NGUYỄN MINH ĐỨC

Trang chủ NLU | Trang nhất | Sơ đồ trang | ENGLISH | Research | Webmail |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2
Toàn hệ thống 1195
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Đăng nhập và tạo lịch

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Nguyễn Minh Đức

"Tiểu phẫu" nội bộ ngành chế biến cá tra xuất khẩu

http://www.sgtt.com.vn/detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=49383&fld=HTMG/2009/0404/49383

Ngày 3.4.2009, tại TP.HCM, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức hội nghị giao ban xuất khẩu thủy sản quý I/2009. Nhiều vấn đề nóng hổi trong nội bộ DN xuất khẩu cá tra đã được bàn thảo tại hội nghị này.

Theo báo cáo của Vasep, trong quý I/2009, do tình hình khó khăn về đầu ra, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giảm mạnh về khối lượng, giá trị và thị trường. Cụ thể, từ ngày 1.1 đến 15.3.2009, cả nước xuất khẩu được 166.695 tấn thuỷ sản (65 loại sản phẩm khác nhau), trị giá 579,26 triệu USD, giảm trên 8% về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ 2008.

Cá tra, mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ba tháng đầu năm nay, với 208,4 triệu USD, chiếm 36% tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu và giảm 5% so với cùng kỳ 2008. Tôm đông lạnh đã rơi xuống vị trí thứ 2 với 181,2 triệu USD (31%), giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2008, xuất khẩu mực và bạch tuộc tăng tới 12,7% so 2007, thì trong quý 1 năm nay, lại bị giảm đi tới gần 15%, khi chỉ đạt giá trị 38 triệu USD. Xuất khẩu hàng khô cũng giảm tới 14,3% so với cùng kỳ 2008 và chỉ đạt 19,2 triệu USD. Cá ngừ là sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu bị sụt giảm mạnh nhất, với mức giảm gần 40% so cùng kỳ 2008, kim ngạch chỉ đạt 19 triệu USD (thấp nhất trong 4 năm qua)

Cũng trong quãng thời gian trên, thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang 122 thị trường, giảm 37 thị trường so năm 2008. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường chính cũng giảm mạnh so với quý 1/2008. Thị trường EU giảm tới gần 15% (đạt 150,6 triệu USD). Giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị giảm trên 9% (đạt 98 triệu USD). Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ cũng giảm 3,3%, đạt 86,4 triệu USD.

“Đi đâu cá tra cũng bị soi”

Ông Trần Thiện Hải, chủ tịch VASEP, người đầu tiên khơi ra những uẩn khúc trong nội bộ ngành chế biến, xuất khẩu cá tra, khi thẳng thừng nói: “Sự cố xảy ra đối với con cá tra ở một số thị trường trong thời gian qua, chủ yếu ở vấn đề chất lượng”. Theo ông Hải, việc Ai Cập hay Nga, Tây Ban Nha, Đức có những phải ứng gay gắt, thậm chí ban lệnh cấm nhập cá tra hoàn toàn do doanh nghiệp tạo ra. Ông Nguyễn Hữu Dũng, phó chủ tịch thường thực VASEP cũng không giấu nổi gay gắt, khi nói: "Trên thị trường đang tồn tại 10% lượng cá tra kém chất lượng, được doanh nghiệp mua từ ba nguồn thải ra: cá thải (cá bị ngợp) ngay từ trong ao của dân, cá thải ra ở các cảng cá và cá loại thải trong quá trình chế biến của các doanh nghiệp có nhà máy". Số cá này, theo ông Dũng, hoàn toàn không đạt chất lượng xuất khẩu; khi doanh nghiệp mua với giá rẻ mạt ắt sẽ đem bán phá giá. “Chất lượng kém như vậy, nên đi tới đâu cá tra cũng bị soi”, ông Dũng nói.

Số nhà máy chế biến không tỷ lệ thuận với doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cá tra là nguyên nhân chính, được nhiều ý kiến cho rằng đang hạ thấp chất lượng, danh giá con cá tra Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Ánh, tổng giám đốc Sotico “phanh phui” thông tin: hiện nay có tới 30% doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nằm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. “Nhà máy của tôi mỗi ngày mua vào 70 tấn cá tra. Trong quá trình chế biến, có tới 10-15% lượng cá tra này bị loại thải vì không đạt tiêu chuẩn. Cá loại thải ấy, đem ra bán ngoài chợ chỉ khoảng 7.000-8.000 đ/kg, thậm chí có hôm chỉ 6.000 đ/kg. Chính những doanh nghiệp "nằm ngoài tầm kiểm soát" đã đi tìm mua những thứ cá loại thải này về thuê nhân công, thuê xưởng chế biến rồi thuê cả… code (mã xuất khẩu) xuất khẩu, chỉ với giá từ 1,6-1,7 USD/kg”, bà Ánh tiết lộ. Đồng tình với ý kiến này, theo ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương (Tiền Giang), việc cá tra bị cấm ở Ai Cập vừa qua, ngoài nguyên nhân chất lượng, còn do doanh nghiệp bán giá quá thấp, gây bất lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản nội địa, khiến họ lên tiếng.

Ngoài sự làm ăn gian dối của một số doanh nghiệp, nhiều ý kiến cũng cho rằng, công tác kiểm định chất lượng cá tra hiện không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Trong mấy năm qua, số doanh nghiệp, sản lượng xuất khẩu cá tra tăng mạnh, do đó, các cơ quan kiểm định đã bị quá tải, không thể kiểm soát hết toàn bộ lượng cá xuất khẩu. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho vẫn có những lô hàng cá xuất khẩu kém chất lượng đã “lọt lưới” các cơ quan quản lý chất lượng trong nước.

Tập trung kiểm soát chất lượng

Theo ông Trần Thiện Hải, khi hội nhập sâu vào thị trường thế giới, sự cố xảy ra đối với sản phẩm của mình ở thị trường này, thì cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sản phẩm bán vào các thị trường khác. Do đó, chuyện xảy với con cá tra ở Nga và Ai Cập, cũng đã ít nhiều gây ảnh hưởng bất lợi đối với hình ảnh cá tra Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Trong khi đó, để bảo vệ các sản phẩm nội địa, ở nhiều thị trường đang có hiện tượng sử dụng các phương tiện truyền thông để tấn công con cá tra Việt Nam. Chính vì thế, dù thị trường Nga và Ai Cập đã “thông” trở lại, nhưng trong thời gian tới, việc nâng cao và quản lý chặt chẽ chất lượng cá tra xuất khẩu sẽ được coi là yếu tố hàng đầu. Ông Dương Ngọc Minh nhấn mạnh: quản lý chất lượng là vấn đề tiên quyết đối với sự sống còn của con cá tra hiện nay.

Phát biểu tại hội nghị, bộ trưởng bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, trong thời gian tới, bộ sẽ quy rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân làm nhiệm vụ “gác cổng” chất lượng cá tra xuất khẩu. “Vừa qua tôi đã phê bình giám đốc trung tâm kiểm tra chất lượng thủy sản vùng Cần Thơ, do để lọt nhiều lô hàng cá tra nhiễm chất cấm xuất sang Nga”, ông Phát nói. Sắp tới, bộ sẽ kiểm soát đối với khối doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nhưng không có nhà máy chế biến. “Vấn đề chất lượng là ưu tiên hàng đầu trong xuất khẩu cá tra. Muốn đi ra thị trường thế giới, cạnh tranh sòng phẳng thì chúng ta phải chào hàng bằng chất lượng, chứ không phải đua nhau hạ giá bán”, bộ trưởng Phát nhấn mạnh.

Số lần xem trang : 14814
Nhập ngày : 05-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Nhật Bản tạo ra cá vàng trong suốt đầu tiên của thế giới(03-01-2010)

  Bộ mặt mới của đại học Việt Nam?(10-12-2009)

  10 CÂU NÓI BấT Hủ CủA BILL GATES(05-10-2009)

  What's wrong with economists? - Những tranh luận hiện nay về kinh tế (14-09-2009)

  Cuộc chiến "tanh tưởi" catfish war(23-05-2009)

  Đôla Mỹ vẫn thống trị hệ thống tài chính quốc tế(05-04-2009)

  Toàn cầu hóa(18-03-2009)

Nguyễn Minh Đức, BM Quản lý và Phát triển Nghề Cá, ĐH Nông Lâm TPHCM, Email: nmduc(a)hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007