TRANG WEB CÁ NHÂN NGUYỄN MINH NAM
Where there's a will there's a way

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 42
Toàn hệ thống 1721
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Nguyễn Minh Nam

 
 
 
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao bạn lại được thừa hưởng nụ cười của Mẹ nhưng không có được chiều cao như Bố? Các nhà nghiên cứu tại Đại học Leeds và Dundee đã tạo ra một bước tiến gần hơn trong việc khám phá ra bằng cách nào tự nhiên gắn kết DNA bố và mẹ để hình thành nên một thế hệ con độc nhất về di truyền.
Các nhà nghiên cứu ở Leeds (Giáo sư Simon Phillips, Tiến sĩ Stephen Carr và Tiến sĩ Jonathan Hadden) và Dundee (giáo sư David Lilley) đã phát thảo được cấu trúc không gian ba chiều của một loại enzyme có khả năng phân chia các sợi DNA – đây là giai đoạn trọng tâm để hình thành nên một cá thể riêng biệt.
 
Hình: Phôi người vài giờ sau quá trình thụ thai. 
Hai vòng ở phần trung tâm chứa DNA bố và mẹ. 
Trứng và tinh trùng bắt đầu gặp nhau cách đây 16 giờ.
Cấu trúc của enzyme T7 endonuclease 1 được xây dựng bằng kỹ thuật chụp hình tinh thể với tia X. Enzyme này có nguồn gốc từ thực khuẩn thể - một tác nhân giống virus, vốn có sẵn trong tự nhiên, có khả năng tấn công vi khuẩn. Các quá trình phân tử của enzyme này được nghĩ là tương tự ở các sinh vật khác nhau, bao gồm cả con người.
 “Trong khi enzyme này được biết đến với vai trò trọng tâm, thì cấu trúc vật lý của nó lại chưa bao giờ được nhìn thấy. Cấu trúc này có tính quyết định khi chúng ta muốn tìm hiểu vế quá trình phân chia các sợi DNA. Hiện tại chúng tôi đã có hình không gian ba chiều của nó và quan sát nó ngay tại thời điểm nó gần như cắt qua các sợi DNA. Đây là một đột phá lớn trong nghiên cứu các cơ chế nền tảng, chỉ xếp sau các khám phá về sự hình thành DNA của một cá thể và cách virus nhân đôi DNA của nó trong cơ thể”, Giáo sư Phillips phát biểu.
Đối với con người, quá trình này bắt đầu ở quá trình thai nghén khi DNA bố và mẹ gắn lại với nhau tại các vị trí ngẫu nhiên trong trình tự của chúng. Các enzyme như T7 endonuclease 1 chịu trách nhiệm cắt đứt các sợi tại vị trí nối này, vì vậy hình thành nên một trình tự DNA thứ 3, duy nhất cho thể hệ con.
Tuy nhiên, giáo sư Phillips nói rằng nghiên cứu này đòi hỏi một quãng thời gian nữa trước khi quá trình trên có thể được quan sát ở người. “Nghiên cứu này quá quan trọng đến nỗi không nên vội vã. Bước tiếp theo của chúng tôi là kiểm tra quá trình trên ở một hệ thống phức tạp hơn so với thực khuẩn thể, có thể là nấm men chẳng hạn”, ông nói tiếp
N.H.P. Thảo dịch

Số lần xem trang : 14910
Nhập ngày : 12-12-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Tin tức

  Đại học nào ở VN, tiến sĩ thu nhập 500 triệu đồng/năm?(16-04-2010)

  5 đột phá y học thế giới 2009(09-01-2010)

   Sinh sản nhân tạo loài cá ngựa lớn nhất thế giới (08-01-2010)

  Tằm biến đổi gene tạo ra protein người(07-01-2010)

   Kết hợp nhiều loại Nanoparticles nhằm ứng dụng trong Y học(12-12-2009)

  Giáo sư Mario R. Capecchi: từ đứa trẻ giang hồ trở thành nhà khoa học giải Nobel(02-10-2009)

  8 đặc điểm của văn hóa khoa học(02-10-2009)

  PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO KHOA HỌC(02-10-2009)

  BrainPort : “Thiết bị cho phép người mù nhìn bằng lưỡi”(01-10-2009)

  Thiết bị di động phát hiện virus trong vài phút(01-10-2009)

Trang kế tiếp ... 1

Nguyen Minh Nam Research Institute for Biotechnology and Environment Nong Lam University- Ho Chi Minh City- Vietnam. Tel: (84 8) 8972262-112 Mobile: (84)904972804 Fax: (848) 8972262-103 Email: mnam-az @hcmuaf.edu.vn/ saophuongnam05 @gmail.com/saophuongnam05 @yahoo.com

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007