TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 211
Toàn hệ thống 5206
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Sự chuyển dịch giữa các nhóm môi giới tại các công ty kết hợp với các chính sách đãi ngộ đối với khách hàng đã khiến bức tranh thị phần môi giới chứng khoán năm 2009 thay đổi cục diện.

Cuộc chiến “săn đầu người” và giành thị phần
Cuộc chiến “săn đầu người”, thị phần môi giới và kết quả kinh doanh 2009 của các CTCK
 
 

 

Cuộc chiến nhân sự

Bằng thời điểm này năm ngoái, các CTCK sa thải hàng loạt nhân viên để cắt giảm chi phí khi VN-Index trên đà lao dốc xuống dưới 250 điểm. Hiện tại, trên khắp các trang thông tin tuyển dụng đâu đâu cũng thấy đăng tuyển nhân viên của các CTCK.

 

Cuộc chiến giành thị phần tại các công ty chứng khoán không chỉ dừng lại ở hệ thống công nghệ hiện đại, những dịch vụ tiện ích cho khách hàng hay các phương thức nới lỏng về quy định giao dịch chứng khoán cho khách, cuộc chiến này còn xảy ra trong cuộc đua “săn” những người giỏi nhất ở công ty bạn về công ty mình, vừa tăng sức mạnh cho mình đồng thời làm suy yếu sức mạnh của đối thủ.

 

Và cái giá để trả cho các nhân viên môi giới này thường gấp 1,5 – 2 lần lương tại vị trí tương đương, (lương trung bình trả cho cán bộ quản lý cấp phòng khoảng 13 – 17 triệu đồng/tháng, lương trả cho cấp giám đốc bộ phận trở lên từ 20 – 25 triệu đồng/tháng).
 

Các nhân viên môi giới giỏi không những có quan hệ tốt với nhiều khách VIP, họ phải có hệ thống thông tin nhanh nhạy để tư vấn đầu tư cho khách hàng, và các khoản tiền tỷ mang lại cho khách sẽ được “thưởng” cho môi giới từ chính tỷ lệ ăn chia trên doanh số giao dịch của khách. Các công ty chứng khoán thu hút nhân sự từ chính tỷ lệ ăn chia này, thông thường là 30/70 (môi giới được "ăn" 30% phí môi giới của khách, sau khi trừ đi các khoản phí nộp cho Sở), hoặc 40/60, có nơi lên tới 50% phí giao dịch của khách hàng.

Lấy ví dụ về một nhóm môi giới chiếm thị phần 10% thị trường. Trung bình 1 ngày thị trường giao dịch 3.000 tỷ đồng, phí giao dịch sau khi trừ đi thuế và các khoản phải trả cho hai Sở là 0,1% và tỷ lệ ăn chia của môi giới là 50/50 thì trung bình một ngày, nhóm này kiếm được 150 triệu đồng (3.000tỷx10%x0,1%x0,5). Tính chung cả tháng (giao dịch 22 phiên), nhóm này sẽ kiếm được khoảng 3.3 tỷ đồng riêng tiền phí môi giới. Chưa kể các phiên 2 sàn giao dịch lên tới  5000 - 10.000 tỷ đồng.

…và cuộc đua giành thị phần

 

Sự chuyển dịch giữa các nhóm môi giới tại các công ty kết hợp với các chính sách đãi ngộ đối với khách hàng đã khiến bức tranh thị phần môi giới chứng khoán năm 2009 thay đổi cục diện. Thị trường đã thấy xuất hiện các gương mặt mới “nổi trội” như CTCP Chứng khoán Thăng Long TSC (vượt qua SSI, đứng đầu thị phần môi giới cả hai sàn); Công ty TNHH Chứng khoán NH Sài gòn Thương tin (SBS), Chứng khoán Kim Eng (KEVS), CTCK FPT, Quốc tế Hoàng Gia (IRS) hay chứng khoán VNDirect…các công ty này đã lọt vào top 10 các công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu năm 2009 trên HoSE và HNX.

Trong khi đó, BVSC không nằm trong top 10 thị phần môi giới HNX, đứng thứ 8 thị phần môi giới HOSE, chứng khoán Vietcombank đứng thứ 9; các công ty chứng khoán “lão làng” như BSC của CTCK Ngân hàng đầu tư BIDV hay chứng khoán Ngân hàng Công thương không nằm trong bảng xếp hạng.

 

Kết quả kinh doanh 2009

Năm 2009 có thể được coi là thành công với hầu hết các công ty chứng khoán, trong số các công ty công bố kết quả kinh doanh cả năm, hầu hết đều vượt kế hoạch (ngoại trừ AGR lỗ quý 4).
 

 

KLS – CTCK Kim Long đi “tiên phong” trong việc công bố kế quả kinh doanh năm 2009, KLS đạt doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh đạt 434,8 tỷ đồng (trong đó doanh thu môi giới chiếm 7% tổng doanh thu), doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh (đầu tư CK, góp vốn) với 337,2 tỷ đồng (chiếm 77,7% tổng doanh thu), lợi nhuận sau thuế đạt 352 tỷ đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 5.088,99 đồng. Như vậy, mức lãi của năm 2009 của KLS gần như đủ bù đắp khoản lỗ 347 tỷ đồng của năm 2008.

CTCPChứng khoán Tp.HCM (mã HCM-HOSE) công bố, trong quý 4/2009, doanh thu của công ty đạt 163,43 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 59,56 tỷ đồng - giảm hơn 37% so với quý 3. Lũy kế năm 2009, doanh thu của HCM đạt 491,3 tỷ đồng - tăng 34,8% so với năm 2008 (trong đó doanh thu về môi giới đạt hơn 54 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng doanh thu), lợi nhuận sau thuế đạt 278,12 tỷ đồng. 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (mã AGR-HOSE) công bố tổng doanh thu trong quý 4/2009 đạt 289,37 tỷ đồng, lũy kế năm 2009 đạt 580,379 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 4 lỗ 48,33 tỷ đồng, lũy kế năm 2009 lãi 176,190 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) quý 4/2009 là - 403 đồng, lũy kế năm 2009 đạt 1.468 đồng.

CTCP Chứng khoán Chợ Lớn (CLS-UPCoM) cho biết đã đạt doanh thu 22,4 tỷ đồng, lợi nhuận 8,7 tỷ đồng trong quý 4/2009. Lũy kế năm 2009, CLS đạt 46,8 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận đạt 19,5 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) năm qua đạt 2.200 đồng.

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng công bố ước đạt gần 200 tỷ đồng LNST năm 2009.

Đối với các công ty chứng khoán chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, kết quả kinh doanh cũng khá tích cực.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect công bố lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 210 tỷ đồng (chưa kiểm toán). VNDirect cho biết công ty đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ lên 450 tỷ đồng và đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long đang có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong năm nay. Hiện tại, TSC chưa công bố kết quả kinh doanh 2009. Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) ước đạt hơn 90 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoà Bình (HBS) cũng vừa công bố doanh thu năm 2009 đạt 80 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 43 tỷ đồng. Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) đã đạt được khoản lãi ước khoảng 400 tỷ đồng, sau khi có một năm kinh doanh khó khăn hồi năm 2008; Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) công bố năm 2009 ước đạt 64,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 322% so với kế hoạch (15,35 tỷ đồng)....

Phương Mai
(Theo ĐTCK/VNEconomy/HSX/HNX)
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
 

<!--[endif]-->

 

 

 

Số lần xem trang : 15249
Nhập ngày : 20-01-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Dự báo tình hình mất việc làm: Thiếu căn cứ thực tế lẫn khoa học!(05-03-2009)

  The unfortunate uselessness of most ’state of the art’ academic monetary economics(05-03-2009)

  Thomas Friedman’s Five Worst Predictions(05-03-2009)

  IMF: Kinh tế VN dễ bị ‘tổn thương’ (05-03-2009)

  Trung Quốc: Trường ĐH trợ cấp phí tìm việc cho sinh viên(28-02-2009)

  Để cá tra bơi ra “biển lớn”(28-02-2009)

  “Không nên quá kỳ vọng vào gói kích cầu”(23-02-2009)

  Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN lập quỹ 120 tỷ USD bảo vệ đồng nội tệ(23-02-2009)

  "Vẽ" đô thị đại học(23-02-2009)

  Tổng điều tra nhu cầu, thực trạng ký túc xá toàn quốc(16-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007