TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 38
Toàn hệ thống 7198
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý


Thứ Hai, 25/01/2010, 08:28 (GMT+7)
 

TP.HCM: Thu nhập tăng nhưng sống căng thẳng

ThS Lê Văn Thành - Ảnh: P.P.H.

TT - Lần đầu tiên, vấn đề mức sống và môi trường sống của người dân TP.HCM đã được đặt ra trong đề tài nghiên cứu do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM thực hiện. Thạc sĩ Lê Văn Thành, chủ nhiệm đề tài này, nói:

- Hiện nay kỳ vọng nổi lên rõ nhất là về cơ sở hạ tầng. Chuyện đi lại với người dân rất quan trọng vì đa số gắn liền với xe gắn máy. Đây là bức xúc lớn nhất của dân và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống. Chuyện kẹt xe làm hao tốn xăng nhiều hơn, khói bụi nhiều hơn, thời gian đi lại nhiều hơn, tổn thất về kinh tế rất lớn nhưng lỗi của ai thì không rõ.

* Như vậy có thể nói thu nhập của người dân tăng lên nhưng chất lượng sống lại giảm?

- Điều này khá rõ. Bởi khi nói về mức sống tính theo thu nhập thì nó cụ thể nhưng chất lượng sống - vừa mang tính vật chất vừa có khái niệm về tinh thần - lại không đơn thuần có nhiều tiền là có cuộc sống tốt. Chất lượng cuộc sống của người dân TP có thể nói là giảm. Những nguyên nhân trên làm tâm trạng người dân căng thẳng, lo ngập nước, lo kẹt xe... Trên một nửa trong số các hộ được điều tra có mong muốn cải thiện về giao thông.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận TP.HCM là TP lớn lên rất đột xuất nhưng hệ thống hạ tầng đô thị không đáp ứng kịp. Đây là căn bệnh mãn tính, vốn có ở các đô thị của các nước chứ không chỉ riêng TP.HCM. TP “phình” rất nhanh, áp lực bởi dân nhập cư nhiều và hầu như khó có giải pháp nào kịp thời để đáp ứng cho nhu cầu này. Nó có khách quan như vậy. TP có một số dự án giao thông từ vốn ODA, ngân sách đưa vào đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng. Phải tìm cơ chế khác để thu hút vốn đầu tư, cách làm hiện nay “như muối bỏ biển”.

* Ông cùng nhóm điều tra có những giải pháp và kiến nghị gì để nâng chất lượng cuộc sống cũng như giải quyết những vấn đề mà người dân quan tâm?

- Một trong những vấn đề là chính sách tiền lương - tiền công vì ảnh hưởng đến việc cải thiện đời sống của người dân. Nhà nước cần xem xét về chính sách này vì chi tiêu hiện nay rất lớn nhưng chính sách tiền lương thì quá thấp. Chính sách nhà ở cũng vậy. Gần đây chúng ta có một số chương trình về nâng cấp đô thị, góp phần cải thiện chỗ ở, nâng cao chất lượng sống, tuy nhiên vẫn còn nhiều khu vực chỗ ở rất khiêm tốn. Điều này cũng nói lên rằng chúng ta có thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp rất tiềm năng mà các công ty kinh doanh địa ốc cần quan tâm.

Đề tài này còn tiếp tục nghiên cứu, dự kiến giữa năm nay hoàn thành, nghiệm thu nên chưa thể nói cụ thể giải pháp nhưng ý tưởng riêng cá nhân tôi là nên có giải pháp cho từng nhóm người. Trong đó sẽ tập trung cho những nhóm đối tượng khó khăn hơn về nhà ở, môi trường sống và những điều mà người dân bức xúc như kẹt xe, ngập nước... Từ đề tài này cũng đặt ra nhiều câu hỏi cần làm rõ hơn xung quanh vấn đề an ninh trật tự, cải thiện cơ chế chính sách hay các thủ tục hành chính... Đây là những nguyện vọng của người dân mà nếu có điều kiện tìm hiểu sâu thêm sẽ rất thú vị.

Thu nhập bình quân 2.500 USD/người/năm

Theo thạc sĩ Lê Văn Thành, đề tài “Mức sống kết hợp với môi trường sống của các hộ gia đình tại TP.HCM” được thực hiện tại 12 quận huyện với 720 phiếu điều tra. Theo kết quả, thu nhập của người dân TP không ngừng tăng lên và hiện nay bình quân đầu người đạt khoảng 2.500 USD/năm. Nếu tính bình quân chung giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất thì chênh nhau 6,9 lần.

Chi tiêu ăn uống chiếm hơn phân nửa trong tổng thu nhập của hộ gia đình, cá nhân và khoảng 20% chi cho việc học hành...

PHÚC HUY - HỒ VĂN thực hiện


 


Copyright (C) 2007 Tuổi Trẻ

Số lần xem trang : 15018
Nhập ngày : 25-01-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Làm mới ngành học cũ(09-12-2016)

  Học đại học 3 năm: Không đơn giản là rút ngắn chương trình(14-11-2016)

  Học đại học 3 năm: Các trường lo thiết kế lại chương trình(14-11-2016)

  Thi THPT quốc gia 2017: Đề thi khác nhau 80% cho mỗi thí sinh(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Các trường quy đổi về thang điểm 10(17-03-2016)

  Tuyển sinh năm 2016: Nhiều đổi mới(15-03-2016)

  Quy chế thi THPT quốc gia 2016: Siết quy định về chấm trắc nghiệm và phúc khảo(12-03-2016)

  Nóng: Bộ Giáo dục điều chỉnh khu vực ưu tiên trong tuyển sinh ĐH,CĐ 2016(19-02-2016)

  Điều chỉnh ưu tiên tuyển sinh 2016 như thế nào?(18-02-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Tạo điều kiện tối đa cho thí sinh(03-02-2016)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007