TS. Trần Đình Lý
Đại dịch cúm A/H1N1 - cú lừa thế kỷ
Cập nhật lúc 11:56, Thứ Hai, 11/01/2010 (GMT+7)
,
Sự bùng phát của cúm A/H1N1 là một đại dịch không có thật. Đó chỉ là màn kịch của các công ty dược phẩm nhằm thu về hàng tỷ đôla từ sự sợ hãi của công chúng, chuyên gia y tế hàng đầu của EU tuyên bố.
Tiêm vắc xin chống cúm (Ảnh DailyMail)
|
Wolfgang Wodarg, người đứng đầu ban y tế của Hội đồng châu Âu cáo buộc các nhà sản xuất thuốc và vắc xin chống cúm đã tác động tới Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để đưa ra tuyên bố đại dịch đang hoành hành.
Thông báo này giúp các hãng dược phẩm thu lợi lớn trong khi nhiều nước phải lãng phí ngân sách y tế vốn đã còm cõi và khiến hàng triệu người phải tiêm vắc xin phòng một căn bệnh tương đối nhẹ.
Chuyên gia trên kêu gọi tiến hành điều tra về vai trò các công ty dược và kiến nghị này đã được Hội đồng châu Âu phê chuẩn. Hội đồng châu Âu đóng tại Strasbourg, được coi là Thượng viện, chịu trách nhiệm về Tòa án nhân quyền châu Âu.
Một phiên tranh luận khẩn cấp về vấn đề này sẽ được tổ chức vào cuối tháng 1.
Ông Wodarg đưa ra tuyên bố trên trong khi chính phủ Anh đang oằn lưng với gánh nặng 1 tỷ bảng tiền vắc xin chống cúm, số thuốc mà nước này đã đặt mua trong thời kỳ đỉnh điểm của sợ hãi.
Quan chức y tế hàng đầu của Anh là Liam Donaldson năm ngoái đã yêu cầu Bộ Y tế đề phòng trường hợp có tới 65.000 người thiệt mạng vì cúm.Tuy nhiên, chưa tới 5.000 người ở Anh bị cúm A/H1N1 vào tuần trước và tổng số chỉ có 251 người thiệt mạng.
Ông Wodarg nói, sự bùng phát của cúm A/H1N1 là một trong những xì căng đan y tế lớn nhất của thế kỷ.Chuyên gia này nói: "Chúng ta chỉ phải đương đầu với bệnh cúm nhẹ và một đại dịch giả mạo".
Theo ông Wodarg, mầm sợ hãi đã được gieo rắc cách đây 5 năm, khi nhiều người lo sợ loại virus cúm nguy hiểm hơn ở chim có thể biến đổi sang một dạng cúm ở người. Bầu không khí hoảng loạn đã khiến các chính phủ phải tích trữ thuốc chống cúm Tamiflu và đặt mua trước hàng triệu liều vắc xin.
"Các chính phủ đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất vắc xin để đảm bảo đơn hàng của họ sẽ được làm trước và nhận hầu hết hết trách nhiệm. Bằng cách này, các nhà sản xuất vắc xin đã thu lợi lớn mà không phải chịu rủi ro về tài chính. Họ chỉ đợi cho tới khi WHO công bố đại dịch và thực thi hợp đồng.
Ngoài ra, để thúc đẩy lợi nhuận, các công ty dược phẩm hàng đầu cũng cài tay trong vào WHO và các tổ chức có ảnh hưởng khác. Và sự tác động của những công ty đã khiến WHO nới lỏng định nghĩa về một đại dịch và ra thông báo về đại dịch hồi tháng 6/2009.
Để quảng bá sáng chế về thuốc và vắc xin chống cúm, các công ty dược phẩm đã tác động tới giới khoa học và các cơ quan vốn chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn y tế, để báo động các chính phủ trên toàn cầu. Họ đã khiến các chính phủ hao tổn nguồn nhân lực ít ỏi của y tế cho những chiến lược tiêm chủng không hiệu quả và đẩy hàng triệu người khỏe mạnh phải đối mặt một cách không cần thiết với những nguy cơ gặp phản ứng phụ không rõ ràng của các vắc xin thử nghiệm".
Dù ông Wodarg không nêu tên công ty hay người nào ở Anh liên quan tới chuyện này nhưng năm ngoái, báo Daily Mail đã đưa tin, GlaxoSmithKline - công ty sản xuất thuốc và vắc xin chống cúm được cho là kiếm lợi lớn nhất từ đại dịch này.
(Theo DailyMail)
Số lần xem trang : 15784 Nhập ngày : 11-01-2010 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Giáo viên có thể đi (04-02-2009) Cầu Phù Trịch, khi nào?(02-02-2009) Chênh vênh cung - cầu đào tạo (13-01-2009) Nhà khoa học làm giàu chính đáng (13-01-2009) “Tôi cứ tưởng 30 năm hoặc hơn!” (13-01-2009) Tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng: Khó khăn trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ(13-01-2009) Nên hướng vào cái gốc của "bếp ăn thế giới"(13-01-2009) Dịch cúm gà và sinh viên tình nguyện(13-01-2009) Sự cố đề thi trắc nghiệm: Phải cân nhắc giữa tình và lý(13-01-2009) Tiếp thị giáo dục: Nhu cầu bức thiết(11-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
|