TS. Trần Đình Lý Chủ Nhật, 22/03/2015 14:00 CH
Không chỉ đặt rất nhiều câu hỏi về quy chế, tại các chương trình tư vấn mùa thi năm 2015, nhiều học sinh trên địa bàn tỉnh còn quan tâm tới những ngành học dễ kiếm việc làm, những ngành học phù hợp với xu hướng trong tương lai.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Linh (huyện Đông Hòa) tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại Chương trình Tư vấn mùa thi 2015 do Báo Thanh Niên tổ chức - Ảnh: T.HẰNG
Câu hỏi về chọn ngành, chọn nghề để khi tốt nghiệp dễ xin việc được rất nhiều thí sinh quan tâm trong các ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2015. Tại chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2015 do Báo Người Lao Động tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Tuy Hòa), em Phạm Thị Thu Thủy, Trường THPT Nguyễn Huệ, hỏi: “Tại các chương trình tư vấn, tụi em đều được nói rằng cơ hội việc làm cho sinh viên rất cao. Tuy nhiên, hiện nhiều anh chị sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng vẫn phải làm công nhân, thậm chí có người không xin được việc làm. Vì sao lại có tình trạng như vậy, thưa ban tư vấn?”. Câu hỏi của Thủy đánh “trúng” suy nghĩ và nỗi lo của nhiều học sinh khác nên không khí buổi tư vấn rộn lên bởi tràng vỗ tay hưởng ứng của nhiều học sinh. Câu hỏi này được tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh cho rằng hay nhất trong buổi tư vấn. Theo tiến sĩ Trần Đình Lý, đây chính là gốc rễ của vấn đề. Nhiều học sinh chọn ngành nghề theo tâm lý chạy theo số đông, phong trào… nên dễ mắc sai lầm. Do đó, khi chọn ngành, các em nên ưu tiên chọn ngành theo năng lực, sở trường. Và sẽ tốt hơn nếu các yếu tố này trùng khớp với nhu cầu xã hội.
Cùng quan tâm đến vấn đề dễ tìm việc làm sau khi ra trường, em Vũ Thị Bích Phượng, học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự (TP Tuy Hòa) đề cập đến cơ hội việc làm của ngành Công nghệ thực phẩm, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Trả lời câu hỏi của Phượng, phó giáo sư - tiến sĩ Trương Nguyễn Luân Vũ, Phó trưởng khoa Đào tạo chất lượng cao của trường này cho biết: Ngành Công nghệ thực phẩm có cơ hội việc làm rất lớn, thu nhập khá. Khi nào con người còn ăn uống thì ngành này không lo bị “ế”.
Tại Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2015 do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Văn Linh (huyện Đông Hòa), bên cạnh các quy định mới về quy chế thi, nhiều học sinh cũng rất quan tâm đến vấn đề chọn ngành nào để sau này dễ xin được việc làm. Phạm Phương Linh, học sinh Trường THPT Lê Trung Kiên hỏi: “Em có học lực khá nhưng không biết chọn ngành nào để học. Em muốn nhờ ban tư vấn cho biết những ngành nào khi ra trường dễ xin việc?”. Tiến sĩ Hồ Nhật Quang, Phó hiệu trưởng Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) có lời khuyên: Thực tế cho thấy, bất kỳ ở ngành nào, trường nào nếu em tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc đều rất dễ xin việc. Điều quan trọng là em phải chọn đúng ngành mình thích, phù hợp với năng lực, điều kiện gia đình chứ không phải vì ngành đấy “hot”, thời thượng. Nếu chúng ta bị hút vào những ngành “hot” thì rất có thể sau 4 năm học, ra trường các em sẽ khó khăn trong việc tìm việc làm vì dư thừa nhân lực”.
Quan tâm tới các môn năng khiếu của ngành Giáo dục mầm non, học sinh Lê Thiên Kim, Trường THPT Nguyễn Văn Linh, băn khoăn: “Môn năng khiếu ngành Mầm non thi ở đâu và gồm những phần thi nào? Cơ hội việc làm của ngành học này có khả quan không, thưa thầy?”. Tiến sĩ Nguyễn Huy Vị, Phó hiệu trưởng Trường đại học Phú Yên, thẳng thắn nói: “Hiện các trường mầm non công lập và tư thục đang rất thiếu giáo viên giảng dạy. Muốn thi ngành này, trước tiên các em phải có lòng yêu trẻ. Môn năng khiếu của trường gồm đọc, kể diễn cảm và hát”. Tiến sĩ Nguyễn Huy Vị thông tin thêm, tại Trường đại học Phú Yên, ngành Giáo dục mầm non được đào tạo cả hai bậc đại học và cao đẳng, là một trong những ngành thu hút rất đông thí sinh dự thi và tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm rất cao.
Theo các chuyên gia tư vấn, trước khi Bộ GD-ĐT phân bổ chỉ tiêu cho từng trường, địa phương, thì các trường, địa phương đã tính toán chỉ tiêu để sau 4, 5 năm học, sinh viên có thể kiếm được việc làm. Hiện giờ, các em không nên lo lắng thái quá vì sau 4, 5 năm nữa thị trường lao động sẽ chuyển biến. Có thể những ngành hôm nay các em dự đoán sau này dễ xin việc, nhưng 4, 5 năm sau liệu có còn thuận lợi. Vì vậy, các chuyên gia tư vấn khuyên rằng, muốn có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, các em nên chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, khả năng và toàn tâm, toàn ý học tốt ngành nghề mình đã chọn thì cơ hội việc làm sẽ không quay lưng với các em.
THÚY HẰNG
Nguồn: http://www.baophuyen.com.vn/78/129478/chua-thi-da-lo-khong-co-viec-lam.html Số lần xem trang : 15785 Nhập ngày : 15-04-2015 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Nguyên Hiệu trưởng ĐH Quy Nhơn bị khởi tố thêm tội danh(05-05-2010) Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho liệt sĩ Nguyễn Thái Bình (Báo Tuổi trẻ 1-5-2010)(04-05-2010) Một bức ảnh có thể giết chết tâm huyết người thầy(17-04-2010) Những người kiếm lợi từ thảm kịch Ba Lan(17-04-2010) Tổng thống Nga nhận lương thấp hơn Thủ tướng(15-04-2010) Ngăn chặn bạo lực học đường: cách nào? (sggp)(14-04-2010) Kỹ sư chất lượng cao – Kỹ sư tiên tiến. (31-03-2010) Sự kiện & dư luận: Xăng dầu và 5 nghịch lý (Tuổi trẻ 25-02-2010)(25-02-2010) TP.HCM: Thu nhập tăng nhưng sống căng thẳng(25-01-2010) Đại dịch cúm A/H1N1 - cú lừa thế kỷ(11-01-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
|