lực luôn đạt loại giỏi nên còn là chuyên gia của những phần học bổng do nhà trường và các tổ chức Đoàn, Hội trao tặng. Học bổng Duxton của báo Tuổi trẻ, học bổng Học viện Phật giáo Việt Nam, học bổng của cựu sinh viên nhà trường Lương Sỹ Chương...
Nhớ lại khoảng thời gian diễn ra bình chọn người rước đuốc Olympic đối với anh là một kỷ niệm đẹp không thể nào quên. Cả trường đều xôn xao nhắc đến tên anh và băng rôn tuyên truyền, cổ động ngập cả khuôn viên trường. Nhưng ý nghĩa nhất vẫn là việc thành lập CLB Pro-Student. Mục đích của CLB là tổ chức các buổi hội thảo giữa doanh nghiệp với nhà trường, doanh nghiệp giao lưu với sinh viên. Từ những buổi gặp gỡ, giao lưu đó, sinh viên biết mình cần phải trang bị và hoàn thiện những kỹ năng như thế nào để trở thành một “sinh viên đẳng cấp” ngay khi còn ở giảng đường đại học. Anh luôn bày tỏ chính kiến về những vấn đề của sinh viên bằng các bài tham luận như “Thực tập góc nhìn từ sinh viên”, “Giải pháp cho sinh viên thực tập”. Trong đó nêu lên nhận định rằng sinh viên thực tập không còn là rót trà, pha nước mà doanh nghiệp sẽ bố trí cho họ làm việc thực sự. Nếu chứng minh được năng lực bản thân không những có thể đạt kết quả thực tập cao mà nhiều cơ hội có việc làm tốt. Vì thế, sinh viên không nên lãng phí thời gian quá nhiều cho việc ngủ, đi chơi, tán gẫu... thay vì dùng thời gian đó để rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho công việc.
Khó khăn là nấc thang phấn đấu đến thành công
Ít ai có thể ngờ rằng đã có lúc anh tưởng chừng như không thể tiếp tục việc học vì không đủ tiền chi phí. Kinh tế gia đình lâm vào cảnh khó khăn từ khi anh bước vào cấp 2. “Đó là chuyện bình thường trong cuộc sống thôi. Nhưng có lẽ như một doanh nhân đã nói, trong cái nguy có cái cơ, khó khăn sẽ là những nấc thang đưa ta đến thành công”, anh triết lý một chút và nói tiếp: “Thời gian đó nếu không có những phần học bổng có lẽ mình đã không thể tiếp tục mơ ước trên con đường học vấn. Tặng những phần học bổng cho sinh viên nghèo trở thành mơ ước lớn nhất của cuộc đời mình. Một ngày không xa, mình nhất định sẽ thực hiện được ước mơ đó”.
Anh vừa được đề bạt ở vị trí Phó phòng tín dụng của Ngân hàng Kiên Long, chi nhánh Bình Dương sau 6 tháng nỗ lực trong công việc. Đó vừa là sự mạnh dạn của ban lãnh đạo công ty đối với những cán bộ quản lý trẻ, vừa là sự khẳng định của bản thân anh bằng hiệu quả công việc. Thật bất ngờ khi anh còn đang trong quá trình thực tập theo quy định của nhà trường để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Anh kể, lúc anh đang thực tập tại Ngân hàng Hàng Hải thì Ngân hàng Kiên Long đăng tuyển nhân viên. Nộp hồ sơ, qua vòng phỏng vấn và đúng vào dịp Kiên Long mở phòng giao dịch tại Bình Dương, anh bắt đầu công việc mới. Cũng trong lúc này, anh là 1 trong 4 sinh viên xuất sắc của nhà trường được nhận học bổng của trường Đại học Southern Taiwan University. Nhưng anh quyết định nhận việc làm để vừa có thể trải nghiệm kiến thức vào thực tiễn vừa học cao hơn.
Với vai trò là người quản lý trong khi tuổi còn rất trẻ nên trong đối nhân xử thế, anh luôn hết sức khéo léo. Bây giờ thì mọi người đã đoàn kết một lòng để bắt tay vào công việc vì thành quả chung của tập thể. Anh như được tiếp thêm sức mạnh của một nguồn sống mới với ngồn ngộn kế hoạch trong công việc và học tập. Không chỉ cố gắng hoàn thành tốt công việc, anh vừa thi vào khóa cao học tài chính ngân hàng để nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa.
Trong thời khóa biểu của anh luôn có một quyển sổ cá nhân để lên những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Một bên đề ra mục tiêu và một bên là nêu ra những điều kiện phải thực hiện để đạt được mục tiêu đó. “Như vậy, mình vừa có thể giám sát được sự tiến bộ của bản thân vừa có thể khắc phục những hạn chế để đạt được những tiến bộ không ngừng”, anh nói. Dù sinh ra ở Tây Ninh nhưng Bình Dương là nơi đất lành chim đậu. Có rất nhiều những người từ nơi khác đến và đã thành thành đạt trên mảnh đất này. Anh cũng quyết tâm như vậy!
 MAI ANH

Số lần xem trang : 14999
Nhập ngày : 22-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Làm mới ngành học cũ(09-12-2016)

  Học đại học 3 năm: Không đơn giản là rút ngắn chương trình(14-11-2016)

  Học đại học 3 năm: Các trường lo thiết kế lại chương trình(14-11-2016)

  Thi THPT quốc gia 2017: Đề thi khác nhau 80% cho mỗi thí sinh(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Các trường quy đổi về thang điểm 10(17-03-2016)

  Tuyển sinh năm 2016: Nhiều đổi mới(15-03-2016)

  Quy chế thi THPT quốc gia 2016: Siết quy định về chấm trắc nghiệm và phúc khảo(12-03-2016)

  Nóng: Bộ Giáo dục điều chỉnh khu vực ưu tiên trong tuyển sinh ĐH,CĐ 2016(19-02-2016)

  Điều chỉnh ưu tiên tuyển sinh 2016 như thế nào?(18-02-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Tạo điều kiện tối đa cho thí sinh(03-02-2016)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007