TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 54
Toàn hệ thống 1857
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

(Dân Việt) - Theo các nhà khoa học Na Uy, ngày 25.3, mây phóng xạ rò rỉ sau sự cố Nhà máy hạt nhân Fukushima I (Nhật Bản) sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam.

Ngày 25.3, mây phóng xạ sẽ tràn vào Việt Nam

 

Xung quanh dự báo này, Dân Việt đã có cuộc trao đổi với TS Ngô Đặng Nhân - Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân, Bộ Khoa học - Công nghệ.

Hình ảnh đám mây phóng xạ lan rộng ngày 23.3. Ảnh: Bộ KH&CN

TS Nhân cho biết, nếu không có những thay đổi bất thường về thời tiết thì những đám mây phóng xạ sẽ đi vào lãnh thổ nước ta trong 1-2 ngày nữa đúng như dự báo.

Theo ông, nếu mây phóng xạ đi vào lãnh thổ VN thì khu vực nào sẽ bị ảnh hưởng?

- Vào VN, mây phóng xạ sẽ chỉ vào các tỉnh phía Nam chứ không ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc.

Liệu có chủ quan không khi nói chúng chỉ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam, trong khi thời tiết luôn tiềm ẩn yếu tố bất thường?

- Nếu theo lộ trình, sau khi ảnh hưởng đến Philippines, mây phóng xạ sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam nước ta. Việc có ảnh hưởng như thế nào, có lan rộng nữa hay không, tất nhiên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.

Dự đoán là như vậy, còn diễn biến như thế nào hoàn toàn phụ thuộc thực tế ngày 25.3, khi những đám mây phóng xạ tiến vào lãnh thổ VN. Chúng tôi sẽ có những số liệu quan trắc và sớm có cảnh báo đến người dân, các ngành, các cấp để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống.

Cục có khuyến cáo gì đến người dân về ứng phó với sự cố này để đảm bảo sức khỏe?

- Người dân có thể bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt); bảo vệ bằng thời gian (thời gian bị ảnh hưởng bởi phóng xạ càng ngắn càng tốt) và bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà).

Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ, cần phòng tránh việc hít phải các chất phóng xạ (đeo mặt nạ khẩu trang hoặc găng tay) và phòng tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn thức ăn bị nhiễm xạ).

Số lần xem trang : 15790
Nhập ngày : 24-03-2011
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Giáo viên có thể đi (04-02-2009)

  Cầu Phù Trịch, khi nào?(02-02-2009)

  Chênh vênh cung - cầu đào tạo (13-01-2009)

  Nhà khoa học làm giàu chính đáng (13-01-2009)

  “Tôi cứ tưởng 30 năm hoặc hơn!” (13-01-2009)

  Tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng: Khó khăn trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ(13-01-2009)

  Nên hướng vào cái gốc của "bếp ăn thế giới"(13-01-2009)

  Dịch cúm gà và sinh viên tình nguyện(13-01-2009)

  Sự cố đề thi trắc nghiệm: Phải cân nhắc giữa tình và lý(13-01-2009)

  Tiếp thị giáo dục: Nhu cầu bức thiết(11-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007