Trang Cá Nhân: Nguyễn Đức Thành

ĐHNL TP.HCM | Khoa QLĐĐ&TTBĐS | Trang nhất | Lập Dự Án | | Quản Trị Dự Án | | Môi Giới BĐS |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2
Toàn hệ thống 5495
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

XÃ HỘI HỌC

Trắc nghiệm

Quizlet-Test I

Quizlet-Cards I

____________

Trang Facebook

_____________

Tài Liệu Học Tập

Môi Giới BĐS

Hình ảnh

Điểm thi

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trang Cá Nhân - Nguyễn Đức Thành

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

          KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI                                Độc Lập - Tự Do - Hạnh phúc

               VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
 
                                                 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN
(Real Estate Project Establishment)
 
1. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Nguyễn Đức Thành

Chức danh, học hàm, học vị: GV, ThS

Thời gian, địa điểm làm việc: Phòng Hợp tác quốc tế

Địa chỉ liên hệ: Phòng Hợp tác quốc tế, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

Email: nguyenducthanh@hcmuaf.edu.vn, htqt@yahoo.com


 
2. Thông tin chung về môn học

-         Tên môn học: Lập dự án đầu tư bất động sản

-         Mã môn học: 209207

-         Số tín chỉ: 3 (2,1)

-         Môn học:

+ Bắt buộc: chuyên ngành QLTTBĐS 

+ Lựa chọn:

-         Các môn học tiên quyết: Tài chính và đầu tư bất động sản

-         Các môn học kế tiếp:

-         Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

-         Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 25 tiết

+ Làm bài tập trên lớp: 5 tiết

+ Thảo luận:

+ Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...): 15 tiết

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học: 135 tiết

-         Địa chỉ Khoa phụ trách môn học: Bộ môn Kinh tế đất, Khoa QLĐĐ&BĐS, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.

3. Mục tiêu của môn học

-         Kiến thức: Nắm vững nội dung, phương pháp và quy trình lập dự án đầu tư bất động sản.

-         Kỹ năng: Lập được dự án đầu tư bất động sản, xác định và tính toán được các tiêu chí đánh giá lựa chọn và thẩm định dự án đầu tư.

-         Thái độ, chuyên cần: Nhận thức đúng vai trò và vị trí của môn học trong chương trình đào tạo.


4. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học trình bày những vấn đề chung về đầu tư và dự án đầu tư, về nội dung, quy trình và phương pháp lập dự án đầu tư bất động sản; các tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn và thẩm định dự án đầu tư bất động sản.

5. Nội dung chi tiết môn học

MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MÔN HỌC

- Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của môn học Lập dự án đầu tư bất động sản.

- Nội dung và phương pháp nghiên cứu của môn học Lập dự án đầu tư bất động sản.

- Mối liên hệ giữa môn học Lập dự án đầu tư bất động sản với các bộ môn khoa học Kinh tế khác.

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư

1.1.1. Khái niệm đầu tư
1.1.2. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư  

1.1.3. Các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư

1.2. Trình tự và các nội dung nghiên cứu của quá trình soạn thảo dự án đầu tư

1.2.1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư
1.2.2. Nghiên cứu tiền khả thi
1.2.3. Nghiên cứu khả thi

1.3. Các chỉ tiêu và kỹ thuật phân tích tài chính và kinh tế - xã hội trong lập dự án đầu tư  

1.3.1. Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội

1.3.2. Các chỉ tiêu và kỹ thuật phân tích tài chính
1.3.3. Các chỉ tiêu và kỹ thuật phân tích kinh tế - xã hội

1.4. Các quy định pháp luật về đầu tư BĐS

1.4.1. Quy định pháp luật về báo cáo và cấp phép đầu tư BĐS

1.4.2. Quy định pháp luật về lập và phê duyệt dự án đầu tư BĐS

1.4.3. Quy định pháp luật về điều chỉnh dự án đầu tư BĐS

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, THỊ TRƯỜNG VÀ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

2.1. Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát trong vùng lãnh thổ thực hiện dự án đầu tư BĐS

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Cơ sở hạ tầng
2.1.3. Đặc điểm xã hội
2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế và môi trường đầu tư  

2.2. Nghiên cứu thị trường BĐS tại vùng lãnh thổ thực hiện dự án đầu tư BĐS

2.2.1. Nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại vùng lãnh thổ đầu tư BĐS

2.2.2. Nghiên cứu các loại và các phân khúc thị trường BĐS

2.2.3. Nghiên cứu mức cung cầu và giá cả các loại BĐS hiện tại và trong quá khứ

2.2.4. Dự báo cầu thị trường BĐS trong tương lai
2.2.5. Dự báo cung thị trường BĐS trong tương lai  
2.2.6. Xác định sản phẩm BĐS và đánh giá khả năng cạnh tranh

2.3. Xác định địa điểm đầu tư, lựa chọn giải pháp quy hoạch, kiến trúc và kỹ thuật của dự án

2.3.1. Địa điểm và hiện trạng hạ tầng đất đai khu vực dự án
2.3.2. Các chỉ tiêu quy hoạch
2.3.3. Giải pháp quy hoạch tổng thể mặt bằng
2.3.4. Giải pháp kiến trúc và kỹ thuật tòa nhà
2.3.5. Tác động môi trường và giải pháp  

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

BẤT ĐỘNG SẢN

3.1. Phân tích tài chính dự án đầu tư BĐS

3.1.1. Xác định tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án đầu tư BĐS

3.1.2. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn thực hiện dự án

3.1.3. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư BĐS

3.1.4. Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư BĐS 

3.2. Phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư BĐS

3.2.1. Xác định tỷ lệ sinh lời xã hội và lợi ích - chi phí xã hội

3.2.2. Xác định hiệu quả kinh tế - xã hội hiện dùng

3.2.3. Phân tích ảnh hưởng của dự án đối với môi trường sinh thái

CHƯƠNG 4. SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

4.1. So sánh lựa chọn phương án đầu tư xét trên phương diện tài chính

4.1.1. So sánh phương án đầu tư loại trừ nhau
4.1.2. Lựa chọn tập phương án

4.2. So sánh lựa chọn phương án theo khía cạnh kinh tế

4.3. So sánh lựa chọn phương án đầu tư phối hợp các chỉ tiêu hiệu quả

CHƯƠNG 5. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

5.1. Các vấn đề chung về thẩm định dự án đầu tư

5.1.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư
5.1.2. Sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư
5.1.3. Yêu cầu của việc thẩm định dự án đầu tư
5.1.4. Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư

5.2. Những cở sở pháp lý để thẩm định dự án đầu tư

5.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư

5.3.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu
5.3.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự
5.3.3. Phương pháp thẩm định dựa trên độ nhạy

5.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư

5.4.1. Thẩm định về cơ sở pháp lý của dự án

5.4.2. Thầm định sản phẩm và thị trường của dự án

5.4.3. Thẩm định kỹ thuật của dự án

5.4.4. Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án

5.4.5. Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội của dự án

5.4.6. Thẩm định tài chính của doanh nghiệp

5.5. Hình thức tập hồ sơ thẩm định

Bài tập thực hành

Thực hiện bài tập về lập dự án đầu tư một trong các loại bất động sản như sau:

-         Chung cư;

-         Cao ốc văn phòng;

-         Công trình cơ sở hạ tầng; …

6. Học liệu

-         Học liệu bắt buộc

Nguyễn Xuân Thủy và ctv. Quản trị dự án đầu tư. NXB Thống kê, 2003.

Nguyễn Thị Bạch Nguyệt. Giáo trình Lập dự án đầu tư. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004.

-         Học liệu tham khảo

Lưu Trường Văn. Hướng dẫn lập dự án đầu tư bất động sản, Bài giảng Trường Đại học Mở TP.HCM, 2006.

7. Hình thức tổ chức dạy học
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành, thí nghiệm, thực tập giáo trình, rèn nghề, …
Tự học, tự nghiên cứu
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Mở đầu
 
 
 
 
 
 
Chương 1
5
 
 
 
15
20
Chương 2
6
2
 
 
24
32
Chương 3
6
3
 
 
27
36
Chương 4
4
 
 
 
12
16
Chương 5
4
 
 
 
12
16
Thực hành
 
 
 
15
45
60

8. Chính sách đối với các môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

-          Số buổi có mặt trên lớp: 2/3 trên tổng số giờ của môn học.

-          Làm đầy đủ các bài tập về nhà theo yêu cầu của giáo viên.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học

9.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: làm bài tập vận dụng, điểm danh trên lớp.

9.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: là các bài kiểm tra

-          Tham gia học tập trên lớp

-          Phần tự học, tự nghiên cứu

-          Hoạt động theo nhóm

-          Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 30%

-          Kiểm tra đánh giá cuối kỳ: 70%

-          Phương pháp kiểm tra, đánh giá: điểm đánh giá giữa kỳ 30% (D1) và điểm đánh giá cuối kỳ 70% (D2); điểm đánh giá tổng hợp = D1x0,3 + D2x0,7.

-          Hình thức kiểm tra: thi viết, thi trắc nghiệm.

-          Nội dung kiểm tra: 70% nội dung trong bài giảng, 20% nội dung giảng thêm trên lớp và 10% nội dung trong tài liệu đọc thêm.

-          Các kiểm tra khác:

9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập:  

9.4. Lịch thi, kiểm tra: Theo kế hoạch chung của Trường và Khoa.

Số lần xem trang : 14839
Nhập ngày : 16-03-2011
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Lập và Thẩm Định Dự án Đầu Tư BĐS

  Điểm các môn Lập dự án đâu tư bđs và Môi giới bđs(07-02-2014)

  Câu hỏi trắc nghiệm môn Lập dự án đầu tư bđs(25-12-2013)

  Hình ảnh buổi trình bày về mô hình dự án(02-10-2013)

  Mẫu dự án - Tài liệu tham khảo(16-03-2011)

  Các văn bản pháp quy liên quan đến giải phóng mặt bằng(16-03-2011)

  Các văn bản pháp lí để lập dự án (16-03-2011)

  Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ BĐS(16-03-2011)

Họ tên: Nguyễn Đức Thành. Đc: Email: ndthanh (at) hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007