TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 71
Toàn hệ thống 5244
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Đây là một trong những băn khoăn của học sinh lớp 12 nêu ra trong buổi tư vấn hướng nghiệp do báo SGGP tiến hành tại Trà Vinh. Lúng túng là tình trạng chung của học sinh khi chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp với khả năng và hay theo ý thích bản thân. Vì vậy sự tác động từ báo chí, bạn bè, thầy cô, gia đình và đặc biệt là cha mẹ đóng vai trò hết sức quan trọng bên cạnh những chương trình tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh do các đơn vị báo chí thực hiện rầm rộ thời gian gần đây.

 

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/12678/cha-me-anh-huong-manh-den-nghe-nghiep-cua-con-cai.html

Cha mẹ ảnh hưởng mạnh đến nghề nghiệp của con cái

“Em thích học ngành quản trị du lịch và khách sạn nhưng ba em lại muốn em thi vào ngành dược, vì đây là ngành có tương lai. Vậy em nên chọn ngành nào để học?”

Đây là một trong những băn khoăn của học sinh lớp 12 nêu ra trong buổi tư vấn hướng nghiệp do báo SGGP tiến hành tại Trà Vinh. Lúng túng là tình trạng chung của học sinh khi chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp với khả năng và hay theo ý thích bản thân. Vì vậy sự tác động từ báo chí, bạn bè, thầy cô, gia đình và đặc biệt là cha mẹ đóng vai trò hết sức quan trọng bên cạnh những chương trình tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh do các đơn vị báo chí thực hiện rầm rộ thời gian gần đây.

Định hướng đúng đắn cho con

Với lợi thế về mặt kiến thức xã hội, kinh nghiệm cuộc sống và đặc biệt hiểu rõ khả năng và tính cách con mình, cha mẹ chính là người có tác động mạnh nhất tới sự lựa chọn của con cái trong việc định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp cha mẹ chạy theo bệnh “thành tích” và quá kỳ vọng hay “ảo tưởng” vào khả năng của con khiến bản thân các em cảm thấy áp lực tinh thần, dẫn tới kết quả học tập sút giảm.

 

  • Thúy Ngà

     


 
Ths. Trần Đình Lý tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại Cà Mau.
Theo cô Triều Trang, giáo viên dạy văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Công Trứ, Quận Gò Vấp cho rằng “Cha mẹ là những nhân tố tác động mạnh nhất tới học sinh. Tâm lý phải nghe lời cha mẹ chiếm tới 50% số học sinh tôi đã từng giảng dạy. Một số em buộc phải học ngành mà mình không thích thú dẫn tới chán nản, học lực sút giảm”.

Ngay trong lớp học do cô Trang là chủ nhiệm, có nhiều em có học lực cấp 2 khá, tuy nhiên lên cấp 3 học lực yếu dần do học thêm quá nhiều để cố gắng thi đậu vào trường “hạng A” theo ý muốn cha mẹ. Kết quả là em này thi trượt đại học và lãng phí mất thêm 1 năm ôn thi lại và rất nhiều tiền bạc của gia đình.

Trong buổi tư vấn hướng nghiệp do báo SGGP tiến hành tại Trà Vinh, bạn Hồng Thúy, học sinh lớp 12 trường TPTH thị xã Trà Vinh đã đặt câu hỏi “Em thích học ngành quản trị du lịch và khách sạn nhưng ba em lại muốn em thi vào ngành dược, vì đây là ngành có tương lai. Vậy em nên chọn ngành nào để học?”

Trả lời câu hỏi khá hóc búa này, ban tư vấn báo SGGP đã chia sẻ “Lời khuyên, định hướng của gia đình hết sức quý báu. Tuy nhiên, điều quan trọng là bản thân em thích ngành nào? Em cần làm trắc nghiệm về sở thích nghề nghiệp xem mình phù hợp với ngành nghề. Nếu lời khuyên của gia đình mâu thuẫn với năng lực và sự yêu thích của mình, em nên thuyết phục gia đình rằng ngành đó không phù hợp và dù có ép, em cũng không thể theo đuổi lâu dài”.

Có ý kiến chung về vấn đề này thạc sĩ Trần Đình Lý, giảng viên đại học Nông Lâm TP.HCM chuyên gia tư vấn tuyển sinh cho rằng “Vai trò của cha mẹ rất lớn, tuy nhiên, phương cách định hướng, tư vấn hỗ trợ… lại quan trọng hơn. Phụ huynh nên có định hướng hoặc khơi gợi cho con cái thay cho việc quyết định thay cho con. Sự thành công không đến một cách tự nhiên mà là kết quả một quá trình chuẩn bị với kế hoạch rõ ràng”.

Mô hình 4 bên

Trong nhiều năm trở lại đây, hoạt động tuyên truyền và tư vấn giúp học sinh hướng nghiệp do nhà trường kết hợp cùng cơ quan báo chí, trường đại học đã diễn ra rộng khắp trên cả nước. Có thể kể tới chương trình của báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Giáo Dục đang diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước như Cà Mau, Đà Nẵng, Hà Nội, Quãng Ngãi…. Một điều thú vị là không chỉ có hàng chục nghìn học sinh tham dự mà các bậc phụ huynh cũng tham gia lắng nghe hay trực tiếp gặp các chuyên gia tư vấn để gỡ rối cho con mình.

Ông Võ Xuân Thông đã chở con gái năm nay học lớp 12 từ huyện lân cận Càng Long lên thị xã Trà Vinh để nghe tư vấn theo chương trình của báo SGGP. Ông cho rằng bản thân mình cũng cần bổ sung thông tin để tư vấn cho con khi cần thiết. “Tôi để con mình lựa chọn ngành học theo sự yêu thích, tuy nhiên có lúc nó cần ý kiến thì mình lại thiếu thông tin và không thể giải thích được với con. Tới đây nghe các thầy tư vấn tôi cũng rõ ra nhiều điều”, ông Thông cho biết.

Chị Lê Thị Ngọc Diệp, đại diện công ty VNG, đơn vị đồng hành cùng báo SGGP trong sự kiện tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh 2011 chia sẻ thông tin “Là một doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nội dung số, VNG năm 2010 tuyển dụng hơn 500 nhân viên, trong đó sinh viên chiếm 50%. Đặc biệt là 25% trong số đó là sinh viên CNTT chiếm số lượng cao nhất. Bên cạnh đó là các ngành khác như Marketting, Kinh tế, Kế toán, Nhân sự…. Điều này cho thấy sinh viên ra trường không nên quá lo lắng về công việc tương lai. Bên cạnh đó chúng tôi không quá quan tâm tới việc sinh viên học trường ĐH nào, mà tất cả đều phải qua phỏng vấn và làm bài test kiến thức chuyên môn”.

Có một điều chắc chắn rằng bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt nhất cho con. Vậy một trong những điều hết sức quan trọng là hãy tìm hiểu khả năng và mơ ước của con để giúp con có thể chọn cho mình một tương lai tốt đẹp: được làm công việc mình yêu thích và phù hợp khả năng của mình và gia đình.

 

Số lần xem trang : 15815
Nhập ngày : 04-04-2011
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Giao luu voi cac CEO Viet Nam "Hoc gi tu cac CEO the gioi"(15-05-2009)

  Gia đình Cố PGS.TS Lưu Trọng Hiếu trao tặng học bổng cho Quỹ Đồng hành cùng Đại học Nông Lâm TPHCM (09-05-2009)

  Bài viết này hơn 1 tỷ người đọc, và họ đã khóc(14-04-2009)

  Không hiểu tại sao! (TN 27/06/2007)(18-03-2009)

  Động lực nào cho nhà khoa học? (TTO Thứ Ba, 11/01/2005)(18-03-2009)

  Phát hiện hai loại virus gây hại trên cây địa lan (TTOThứ Bảy, 19/02/2005)(18-03-2009)

  Làm sao để kéo nhân tài về? (TTO Thứ Hai, 15/01/2007)(18-03-2009)

  Nên công bố tốp người giàu ở VN (TTO Thứ Tư, 17/01/2007) (18-03-2009)

  Tiếp thị giáo dục: Nhu cầu bức thiết(06-02-2009)

  4 trường đại học công nhận nội dung chương trình đào tạo các môn chung và cho phép sinh viên chuyển đổi tín chỉ tích lũy(06-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007