TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 12
Toàn hệ thống 7099
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Tham gia suốt chương trình, từ lúc khởi động tại vùng đất thép huyện Củ Chi đến Cà Mau, Trà Vinh, An Giang cho tới kết thúc chương trình tại quận Bình Tân, TPHCM, Th.S Trần Đình Lý (Trường ĐH Nông Lâm TPHCM) chia sẻ: “Chương trình thật sự có ý nghĩa xã hội rất lớn. Nó không chỉ giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng trong việc chọn nghề để hoạch định tương lai mà còn giúp những nhà quản lý, những người làm giáo dục thấy được những khoảng trống, những lỗ hổng mà bấy lâu nay chưa chú trọng đến”.

TUYỂN SINH ĐH-CĐ 2011
 

 
Thứ sáu, 25/03/2011, 00:05 (GMT+7)

“Chương trình đã làm cho ngay cả những học sinh lười biếng nhất cũng phải giật mình vì sự lơ đễnh trong việc định hướng nghề nghiệp; nhắc nhở học sinh và giáo viên trong việc hướng dẫn các em chọn nghề theo năng lực, cá tính, sở thích...”, nhiều chuyên gia đánh giá ý nghĩa của chương trình “Tiên hướng nghiệp - Hậu hướng trường” do Báo SGGP và Công ty cổ phần Tập đoàn VNG phối hợp tổ chức từ ngày 20-2 đến 20-3-2011.

 
 

Ngày hội chọn ngành - nghề cho học sinh

Ngày 27-3, Trường ĐH Tôn Đức Thắng tổ chức ngày hội cùng các thầy cô, các bậc phụ huynh và học sinh định hướng, lựa chọn ngành nghề thích hợp trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2011. Ngoài việc tạo điều kiện cho học sinh, phụ huynh tham gia tìm hiểu thực tế ngành nghề đào tạo, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập của trường, ban tổ chức sẽ tặng 100 suất học bổng cho khóa đào tạo “Kỹ năng mềm”, 4 suất học bổng Toeic hoặc tiếng Trung, 2 máy in cùng nhiều đồ dùng học tập khác.


T.Minh

Tham gia suốt chương trình, từ lúc khởi động tại vùng đất thép huyện Củ Chi đến Cà Mau, Trà Vinh, An Giang cho tới kết thúc chương trình tại quận Bình Tân, TPHCM, Th.S Trần Đình Lý (Trường ĐH Nông Lâm TPHCM) chia sẻ: “Chương trình thật sự có ý nghĩa xã hội rất lớn. Nó không chỉ giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng trong việc chọn nghề để hoạch định tương lai mà còn giúp những nhà quản lý, những người làm giáo dục thấy được những khoảng trống, những lỗ hổng mà bấy lâu nay chưa chú trọng đến”.

Những nhận xét của chuyên gia Trần Đình Lý đúc kết qua những câu hỏi hóc búa, sát sườn và cũng rất thực tế từ những cô cậu học trò ở thị thành đến vùng sâu vùng xa khi tham dự chương trình tư vấn. Dù là những chuyên gia giàu kinh nghiệm về hướng nghiệp nhưng đứng trước những câu hỏi như: “Làm sao em có thể chọn nghề phù hợp với khả năng của mình”, “Liệu nghề em chọn có thật sự phù hợp với em trong tương lai”, “Ngành em thích thì em không có khả năng đậu còn ngành em không thích, em lại có thừa khả năng”, nhiều chuyên gia đã phải vừa dùng liệu pháp tâm lý, vừa chia sẻ cùng với những dẫn chứng thực tế để các em thấu hiểu và giải quyết những trăn trở của mình.

Thậm chí có nhiều câu hỏi như: “Tại sao nhiều người có bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp”, “Giỏi chuyên môn nhưng không có người nâng đỡ liệu có dễ thăng tiến”… khiến cả ban tư vấn phải ngỡ ngàng… thay nhau giải đáp, lấy hết dẫn chứng này đến dẫn chứng khác để cung cấp đủ thông tin.

Lời cảm ơn

Ban Biên tập Báo SGGP và Ban tổ chức Chương trình “Tiên hướng nghiệp – Hậu hướng trường” trân trọng gửi lời cảm ơn đến đơn vị đồng hành là Công ty cổ phần Tập đoàn VNG đã cùng Báo SGGP làm nên một chương trình xã hội ý nghĩa.

Xin cảm ơn sự tham gia và giúp đỡ nhiệt tình của giám đốc các sở GD-ĐT TPHCM, Cà Mau, Trà Vinh, An Giang; của những chuyên gia đến từ các trường đại học lớn tại TPHCM và khu vực ĐBSCL: Thạc sĩ Trần Đình Lý (Trưởng phòng Công tác sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TPHCM), NGƯT-Th.S Nguyễn Viết Dũng và chuyên viên tuyển sinh Nguyễn Quốc Cường (Bộ GD-ĐT), PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa (Trưởng ban Đại học - Sau ĐH, Đại học Quốc gia TPHCM); PGS-TS-DS Đặng Văn Tịnh (Trường ĐH Y Dược TPHCM); PGS-TS Nguyễn Kim Hồng (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM); NSƯT-Đạo diễn Đào Bá Sơn (Trường ĐH Sân khấu, Điện ảnh TPHCM); PGS-TS Võ Văn Thắng (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang); TS Trương Quang Được (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TPHCM); Th.S Nguyễn Vĩnh An (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ); Th.S Nguyễn Tiến Dũng (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh); Th.S Trà Thanh Trung (ĐH Quốc gia TPHCM); Th.S Nguyễn Văn Đương (Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TPHCM); TS Nguyễn Toàn (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức); Th.S Nguyễn Trọng Tân (Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing TPHCM)…

Ban tổ chức cũng gửi lời cảm ơn đến các đơn vị báo đài, hãng điện thoại Nokia, Công ty Mobifone đã hỗ trợ và tham gia tuyên truyền cho chương trình trong suốt thời gian qua.  

Ấn tượng nhất đối với chương trình là sự hào hứng và nhiệt tình tham gia của học sinh vùng sâu vùng xa. Tại Cà Mau, nhiều học sinh ở tận U Minh, Đầm Dơi cũng bất chấp đường xa, đò ngang cách trở vượt trên 50-60km để nghe các chuyên gia tư vấn. Hay tại Trà Vinh, An Giang nhiều học sinh ở các huyện Trà Cú, Cầu Kè, Tân Châu cũng bất chấp quãng đường dài cả 100km để đến với chương trình. Nhiều chuyên gia trong đoàn tư vấn thắc mắc: “Tại sao các em ở xa như thế vẫn cố gắng đến với chương trình?”. Những thắc mắc ấy đã được giải đáp rằng ở những vùng sâu, vùng xa, nơi miền cực Nam của Tổ quốc hay tỉnh có vị trí biệt lập như Trà Vinh… nhu cầu hướng nghiệp cho học sinh là quá đỗi cần thiết.

Học sinh Trường THPT Long Xuyên (An Giang) chăm chú nghe các nhà tư vấn giải đáp thắc mắc. Ảnh: MAI HẢI

Đóng góp vào thành công của chương trình còn có sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền địa phương, nhất là các sở GD-ĐT. Nhận xét về ý nghĩa chương trình, ông Triệu Văn Phấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Trà Vinh, chia sẻ: Chương trình thật sự “điểm” đúng nhu cầu của các tỉnh trong vấn đề hướng nghiệp. Mỗi năm, Trà Vinh có ít nhất 6.000 học sinh lớp 12 tốt nghiệp. Như vậy, trong 5 năm gần đây, tỉnh có khoảng 30.000 học sinh THPT và trong đó, khoảng 1/3 học tiếp các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp; 2/3 còn lại trôi nổi trong thị trường nhân lực tự do. Trong khi đó, tâm lý phải học lên đại học vẫn là xu hướng chi phối nhiều phụ huynh học sinh. Vì vậy, hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ”, nhất là thiếu thợ giỏi, luôn là một thách thức. Số sinh viên tốt nghiệp đại học, tìm việc làm cũng không phải dễ dàng. Do đó, vấn đề phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, mở thêm cơ sở dạy nghề (kể cả nghề phổ thông và nghề kỹ thuật) để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế của tỉnh nhà là rất cần thiết…

Tham gia suốt chương trình, với góc nhìn bao quát của một nhà giáo lâu năm, NGND-TS Thái Văn Long, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau, cảm ơn Báo SGGP đã nghĩ ra việc quan trọng nhất đối với tương lai học sinh chính là định hướng nghề nghiệp. Chương trình bổ ích không chỉ với học sinh ngoại thành, vùng sâu vùng xa mà còn đối với học sinh tại các TP.

Ông Lê Hồng Sơn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, đánh giá cao sáng kiến cũng như nét khác biệt mà chương trình đem lại chính là tập trung vào điều tối quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực, đó là định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đặc biệt hơn, chương trình đã làm một việc có ý nghĩa với xã hội là mang thông tin đến tận những quận, huyện vùng xa của TP và các tỉnh ĐBSCL vốn còn nhiều khó khăn.

Chương trình không thể đi đến từng ngóc ngách, từng địa chỉ hay đến với từng học sinh ở những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất và cũng đã kết thúc. Tuy nhiên, thông điệp mà Báo SGGP và ban tổ chức mong muốn gửi đến những nhà quản lý giáo dục luôn còn mãi: Học sinh cần được giáo dục đầy đủ về ý thức trách nhiệm đối với tương lai của mình để chủ động hơn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

 

* Chương trình “Tiên hướng nghiệp – Hậu hướng trường” của Báo SGGP, Công ty cổ phần Tập đoàn VNG đồng hành đã đến với học sinh vùng sâu vùng xa của 4 tỉnh, thành: Huyện Củ Chi và quận Bình Tân (TPHCM), Cà Mau, Trà Vinh và An Giang. Với việc chú trọng đến mục tiêu giúp học sinh vùng sâu vùng xa định hướng chọn đúng nghề phù hợp cho tương lai và hướng đến nhiệm vụ chính trị lớn hơn là góp phần phân luồng học sinh vào các trường ĐH vùng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp cho các địa phương, chương trình đã thu hút gần hơn 30.000 học sinh tham gia trực tiếp và theo dõi tại các điểm cầu và qua các đài truyền hình địa phương. Trong đó, nhiều học sinh vùng sâu, vùng xa, khu vực ĐBSCL đã được giải đáp nhiều thông tin hữu ích. Tại các điểm chính của chương trình, lượng học sinh đăng ký tham gia vượt ngoài dự kiến của ban tổ chức, mỗi điểm đều có trên 3.000 học sinh tham gia tư vấn trực tiếp.

* Qua 5 chương trình, có hơn 12.500 câu hỏi thắc mắc của học sinh đã gửi đến ban tư vấn bằng nhiều cách như đặt câu hỏi trực tiếp, gọi điện qua đường dây nóng, gửi tin nhắn...


THANH HÙNG

Số lần xem trang : 14986
Nhập ngày : 25-03-2011
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Làm mới ngành học cũ(09-12-2016)

  Học đại học 3 năm: Không đơn giản là rút ngắn chương trình(14-11-2016)

  Học đại học 3 năm: Các trường lo thiết kế lại chương trình(14-11-2016)

  Thi THPT quốc gia 2017: Đề thi khác nhau 80% cho mỗi thí sinh(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Các trường quy đổi về thang điểm 10(17-03-2016)

  Tuyển sinh năm 2016: Nhiều đổi mới(15-03-2016)

  Quy chế thi THPT quốc gia 2016: Siết quy định về chấm trắc nghiệm và phúc khảo(12-03-2016)

  Nóng: Bộ Giáo dục điều chỉnh khu vực ưu tiên trong tuyển sinh ĐH,CĐ 2016(19-02-2016)

  Điều chỉnh ưu tiên tuyển sinh 2016 như thế nào?(18-02-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Tạo điều kiện tối đa cho thí sinh(03-02-2016)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007