TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 33
Toàn hệ thống 5088
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

 
 
Những tin tức nổi bật trong tuần (22-27/11): Báo động về những 'ác mẫu' tại các nhà trẻ
Những tin tức nổi bật trong tuần (22-27/11): Báo động về những 'ác mẫu' tại các nhà trẻ
Bảo mẫu hành hạ trẻ em ở Bình Dương, vụ đấu giá cổ vật xong rồi "chuồn", phúc thẩm vụ án hành hạ cháu Hào Anh, 9 Việt kiều thiệt mạng trong vụ giẫm đạp ở Campuchia và người cha bất lương "dùng" con gái như vợ hai là những tin tức nổi bật trong tuần vừa qua (22-27/11).

1. Phẫn nộ vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em ỏ Bình Dương

Tối  23/11, cộng đồng mạng sửng sốt và bất bình khi chứng kiến một video clip quay cảnh một phụ nữ được cho là bảo mẫu đang hành hạ một đứa bé chừng 2 tuổi khi tắm cho bé.

Clip dài hơn 1 phút quay cảnh một phụ nữ mặc áo đỏ đang dùng một nồi nhôm hất nước liên tiếp vào mặt (sau khi túm tóc bé kéo ngược), vào người một cháu bé chừng 2 tuổi khi tắm cho bé.
 
Thậm chí, trong khi “tắm” cho bé, người phụ nữ này còn dùng chân đạp vào người đứa bé, đè xuống sàn “nhà tắm” để kỳ cọ cho bé và liên tục mắng chửi mặc cho đứa bé cố tìm cách “thoát thân”.

Sau khi nhận được nguồn gốc clip hình ảnh phát xuất từ địa bàn của xã Thuận Giao, huyện Thuận An (Bình Dương), chính quyền xã này đã thành lập đoàn kiểm tra. Qua đoạn clip này, họ đã xác định bảo mẫu có tên Trần Thị Phụng (SN 1958, ngụ ở số 191, tổ 14, ấp Bình Thuận 1).

Ảnh chụp từ clip

11 giờ trưa 24/11, đoàn kiểm tra bất ngờ xuất hiện ở nhà riêng của bà Phụng. Bà ta tỏ ra ngỡ ngàng dường như không biết chuyện gì xảy ra. Bước đầu, bà  Phụng chối cãi toàn bộ những gì đã thực hiện như đoạn clip nói trên. Bà Phụng khẳng định không có bất cứ điều gì sai trái.

Cho đến khi đoàn kiểm tra mở đoạn clip cho bà ta xem, lúc đó bà mới gục đầu thừa nhận hành vi dã man của mình. Bà Phụng khai nhận, làm nghề giữ trẻ tự phát đã 10 năm nay tại nhà riêng. Bà chuyên nhận giữ những trẻ nhỏ từ 2-4 tuổi là con em những công nhân đang làm việc ở những công ty, xí nghiệp lân cận.

“Nhà trẻ” của bà hoạt động từ 5 giờ sáng cho đến chiều tối, tùy theo giờ tan ca của các bậc phụ huynh. Tiền công mỗi tháng là 350.000 đồng/trẻ. Bà Phụng không có trình độ, nghề nghiệp vì áp lực tài chính khó khăn của gia đình, phải nuôi chồng là ông Trần Văn Đỏ đã 10 năm nay mắc chứng bệnh thần kinh tọa, nên nghĩ ra nghề giữ trẻ để kiếm tiền.

Về đoạn clip đã ghi được hành vi dã man của bảo mẫu này, bà Phụng nói do bản tính quá nóng. Cụ thể, khoảng 3 giờ chiều ngày 23-11, bà tắm cho cháu Ngân là con của một công nhân đang làm xí nghiệp trên địa bàn xã (chưa rõ tên). Cháu Ngân đã không cho bà lau mặt nên bà đã có những hành động như dùng chân đạp cháu xuống nên gạch, tiếp theo là dùng nước tạt liên tiếp vào mặt cháu để dễ tắm (???). “Nhà trẻ” của bà chỉ là căn phòng nhỏ rộng chừng vài mét vuông nhưng bà nhận giữ đến 6 cháu, có độ tuổi từ 2-4 tuổi.

Cảnh trong nhà giữ trẻ của bà Phụng

Cho đến khi đoàn kiểm tra có mặt tại nhà bà Phụng, những người dân sống trong khu vực mới vỡ lẽ và mới biết được vụ clip được phát tán trên mạng và họ bất ngờ trước những hành vi độc ác của bảo mẫu này. Ngay cả bố mẹ bé Ngân khi xem clip mới biết con mình bị hành hạ. Theo lời anh Lực, cha của bé Ngân, nhiều lần đón con, anh Lực thấy thương tích trên mặt mày, chân tay con bé nhưng cứ nghĩ là do cháu nghịch với trẻ khác nên chẳng gặng hỏi nguyên nhân.

Dư luận rất bức xúc trước sự việc này và yêu cầu các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm những “ác mẫu” để phụ huynh không còn phải lo lắng khi gửi con em đến trường.

2. Phiên đấu giá từ thiện thành trò “lừa đảo”

Một trong những sự kiện văn hóa thu hút sự chú ý trong tuần vừa qua là phiên đấu giá trong “Đêm hội Hoa hậu Trái đất và Doanh nhân hướng về miền Trung" do Công ty Cổ phần đá quý Gia Gia mua bản quyền của Tập đoàn Thanh Niên Media, diễn ra tại khách sạn Queen Plaza, TP HCM. Sự kiện được đăng ký kỷ lục Việt Nam với việc "hơn 90 Hoa hậu Trái đất và doanh nhân cùng có mặt để chung tay làm từ thiện". Trong đêm hội này, có nhiều sản phẩm được mang ra đấu giá nhằm mục đích quyên tiền để ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.

Phiên đấu giá kết thúc với bộ Tứ linh - tác phẩm bằng gỗ lũa nhận giải xuất sắc tại Triển lãm Sinh vật cảnh cao cấp toàn quốc trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, có giá đấu khởi điểm là 40 tỷ đồng và được đấu giá cuối cùng là  47,9 tỷ đồng. Người thắng cuộc để sở hữu tác phẩm nghệ thuật này là đại diện Công ty SX & TMDV Bảo Long Bát Tràng (Công ty Bảo Long).

Chiếc trống đồng - kỷ vật 1.000 năm Thăng Long -Hà Nội được một người xưng tên Lương Đức Hải trả mua với giá thu về 12 tỷ đồng. Bức tranh đá quý có chữ ký của khoảng 80 thí sinh Hoa hậu Trái đất được một người tên Thanh Bình begin_of_the_skype_highlighting     end_of_the_skype_highlighting đấu với mức giá 3 tỷ đồng. Còn viên đá rubi khổng lồ được người tên Phát, mua giá 11 tỷ đồng.

Tại cuộc họp báo ngày 23/11, đơn vị tổ chức đã kịch liệt lên án hành vi "xù" đấu giá từ thiện

Nhưng cuối cùng, chẳng có hiện vật nào được trả tiền đúng như kết quả đã diễn ra trong đêm đấu giá hoành tráng này. Bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM, đơn vị tham gia tổ chức chương trình, cho biết là đã điện thoại liên lạc với người thắng đấu giá chiếc trống đồng nhưng không bắt máy; đại diện đơn vị đấu giá viên ruby, bức tranh đá quý cũng không ai nhận người. Chỉ có duy nhất một đại diện là ông Phạm Văn Đạt - Giám đốc Công ty Bảo Long xuất hiện. Tuy nhiên, ông Phạm Văn Đạt đã chối không mua bộ tứ linh nữa. Lý do ông Đạt đưa ra: Chủ nhân của hiện vật này đã tự ý chuyển sản phẩm ra khỏi vị trí đấu giá, đưa về Lâm Đồng mà không thông báo với Hội Chữ thập đỏ TP.HCM và công ty Bảo Long. Ông Đạt chỉ đồng ý ủng hộ 1 tỷ đồng thông qua Hội để làm từ thiện.

Sự việc trên đã khiến công ty đứng ra tổ chức sự kiện nói trên bị thiệt hại nặng nề về kinh tế vì bỏ ra hơn 1 tỷ đồng tổ chức mà không thu lại được đồng nào. Đáng nói hơn, đó là những người đứng ra tổ chức, người xem và đồng bào miền trung cảm thấy vô cùng bức  xúc và bị xúc phạm vì bỗng trở thành nạn nhân của trò “lừa đảo” như vậy.

3. Phúc thẩm vụ án hành hạ dã man cháu Hào Anh

Một vụ án thu hút sự chú ý của công luận trong tuần vừa qua đó là phiên tòa phúc thẩm vụ án hành hạ cháu Hào Anh diễn ra ngày 25/11 tại Cà Mau.

Tại phiên tòa, vợ chồng Giang Thơm vẫn quanh co chối tội cho rằng mình không đánh đập Hào Anh mà chỉ là ‘thương cháu như con nên dạy dỗ để nên người’. Trả lời câu hỏi vì sao kháng cáo, bị cáo Giang trả lời do trong quá trình trình điều tra bị cáo bị ép cung. Giang yêu cầu được giám định lại thương tật và tuổi Hào Anh. Và chỉ thừa nhận mình đánh Hào Anh mấy lần không gây ra thương tích cho Hào Anh.

Toà hỏi vậy thương tật 66,83% thì bị cáo giải thích sao? Bị cáo Giang cho rằng mình chỉ đánh Hào Anh khoảng 20%, còn lại là do Hào Anh tự té  trong lúc làm.

Mã Ngọc Thơm tại phiên tòa vẫn quanh co chối tội

Phát biểu tại tòa, Hào Anh xin được giữ nguyên mức án mà tòa sơ thẩm đã tuyên đối với hai bị cáo Giang - Thơm. Hào Anh xin toà cho bị cáo Lâm Lý Huỳnh được nhận án treo, vì Hào Anh nói anh Huỳnh rất thương con nhưng do cậu mợ ép nên mới đánh con. Đồng thời trong phần trả lời câu hỏi của chủ toạ bị cáo Huỳnh cũng xin được hưởng án treo.

Mặc dù vì sức khỏe yếu nên được ngồi để trả lời câu hỏi của HĐXX nhưng bị cáo Thơm vẫn có những hành động náo loạn phiên tòa như chửi bới, xúc phạm những người tham gia xét xử…

Cuối giờ sáng, Hội đồng xét xử đã tuyên y án sơ thẩm đối với vợ chồng chủ trại tôm giống Minh Đức, Huỳnh Thanh Giang - Mã Ngọc Thơm 23 năm tù cho mỗi bị cáo.

4. Đã có 9 Việt kiều thiệt mạng trong vụ giẫm đạp ở Campuchia

Đến chiều 24/11, đã có 9 người Việt kiều bị thiệt mạng, bao gồm 4 trẻ em, trong vụ giẫm đạp đêm 22.11 ở Campuchia. Ngoài ra còn có 8 người bị thương và 1 người vẫn còn mất tích. Theo ông Hà Quang Tuấn, Tham tán phụ trách Cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, trong số những Việt kiều thiệt mạng thì có 3 người ở tỉnh Kandal và số còn lại ở Phnom Penh.

Khi nhận được thông tin về sự cố diễn ra, Hội người VN tại Campuchia đã có chỉ đạo cho các chi hội ở các huyện, tỉnh, thành có người Việt sinh sống giáp ranh Phnom Penh, đồng thời phát đi thông báo bà con Việt kiều nào có người thân bị nạn cố gắng sớm liên lạc với Hội để được giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, Hội còn liên hệ với các cơ quan chức năng để tiếp tục tìm kiếm, hỗ trợ những Việt kiều bị nạn.

Người thân đứng bên cạnh linh cữu hai chị em Việt kiều bị thiệt mạng trong thảm kịch

Tại Campuchia, người dân nước này vẫn đang oằn mình gánh chịu tang thương. nhiều gia đình nạn nhân trong thảm họa giẫm đạp trên cây cầu Koh Pich vẫn không ngừng lao như con thoi giữa các bệnh viện lớn tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) để tìm kiếm người thân.

Cá đội cứu hộ cũng đã được huy động khẩn trương rà soát lòng sông Mê Kông để trục vớt thi thể nạn nhân khi nhiều người trong cơn hoảng loạn nổi sóng đã nhảy ào xuống dòng nước lạnh lẽo mà không một chút đắn đo.

Trong khi đó, tại các lều được dựng tạm tại một số bệnh viện ở Phnom Penh vẫn còn hàng hàng lớp lớp thi thể nạn nhân chưa được người thân tìm thấy.

5. Bi kịch gia đình có người bố “dùng” con gái làm vợ hai

Một sự việc mà khi biết đến nó không ai không khỏi rùng mình và căm phẫn người cha bất lương. Đó là việc ông L.V.P ( SN 1968) - hộ khẩu thường trú tại xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn thường xuyên ngủ với con gái là L.T.L.

Sau khi vợ chết, ông P. không chịu lao động mà bán dần ruộng đất để ăn. Cả xã đều biết câu chuyện ô P ngủ với con gái ruột của mình trong nhiều năm nhưng lại cho rằng, đây là câu chuyện riêng của gia đình nhà người ta nên không ai can ngăn, chỉ tránh không dây dưa.

Thậm chí, có thông tin rằng, L. đã nhiều lần có thai nhưng có lần thì đổ cho người này, người nọ, lần thì bỏ đi một thời gian. Nhưng cuối cùng thì những cái thai đó đều được L. phá đi rồi tiếp tục chung sống với bố đẻ mình.

Người cha bất lương L.V.P

Có mặt tại nhà của L, các trinh sát không khỏi đau lòng khi chứng kiến ngôi nhà tồi tàn cuối cùng đang được rao bán. Ngôi nhà hoang tàn, bé xíu, chỉ đủ kê 2 chiếc giường và một bộ bàn ghế. Ông P và L đều trông tàn tạ, gầy gò và mắc bệnh rụng tóc, lở lói trên đầu giống hệt nhau.

Cậu bé em út của L. học lớp 6 nay đã bỏ học với lí do “bố đánh, xé sách vở không cho đi học”. Không chịu được cảnh tượng đau lòng, T. thì bỏ nhà đi. Còn cậu em út tên Đ. thì trốn từ Lạng Sơn về Sóc Sơn (HN) với ông ngoại mong được tiếp tục đi học và tránh những trận đòn của bố. Cô em gái của L thì chán gia đình bỏ đi bị lừa vào các ổ mại dâm rồi giả danh cảnh sát lừa tình lừa tiền của khá nhiều nạn nhân.

Eva (Tổng hợp)

Số lần xem trang : 14989
Nhập ngày : 29-11-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Làm mới ngành học cũ(09-12-2016)

  Học đại học 3 năm: Không đơn giản là rút ngắn chương trình(14-11-2016)

  Học đại học 3 năm: Các trường lo thiết kế lại chương trình(14-11-2016)

  Thi THPT quốc gia 2017: Đề thi khác nhau 80% cho mỗi thí sinh(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Các trường quy đổi về thang điểm 10(17-03-2016)

  Tuyển sinh năm 2016: Nhiều đổi mới(15-03-2016)

  Quy chế thi THPT quốc gia 2016: Siết quy định về chấm trắc nghiệm và phúc khảo(12-03-2016)

  Nóng: Bộ Giáo dục điều chỉnh khu vực ưu tiên trong tuyển sinh ĐH,CĐ 2016(19-02-2016)

  Điều chỉnh ưu tiên tuyển sinh 2016 như thế nào?(18-02-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Tạo điều kiện tối đa cho thí sinh(03-02-2016)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007