TS. Trần Đình Lý
Thứ Năm, 25/02/2010, 06:08 (GMT+7)
Sự kiện & dư luận
Xăng dầu và 5 nghịch lý!
TT - Câu chuyện tăng giá xăng dầu đầu năm đang là sự kiện gây chú ý của dư luận. Vẫn cứ điệp khúc mỗi khi giá xăng tăng là do “giá xăng dầu thế giới tăng”. Người tiêu dùng vẫn cứ biết như thế - như bao lần khác - cho đến trước khi báo Tuổi Trẻ đăng bài viết cho biết thực tế giá xăng trong nước đã tăng nhanh hơn giá xăng thế giới.
|
Đợt tăng giá xăng này Sài Gòn Petro và PV Oil niêm yết mức giá 16.950 đồng/lít với xăng A92, thấp hơn Petrolimex 40 đồng. Hi vọng tín hiệu cạnh tranh sẽ tiếp tục trong tương lai - Ảnh: H.T.VÂN |
Rõ ràng có nhiều nghịch lý về xăng dầu. Không biết khi xăng Dung Quất cung cấp ra thị trường có góp phần tích cực trong việc làm bình ổn giá xăng dầu trong nước cũng như thế giới hay không và giữ được bao lâu, nhưng cứ nói đến xăng dầu, nhiều người lại thốt lên rằng: không minh bạch, không khách quan, không hợp lý (?!). Phải chăng đây là nghịch lý thứ nhất?
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, vẫn mãi băn khoăn: “Điều vô lý là lâu nay vẫn tồn tại việc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chưa được thanh tra, kiểm toán việc thực tế họ lỗ, lãi ra sao. Đề nghị cần kiểm toán mức phí mà doanh nghiệp kê khai, căn cứ vào giá thế giới nhập khẩu bình quân trong 30 ngày để xây dựng khung giá đối chiếu trong nước và thế giới, từ đó có sự điều chỉnh tương ứng”. Nếu không làm rõ việc này, sẽ là một nghịch lý rất lớn. Nghịch lý thứ hai.
Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lỗ triền miên ư? Hiểu theo góc độ kinh tế, chẳng bao giờ ai bỏ vốn để kinh doanh một mặt hàng mà thường xuyên phải chịu lỗ như thế! Người tiếp nhận thông tin này cứ nghĩ nó như một “điệp khúc lỗ”, bất kỳ lúc nào, ở đâu và như thế nào, kể cả lúc giá dầu thế giới còn ở mức thấp (?). Phải chăng đó là nghịch lý thứ ba?
Nghịch lý thứ tư, theo tôi, thuộc về cách khuyến cáo. Tuyên bố để trấn an dư luận rằng giá xăng dầu tăng nhưng sẽ không ảnh hưởng đến giá các mặt hàng khác là điều hết sức phi lý. Người có kiến thức tối thiểu về kinh tế cũng thừa hiểu rằng xăng là mặt hàng thiết yếu và nó “nhạy cảm” với giá các mặt hàng khác như thế nào. Một sự thay đổi nhỏ của giá xăng dầu sẽ làm thay đổi lớn, có khi rất lớn, đối với nhóm mặt hàng khác. Việc cải thiện nghịch lý này không có gì là khó.
Bao nhiêu cán bộ, công chức, trí thức trẻ, giỏi... xin nghỉ việc chỉ vì sự mất giá của đồng tiền, trong đó có sự tăng lên của giá xăng. Chính sách lương, chế độ ưu đãi, điều kiện làm việc và cả tình cảm đồng nghiệp dù có thắm đượm đến đâu cũng không đủ để giữ chân họ ở lại với khu vực nhà nước. Tương lai của khu vực này sẽ như thế nào? Xin kết thúc nghịch lý thứ năm.
Cần nhìn lại một cách nghiêm túc, thẳng thắn năm nghịch lý không nhỏ về chuyện giá xăng dầu, để từ đó hi vọng đón nhận ý nghĩa đích thực từ các câu chuyện tương tự về những mặt hàng thiết yếu khác!
ThS TRẦN ĐÌNH LÝ
Copyright (C) 2007 Tuổi Trẻ Số lần xem trang : 15685 Nhập ngày : 25-02-2010 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Giáo viên có thể đi (04-02-2009) Cầu Phù Trịch, khi nào?(02-02-2009) Chênh vênh cung - cầu đào tạo (13-01-2009) Nhà khoa học làm giàu chính đáng (13-01-2009) “Tôi cứ tưởng 30 năm hoặc hơn!” (13-01-2009) Tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng: Khó khăn trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ(13-01-2009) Nên hướng vào cái gốc của "bếp ăn thế giới"(13-01-2009) Dịch cúm gà và sinh viên tình nguyện(13-01-2009) Sự cố đề thi trắc nghiệm: Phải cân nhắc giữa tình và lý(13-01-2009) Tiếp thị giáo dục: Nhu cầu bức thiết(11-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
|