TRANG WEB CÁ NHÂN NGUYỄN MINH NAM
Where there's a will there's a way

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 8
Toàn hệ thống 2162
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Nguyễn Minh Nam

 

Trên thế giới, tằm tạo khoảng 60.000 tấn tơ mỗi năm.

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa biến đổi thành công gene của một loại tằm, khiến chúng nhả tơ cùng với collagen - một loại protein liên kết ở da người, thường dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình. Thành tựu này mở đường cho việc sản xuất các loại protein hữu ích trên quy mô lớn.

Nghiên cứu do Katsutoshi Yoshizato và cộng sự ở Đại học Hiroshima (Nhật Bản) thực hiện. Các nhà khoa học đã cấy một gene sản xuất collagen vào cơ thể những con tằm. Gene này được điều khiển “bật tắt” bởi một protein khác nằm trong tuyến tơ. Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy, khi tằm nhả tơ và quấn kén, chúng đồng thời tiết ra collagen (chiếm đến 10% khối lượng protein trong kén). Collagen là một lại protein liên kết, có nhiều ứng dụng y học khác nhau, như sản xuất da nhân tạo hay vá lành các vết thương.

Yoshizato cho biết, vì tơ có thành phần là các protein thiên nhiên, nên việc tách collagen ra khỏi nó rất dễ dàng. Đầu tiên, người ta cũng nhúng kén trong nước nóng để làm chết nhộng ở bên trong, và để sợi tơ không bị hỏng. Sau đó, collagen được tách ra bằng phương pháp hóa hóa học.

Hiện tại, nhiều nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc biến đổi gene của động vật để sữa của chúng có chứa các protein chữa bệnh, hay buộc thực vật sản xuất ra protein trong củ, quả... Tuy nhiên, tằm là loại côn trùng rẻ, dễ nuôi và mau chóng cho sản phẩm hơn. Trên thế giới, sản xuất tơ tằm cũng là ngành công nghiệp chính ở nhiều nước, và mỗi năm, chúng tạo ra khoảng 60.000 tấn tơ. Vì thế, các nhà khoa học hy vọng nghề nuôi tằm sẽ đem lại lượng collagen không nhỏ, phục vụ chữa bệnh cho người.

Tuy nhiên, Julian Marr, một chuyên gia trong việc sử dụng thực vật chuyển gene để tạo ra các protein hữu ích tại Bệnh viện Guy and St Thomas ở London (Anh), lại không mấy tin tưởng vào ý nghĩa của công trình này. Theo ông, tằm tạo ra protein với sản lượng rất thấp, và phải cần không biết bao nhiêu con mới tạo ra đủ collagen chữa lành một vết thương hay một chỗ cấy ghép.

B.H. (theo NewSci, Nature16/12/2002)

Nguồn: http://vietsciences.org/

Số lần xem trang : 14912
Nhập ngày : 07-01-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Tin tức

  Đại học nào ở VN, tiến sĩ thu nhập 500 triệu đồng/năm?(16-04-2010)

  5 đột phá y học thế giới 2009(09-01-2010)

   Sinh sản nhân tạo loài cá ngựa lớn nhất thế giới (08-01-2010)

  Enzyme làm chúng ta trở nên đặc trưng(12-12-2009)

   Kết hợp nhiều loại Nanoparticles nhằm ứng dụng trong Y học(12-12-2009)

  Giáo sư Mario R. Capecchi: từ đứa trẻ giang hồ trở thành nhà khoa học giải Nobel(02-10-2009)

  8 đặc điểm của văn hóa khoa học(02-10-2009)

  PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO KHOA HỌC(02-10-2009)

  BrainPort : “Thiết bị cho phép người mù nhìn bằng lưỡi”(01-10-2009)

  Thiết bị di động phát hiện virus trong vài phút(01-10-2009)

Trang kế tiếp ... 1

Nguyen Minh Nam Research Institute for Biotechnology and Environment Nong Lam University- Ho Chi Minh City- Vietnam. Tel: (84 8) 8972262-112 Mobile: (84)904972804 Fax: (848) 8972262-103 Email: mnam-az @hcmuaf.edu.vn/ saophuongnam05 @gmail.com/saophuongnam05 @yahoo.com

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007