TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 94
Toàn hệ thống 2785
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/2010/10/3BA21E8E/page_2.asp

Bất kỳ tai nạn xe hơi nào cũng đều đáng sợ. Nhưng bị tai nạn trong hoàn cảnh chiếc xe của bạn bị rơi xuống nước trong khi bạn đang mắc kẹt trong xe thì còn khủng khiếp hơn nữa. Những tai nạn như vậy thì luôn đặc biệt nguy hiểm vì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị chết đuối. Nhưng sự thật là hầu hết những cái chết đều là kết quả của sự sợ hãi và hoảng loạn khi không có kế hoạch và kỹ năng để thoát hiểm, khi bạn không ý thức được điều gì sẽ xảy ra khi ô tô bị rơi xuống nước.

Trong giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tư thế an toàn khi xe của bạn bị rơi xuống nước và ngay cả khi bạn bị kẹt khi xe đang chìm thì việc thoát ra ngoài là điều hoàn toàn có thể.

Bước1: Tư thế an toàn khi xe rơi xuống nước

Nếu bạn ý thức được rằng chiếc xe bạn đi đang bị cuốn khỏi đường bộ và rơi xuống nước, hãy ngay lập tức thực hành tư thế an toàn để chuẩn bị cho việc va chạm có thể xảy ra khi xe tiếp xúc với nước. Hãy bắt chép hai tay bạn trước ngực. Lòng bàn tay phải ôm chặt vai bên trái và ngược lại. Bạn nên biết rằng sự va chạm của ô tô lúc rơi xuống nước có thể lớn nhưng có thể không gây chết người, nhưng nếu bạn không áp dụng tư thế này thì tay của bạn sẽ dễ bị chấn thương trong quá trình xe bị rơi tự do và tiếp xúc với nước và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn rất nhiều khi bạn thoát hiểm bằng cửa sổ hay cửa của xe.

Bước 2: Mở cửa sổ của xe ngay khi bạn có thể

Ngay sau khi xe tiếp xúc với nước, bạn chỉ có vài giây không đáng kể để rồi chìm xuống nước. Trong vài giây quý giá đó, hãy ưu tiên cho việc mở cửa sổ hoặc cửa xe ngay khi bạn có thể khi mà chúng vẫn ở trên mặt nước. Khi xe bắt đầu chìm trong nước, bạn sẽ không thể mở bất kỳ cửa nào của xe cho đến khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng (tức là bên trong xe hoàn toàn ngập nước). Nếu tất cả cửa sổ vẫn bị đóng thì quá trình cân bằng áp suất trong và ngoài xe sẽ kéo dài lâu hơn và hậu quả là bạn sẽ chết vì thiếu ôxy khi bên trong xe ngập nước. Hãy cố gắng bình tĩnh và mở cửa sổ bằng bất kỳ cách nào có thể. Nếu bạn không thể mở được cửa sổ bằng tay, hoặc xe của bạn trang bị hệ thống cửa sổ đóng mở bằng điện và hệ thống này không hoạt động trong nước, hãy cố gắng dập vỡ cửa kính xe bằng chân, vai hay những vật nặng bạn có thể có trong tay vào thời điểm đó. Điều này nghe có vẻ vô lý vì làm như vậy tức là nước sẽ vào trong xe nhanh hơn. Nhưng thực tế là cửa sổ hoặc cửa xe càng được mở sớm bao nhiêu thì cơ hội bạn thoát ra được càng lớn bấy nhiêu khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng.

-          Có rất nhiều vật dụng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để đập vỡ kính ô tô. Búa khẩn cấp là một trong những vật dụng như vậy. Búa có đầu nhọn thậm chí có thêm lò xo để gia tăng lực khi sử dụng. Búa nhỏ, nhẹ và tiện sử dụng khi cần. Thông thường, búa khẩn cấp được trang bị kèm theo xe và được gắn trên thành xe, bên trong khoang hành khách. Nếu không có búa khẩn cấp, hãy sử dụng bất kỳ vật dụng nào bạn có trong tay như: kìm, tuốc-nơ-vít, giày cao gót, cục chêm bánh xe… thậm chí cả chìa khóa.

-          Kính cửa sổ bên thân xe và kính phía sau là những vị trí phù hợp nhất để thoát hiểm. Kính phía trước thường được làm bằng ‘kính an toàn’ và các lớp kính được gắn chặt với nhau để bảo vệ tài xế và người ngồi phía trước khi có va chạm. Vì vậy nếu bạn đập vỡ kính trước thì bạn cũng khó có thể lấy chúng ra. Ở một vài chiếc xe đắt tiền, kính an toàn cũng được trang bị cho các cửa sổ ở thân xe.

Bước 3: Hãy cố gắng bình tĩnh và mở khóa cửa xe

Sẽ rất khó để bạn giữ bình tĩnh và không hoảng loạn trong hoàn cảnh này. Điều đó là bình thường vì khi phải đối mặt với cái chết, lượng Adrenaline trong máu sẽ tăng cao và bạn sẽ có cảm giác hồi hộp, sợ hãi và hoảng loạn. Nhưng hãy đừng sợ. Bản phải luôn ý thức rằng bạn cần phải thoát ra khỏi tình trạng này và bạn sẽ làm được điều đó. Khi bạn vẫn đang ở trong xe, bạn hãy hít thở sâu và chú ý vào những hành động bạn đang và sẽ làm. Hãy mở cửa xe bằng điện (nếu vẫn hoạt động) hoặc mở bằng tay và sau đó hãy hít sâu để chuẩn bị cho việc bạn sẽ nín thở khi nước ngập hoàn toàn trong xe.

Bước 4: Hãy giữ dây an toàn (seatbelt) được cài chặt

Theo bản năng thì bạn sẽ tháo dây an toàn. Nhưng đây là một hành động sai. Khi xe chìm vào nước, bạn sẽ rất dễ bị mất phương hướng và nếu bạn tháo dây an toàn thì rất có thể bạn sẽ bị đẩy xa ra khỏi vị trí cửa sổ hoặc cửa xe là những nơi bạn sẽ thoát ra ngoài. Bạn nên biết, khoảng vài tấn nước sẽ đổ vào xe của bạn, và bạn không thể thoát ra khi nước đang vào xe, thậm chí bạn còn bị đẩy ra xa khỏi vị trí hiện tại khi nước tràn vào xe. Vì vậy, hãy thắt chặt dây an toàn ở vị trí hiện tại của bạn.

Nếu công việc tiếp theo là đẩy cửa xe để thoát hiểm thì việc vẫn cài dây an toàn còn cho bạn thêm điểm tựa để tăng lực đẩy khi bạn đang ở trong nước.

Vẫn cài dây an toàn còn giúp bạn định vị được vị trí, đặc biệt khi xe bị lộn ngược khi rơi tự do xuống nước hoặc khi đang ở trong nước và nước đang tràn vào xe.

Bước 5: Nếu bạn có thể quan sát, hãy đặt tay gần cửa nhất vào tay nắm của cửa

Khi bạn đang ở trong nước và bạn không thể nhìn được gì. Hãy bình tĩnh và tự định vị xung quanh bằng cách sử dụng tay phía ngoài (tay gần cửa nhất) bắt đầu di chuyển từ hông của bạn dọc lên phía trên cho đến khi bạn sờ vào được tay nắm cửa. Đừng cố gắng mở cửa vào lúc này vì khi nước đang tràn vào xe, nước sẽ tạo áp lực lên cửa và lực này rất lớn. Bạn sẽ không đủ sức mở cửa vào lúc này và việc này thậm chí còn làm bạn mất sức và tạo ra cảm giác hoảng sợ. Bạn hãy kiểm tra để chắc chắn rằng cửa này không bị khóa.


Bước 6: Thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe

Nếu xe vẫn đang nổi trong nước, hãy cố gắng làm điều này trước khi nước tràn vào trong xe, Nếu bạn bị chìm quá nhanh, tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải đợi cho đến khi nước ngập vào toàn bộ xe. Khi điều này xảy ra, lúc đó bạn có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe bằng tay gần cửa nhất. Sau đó hãy tháo dây an toàn. Khi bạn rời xe, đừng đạp chân xuống phía dưới vì có thể bạn sẽ làm người khác bị thương.

Phía đầu xe nơi để động cơ có thể sẽ chìm nhanh hơn vì nặng, vì thế đuôi xe sẽ ở trên mặt nước lâu hơn. Bạn có thể mở cửa hoặc đập kính từ phía này.

Nếu trong xe có trẻ em, hãy khuyên bé bình tĩnh và hít thở sâu cho đến khi mức nước ngang ngực bé. Sau đó nói bé hít thật sâu và nín thở bằng cách bóp vào cánh mũi. Ngay sau khi nước đã ngập toàn bộ xe, bạn hãy tháo dây an toàn và giúp bé tháo dây an toàn. Bạn hãy giúp bé thoát ra trước và sau đó đến bạn.

Bước 7: Bơi lên phía bề mặt càng nhanh càng tốt

Hãy rời chiếc xe và bơi về phía bề mặt càng nhanh càng tốt. Nếu bạn không biết bơi hướng nào hãy tìm hướng có ánh sáng và bơi về phía đó. Bạn cũng có thể bơi theo hướng những bọt nước. Bọt nước nổi lên phía trên và cũng có thể giúp bạn nổi lên phía trên bề mặt. Tuy nhiên hãy cẩn trọng xung quanh của bạn vì bạn có thể gặp phải những vật cứng như đá, trụ cầu hoặc thuyền, ca nô đi ngang qua với tốc độ cao. Ngay sau khi nổi lên trên mặt nước, bạn hãy ra dấu hiệu yêu cầu giúp đỡ càng sớm càng tốt.

Bước 8: Hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt

Lượng Adrenaline tồn tại trong máu sẽ khiến bạn mất đi cảm giác đau, nó sẽ khiến bạn không cảm nhận được những tổn thương bạn đang gặp phải trong quá trình thoát hiểm. Vì vậy, bạn hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế ngay khi có thể.

Rất có thể bạn sẽ chỉ có duy nhất một cơ hội để học những điều này. Đừng bỏ phí vì điều đó có thể cứu tính mạng của bạn.

Bác sĩ Quản Hồng Đức dịch (Nguồn: Internet)

 

Số lần xem trang : 15779
Nhập ngày : 22-10-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Giao luu voi cac CEO Viet Nam "Hoc gi tu cac CEO the gioi"(15-05-2009)

  Gia đình Cố PGS.TS Lưu Trọng Hiếu trao tặng học bổng cho Quỹ Đồng hành cùng Đại học Nông Lâm TPHCM (09-05-2009)

  Bài viết này hơn 1 tỷ người đọc, và họ đã khóc(14-04-2009)

  Không hiểu tại sao! (TN 27/06/2007)(18-03-2009)

  Động lực nào cho nhà khoa học? (TTO Thứ Ba, 11/01/2005)(18-03-2009)

  Phát hiện hai loại virus gây hại trên cây địa lan (TTOThứ Bảy, 19/02/2005)(18-03-2009)

  Làm sao để kéo nhân tài về? (TTO Thứ Hai, 15/01/2007)(18-03-2009)

  Nên công bố tốp người giàu ở VN (TTO Thứ Tư, 17/01/2007) (18-03-2009)

  Tiếp thị giáo dục: Nhu cầu bức thiết(06-02-2009)

  4 trường đại học công nhận nội dung chương trình đào tạo các môn chung và cho phép sinh viên chuyển đổi tín chỉ tích lũy(06-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007