TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 109
Toàn hệ thống 2795
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

 Đa số thí sinh đăng ký các môn Toán, Lý, Hóa trong kỳ thi trung học quốc gia tới đây. Số đăng ký thi môn Sử, Địa chiếm tỷ lệ rất thấp do không có nhiều trường tuyển sinh khối C và cơ hội việc làm của các ngành thi khối này không cao.

Anh-2-Hoc-sinh-truong-THPT-Nha-2320-8542

Học sinh trường THPT Nhân Việt ghi hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2015. Ảnh: Nguyễn Duy.

Tại TP HCM, thống kê của trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (quận 3) cho thấy, trong 400 học sinh lớp 12 thì 300 em đăng ký thi môn Lý và Hóa, còn môn Sinh chỉ khoảng 10 em. Môn Sử chỉ có vài học sinh lựa chọn. Riêng môn Địa thì không có em nào đăng ký. Tất cả học sinh đều thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Trước khi học sinh nộp hồ sơ nhà trường đã phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức tư vấn, định hướng việc lựa chọn môn thi cho các em. Tuy nhiên, học sinh vẫn chọn các môn khoa học tự nhiên nhiều hơn so với các môn khoa học xã hội. 

“Vừa rồi nhà trường cho đăng ký lại lần 2 ở các môn Sinh, Sử, Địa để các em điều chỉnh, nhưng cuối cùng cũng không tăng lên được bao nhiêu. Chỉ có môn Sinh thì số lượng nhiều hơn Sử, Địa một chút vì các em muốn chọn ngành Y”, Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Khánh cho biết. 

Tương tự, học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) cũng ưu tiên chọn môn Lý, Hóa, Sinh. Trong 630 học sinh, chỉ có 9 học sinh chọn môn Sử, Địa. Ông Nguyễn Hùng Khương, Phó hiệu trưởng thông tin, ngoài 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ, đa số còn lại các em chọn môn Lý, sau đó đến môn Hoá rồi môn Sinh. Riêng môn Sử và Địa thì số lượng đăng ký rất ít. Năm ngoái cũng vậy, trường chỉ có 6 học sinh thi Sử, Địa. 

Học sinh trường THPT Long Trường (quận 9) cũng chủ yếu chọn môn thi tương ứng với tổ hợp xét tuyển khối A, A1 và D. Toàn trường có 540 học sinh lớp 12 nhưng chỉ có 30 học sinh chọn thi môn Địa, 20 em chọn môn Sử, môn Sinh thì có 50 em đăng ký.

Phòng Tuyển sinh của Cơ quan Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP HCM đã nhận được khoảng 20.000 hồ sơ của thí sinh tự do. Phần lớn thí sinh đăng ký từ 4 đến 5 môn thi, chủ yếu là các môn Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ tương ứng với các tổ hợp xét tuyển khối A, A1. Rất ít thí sinh chọn thi môn Sử, Địa.

Tại các địa phương khác như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, số lượng thí sinh đăng ký thi môn Lịch sử và Địa lý cũng ở mức thấp nhất trong số các môn tự chọn. Chẳng hạn tại Nghệ An, số học sinh đăng ký thi môn Sử chiếm chưa đầy 10%.

Nói về sự lựa chọn môn thi của học sinh năm nay, tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Nông lâm TP HCM, cho biết ngoài 3 môn bắt buộc thì học sinh chủ yếu chọn Lý, Hóa, Sinh là do có rất nhiều trường đại học, cao đẳng xét tuyển khối A, A1, B, D. Còn môn Sử, Địa thì có rất ít ngành để học sinh lựa chọn. Ở TP HCM, ngoài Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM) và Đại học Văn Hiến thì những trường còn lại đều ít tuyển khối C.

“Những năm trước, Bộ có quy định thi môn Sử, hoặc Địa. Còn năm nay, Bộ cho thí sinh tự chọn nên không có nhiều bạn chọn hai môn này. Hơn nữa, nếu rớt nguyện vọng 1 ở các khối A, A1, B, D thì học sinh còn rất nhiều ngành, trường để xét tuyển. Nhưng thí sinh mà rớt khối C thì không còn nhiều lựa chọn. Có lẽ vì vậy mà thí sinh ngại”, ông Lý nói.

Đứng ở góc độ việc làm, ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, cho biết: “Tôi đi tư vấn tuyển sinh cho học sinh ở nhiều tỉnh, thành. Hầu hết các em chỉ quan tâm đến khối A, A1, D. Học các ngành ở khối C, sinh viên ra trường thường khó xin việc, lương thấp nên các bạn không lựa chọn. Còn ở các khối khác, sinh viên ra trường dễ tìm việc làm, thu nhập cao và cơ hội thăng tiến nhanh hơn”.

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/rat-it-hoc-sinh-pho-thong-dang-ky-thi-su-dia-3211175.html

Nhóm phóng viên

 

Số lần xem trang : 15856
Nhập ngày : 09-05-2015
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Làm sao để kéo nhân tài về?(11-01-2009)

   Sinh viên vay vốn và sự công bằng xã hội! (11-01-2009)

  Động lực nào cho nhà khoa học?(11-01-2009)

  Điệp khúc “THỪA –THIẾU, THIẾU –THỪA”!(11-01-2009)

  Đào tạo nhân lực & nhu cầu xã hội:Giải pháp nào để cung-cầu(11-01-2009)

  Nhu cầu lao động cho Sinh viên (Ét – vê)(11-01-2009)

  Hai giám đốc, một bệnh viện(11-01-2009)

  Cung cầu lao động(23-06-2008)

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007