TS. Trần Đình Lý 2010 là năm thứ 4 liên tiếp ngành điều Việt Nam vượt Ấn Độ để duy trì vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng này
2010 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chạm mốc 1 tỷ USD. Con số này đã giúp Việt Nam tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thế giới trong năm thứ tư về xuất khẩu mặt hàng này.
Việt Nam 4 năm liền dẫn đầu thế giới về xuất khẩu điều
11 tháng năm 2010 xuất khẩu điều đạt khoảng 179 nghìn tấn, kim ngạch thu về là 1 tỷ USD.
2010 là năm thứ 4 liên tiếp ngành điều Việt Nam vượt Ấn Độ để duy trì vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng này
2010 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chạm mốc 1 tỷ USD. Con số này đã giúp Việt Nam tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thế giới trong năm thứ tư về xuất khẩu mặt hàng này.
Theo số liệu từ Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), 11 tháng qua xuất khẩu điều đạt khoảng 179 nghìn tấn, kim ngạch thu về 1 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2009, xuất khẩu điều tăng gần 11% về lượng nhưng tăng tới 31,9% về giá trị. Giá xuất khẩu nhân điều bình quân hiện đạt khoảng 6.600 USD/tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.
“Đây là lần đầu tiên ngành điều gia nhập vào nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và là năm thứ 4 liên tiếp Việt Nam vượt Ấn Độ để duy trì vị trí xuất khẩu điều hàng đầu thế giới”, ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho hay.
Hiện hạt điều của Việt Nam đã được xuất khẩu tới 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó những thị trường trọng điểm của điều nhân Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ chiếm 35% thị phần, Trung Quốc 20% thị phần, EU chiếm khoảng 25%.
Trên cơ sở này Hiệp hội Điều Việt Nam dự báo, năm 2010 toàn ngành sẽ xuất khẩu được 198 nghìn tấn điều nhân các loại để đem về kim ngạch 1,135 tỷ USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 34,0% về trị giá so với thực hiện năm ngoái.
Bước sang năm 2011 mục tiêu xuất khẩu được ngành đặt ra là thu về kim ngạch 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 32% về giá trị so với năm 2010. “Đây là mục tiêu tương đối khó khăn trong bối cảnh nguyên liệu đầu vào và lao động phục vụ cho chế biến xuất khẩu còn thiếu, sản phẩm chưa đa dạng và chi phí chế biến ngày càng tăng…Tuy nhiên, Vinacas vẫn hy vọng môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế năm 2011 sẽ có nhiều thuận lợi để ngành có thể đạt được mục tiêu đã đề ra”, ông Học nói.
Mới đây, Hiệp hội này cũng đã hoàn thành dự thảo đề xuất chiến lược phát triển ngành điều đến năm 2015, tầm nhìn 2020 trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan trong năm nay.
Số lần xem trang : 15915 Nhập ngày : 15-12-2010 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Làm sao để kéo nhân tài về?(11-01-2009) Sinh viên vay vốn và sự công bằng xã hội! (11-01-2009) Động lực nào cho nhà khoa học?(11-01-2009) Điệp khúc “THỪA –THIẾU, THIẾU –THỪA”!(11-01-2009) Đào tạo nhân lực & nhu cầu xã hội:Giải pháp nào để cung-cầu(11-01-2009) Nhu cầu lao động cho Sinh viên (Ét – vê)(11-01-2009) Hai giám đốc, một bệnh viện(11-01-2009) Cung cầu lao động(23-06-2008)
|