TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 126
Toàn hệ thống 3566
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Bộ GD&ĐT vừa công bố điểm sàn cho đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) và các trường, sau khi dự kiến nhiều phương án, đã  công bố điểm chuẩn phù hợp với.. điều kiện và hoàn cảnh trường mình! Bộ cũng đã nhiều lần định hướng cho các trường cần cân nhắc kỹ về điều kiện đặc thù của các nhóm ngành, nhóm trường, vùng miền khác nhau… để xây dựng phương án điểm chuẩn phù hợp.

Tôi thích NV1 nhiều hơn, dù điểm có thấp hơn!

Thứ Ba, 10 Tháng tám 2010, 14:08 GMT+7

 

Bộ GD&ĐT vừa công bố điểm sàn cho đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) và các trường, sau khi dự kiến nhiều phương án, đã  công bố điểm chuẩn phù hợp với.. điều kiện và hoàn cảnh trường mình! Bộ cũng đã nhiều lần định hướng cho các trường cần cân nhắc kỹ về điều kiện đặc thù của các nhóm ngành, nhóm trường, vùng miền khác nhau… để xây dựng phương án điểm chuẩn phù hợp.
Nhiều ý kiến cho rằng điểm sàn phải được xác định dựa trên nhiều yếu tố: việc ra đề, nội dung đề thi, các vùng miền, các ngành nghề khác nhau, mục tiêu đào tạo của từng loại trường, nguồn tuyển... Điểm sàn gần như không ảnh hưởng gì đến các trường tốp trên, tốp giữa ảnh hưởng chút ít, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến các trường tốp dưới.
Theo thống kê hàng năm, bình quân khỏang trên 30% thí sinh (TS) vào ĐH, CĐ bằng con đường không phải NV1, tức nguyện vọng chính! Thậm chí có trường chỉ tuyển được 10-20% NV1, còn lại những sự nỗ lực cố gắng để tuyển đủ chỉ tiêu bằng con đường NV2,3!? Chắc chắn không thể phủ nhận ưu điểm nổi bật của việc TS vào ĐH, CĐ bằng con đường NV2,3 là làm sao để TS có điểm cao không bị rớt đại học! Có một số trường muốn điểm chuẩn cao cao một chút (để giữ “thương hiệu” của trường, của ngành…) vì thế cho dù tuyển được ít NV1 nhưng bù lại, có điểm chuẩn “đẹp”. Những con số này đã rất “đẹp” với vẻ đẹp… trước mắt.
Đâu là thực hư về con số rất lớn TS vào được ĐH, CĐ bằng con đường NV2,3? Phải chăng đây là sự “tạm trú 1 năm” hay là “sân bay quá cảnh”?! Đậu ĐH, CĐ rồi nhưng chỉ là sự trú chân tạm bợ, không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó!? Vậy làm sao để có được sự phát huy hết năng lực, sở trường để ..trước hết cho việc học, đừng nói gì cao hơn hơn nữa..
Hướng nghiệp là vấn đề lớn và đi trước một bước. Xuất phát điểm của TS khi chuẩn bị vào ngưỡng cửa ĐH, CĐ, … phải là sở thích /sở trường/năng khiếu. Đó mới là điều quan trọng và cốt lõi! Tiếp theo là phải cân nhắc đến các yếu tố khác. Nếu xác định được điều quan trọng này sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời/lâu dài.. hơn là tìm câu trả lời cho câu hỏi “Làm sao để vào được đại học?”. Chắc chắn các em thí sinh, cha mẹ các em và nhà trường, xã hội …không ai lại muốn bị thiệt hại với những sự chọn lựa, định hướng sai lầm.
Quay trở lại với điểm sàn/điểm chuẩn. Chắc chắn Bộ sẽ có những cân nhắc tình hình chung để đưa ra những con số sàn rất chuẩn mực. Nhưng điều quan trọng là các trường khi đưa ra những con số điểm chuẩn sao cho phù hợp, mức điểm nào cho đào tạo nhân tài, mức nào cho đào tạo nguồn nhân lực? Không nên quá vì những con số đẹp để những em TS có tâm huyết với ngành nghề đã chọn (NV1) mất đi cơ hội. Dù đã muộn nhưng theo góc độ hướng nghiệp và tránh những lãng phí quá lớn trong cuộc tuyển chọn người phù hợp gắn bó với nghề yêu thích của người học, tôi vẫn muốn nói rằng: dù điểm có thấp hơn một chút nhưng tôi vẫn thích NV1 nhiều hơn!
ThS. Trần Đình Lý

Số lần xem trang : 15788
Nhập ngày : 11-08-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Giáo viên có thể đi (04-02-2009)

  Cầu Phù Trịch, khi nào?(02-02-2009)

  Chênh vênh cung - cầu đào tạo (13-01-2009)

  Nhà khoa học làm giàu chính đáng (13-01-2009)

  “Tôi cứ tưởng 30 năm hoặc hơn!” (13-01-2009)

  Tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng: Khó khăn trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ(13-01-2009)

  Nên hướng vào cái gốc của "bếp ăn thế giới"(13-01-2009)

  Dịch cúm gà và sinh viên tình nguyện(13-01-2009)

  Sự cố đề thi trắc nghiệm: Phải cân nhắc giữa tình và lý(13-01-2009)

  Tiếp thị giáo dục: Nhu cầu bức thiết(11-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007