Trang thông tin Nguyễn Quốc Bình - Học không thi thì tốt hơn thi mà không học"

ĐH Nông Lâm | Khoa Lâm nghiệp | Trang chính |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 3
Toàn hệ thống 3757
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

KHẢO SÁT

CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO

THÔNG TIN VIỆC LÀM CHO KỸ SƯ LÂM NGHIỆP

Thông tin tuyển sinh khoa Lâm nghiệp 2018

Cây xanh Anh Hùng, Trảng Bom

Bán máy tính trả góp liên hệ Hiếu 0982565779

Elearning - Phương pháp học trực tuyến hiệu quả

=======

How to repare a good presentation on Powerpoint?

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trang thông tin Nguyễn Quốc Bình - Khoa Lâm nghiệp - NLU

Bài tập này làm theo nhóm từ 6-10 SV, việc thành lập nhóm do sinh viên tự chọn...

Yêu cầu của bài tập:

1. Sinh viên tự thành lập nhóm từ 6-10 sinh viên trong số các sinh viên đã đang lý học môn LSNG trong HK 2, năm học 2010-2011. Danh sách đăng ký vui lòng gởi vào địa chỉ ngquocbinh@hcmuaf.edu.vn trước ngày 18/3/2011.

2. Chọn một trong các tình huống sau để thực hiện. Bài làm theo tình huống 1 gởi về địa chỉ ngquocbinh@hotmail.com; bài làm theo tình huống 2 gởi về theo địa chỉ ngquocbinh@hcmuaf.edu.vn; và bài làm theo tình huống 3 gởi về theo địa chỉ ngquocbinh@yahoo.com.

3. Thời gian làm bài được tính từ thứ 7, ngày 19/3/2011 đến hết ngày 2/4/2011.

Mọi sự chậm trễ học gởi sai địa chỉ sẽ không được giải quyết.

Tình huống 1:

 

Tại một cộng đồng X, có 500 hộ dân với 3000 nhân khẩu, sống gần rừng. Rừng khu vực họ sinh sống đang được quy hoạch đưa vào vùng đệm của một vườn quốc gia với diện tích khu vực khoảng 2800ha, bao gồm rừng sản xuất (800ha), rừng phòng hộ (1400ha) và rừng đặc dụng (600ha). Người dân tại cộng đồng này đang được vận động không chặt phá rừng. Những hộ dân sống trong khu vực quy hoạch vùng đệm được di dời ra nơi ở mới. Những động vật, thực vật là lâm sản ngoài gỗ bấy lâu nay được tiếp cận tự do thì nay họ không được tiếp cận tự do. Do vậy, mâu thuẫn xảy ra giữa những người quản lý rừng. Người dân không những không hợp tác để giữ rừng mà còn khai thác nhiều hơn trước đây nhằm cho mục đích thương mại với tâm lý bán được đồng nào hay đồng đó. Trái lại, với những người làm công tác quản lý rừng thì một mặt ra sức giữ rừng, mặc khác phải giữ mình vì sợ người dân phản ứng lại khi thi hành nhiệm vụ. Kết cục của viễn cảnh này là tài nguyên rừng ngày càng giảm sút, đặc biệt là các loại lâm sản ngoài gỗ;  mặt khác, công tác quản lý rừng ở địa phương này luôn bị đưa lên trang nhất các trang báo.

Vậy, với vai trò là những người làm xây dựng phương án quản lý các loại LSNG trong khu vực cộng đồng X, anh chị hãy vận dụng những kiến thức trong môn học Lâm sản ngoài gỗ để xây dựng phương án giải quyết tình hình này để trình và thuyết phục cấp trên chấp thuận phương án do các bên liên quan ở cấp dưới, trong đó có người dân, đã động thuận?

 

Ghi chú: Các giả định do nhóm đưa ra. Các giả định này phải nằm ngoài tầm với của cộng đồng

 

Tình huống 2:

 

Tại một cộng đồng Y, có khoảng 100 hộ với khoảng 650 nhân khẩu, sống gần rừng. Thu nhập hàng ngày của họ là từ nông nghiệp, các hoạt động lâm nghiệp, thu hái lâm sản phụ và chăn nuôi trong hộ gia đình. Tài nguyên rừng của họ được tiếp cận một cách tự do cho nhu cầu gia đình.

Năm 2007, các công ty lâm nghiệp tại địa phương quy hoạch lại rừng. Diện tích rừng lồ ô tre nứa được thống kê là khoảng 700ha với trữ lượng khai thác hàng năm ước tính là 3,5 triệu cây/năm. Phương án này được đồng ý và giao cho một cơ sở sản xuất tại địa phương khai thác để chế biến hàng thủ công mỹ nghệ. Chi phí phải trả cho việc quản lý và phí tài nguyên là 150 đồng/cây khai thác được. Chi phí này được cơ sở sản xuất thanh toán trực tiếp cho đơn vị quản lý là các công ty lâm nghiệp.

Để khai thác lượng tre nứa đáp ứng nhu cầu sản xuất của cơ sở mình là 1,1 triệu cây/năm, chủ cơ sở sản xuất phải bỏ tiền ra thuê người dân tại địa phương khai thác và bán lại họ với giá từ 800 – 1200 đồng/cây dài 3mét.

Và như vậy, từ năm 2007 đến cơ sở sản xuất vẫn hoạt động tốt nhưng người dân lại không hài lòng với cách làm này vì họ nhận ra rằng họ chỉ là người làm thuê và không thu hoạch măng được vì chất lượng của rừng lồ ô đang bị giảm sút mạnh.

Vậy, với vai trò là những người làm công tác quản lý rừng, anh chị hãy vận dụng những kiến thức trong môn học Lâm sản ngoài gỗ để xây dựng phương án giải quyết tình hình này để trình và thuyết phục cấp trên chấp thuận phương án của mình với phương châm là tăng thu nhập cho người dân nhưng vẫn đảm bảo tài nguyên rừng phát triển tốt và việc ký kết với các cơ sở sản xuất vẫn hoạt động bình thường?

 

Ghi chú: Nhu cầu chi tiêu cho những vấn đề thiết yếu trung bình cho mỗi hộ gia đình là 100000 đồng/ngày. Nguồn thu từ tre nứa nói chung chiếm 3/5 tổng thu nhập. Ngoài ra, nhóm có thể bổ sung những giả định khác cho phương án của mình.

 

Tình huống 3

 

 

Tại một công ty lâm nghiệp A, có diện tích tự nhiên khoảng 25000ha, trong đó diện tích rừng sản xuất là 9000ha, rừng phòng hộ là 10000ha và rừng đặc dụng là 6000ha. Đất trên toàn lâm trường chủ yếu là đất đỏ Bazan.

Công tác quản lý rừng của lâm trường đang có chiều hướng xâu do các nguyên nhân:

-         Người dân nhập cư tự do tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây, hình thành các cụm dân cư sống len lõi trong rừng, những nơi có đất canh tác tốt.

-         Người dân bản địa tiếp tục phá rừng cho mục đích canh tác nông nghiệp vì diện tích canh tác trước đây được bán cho những người mới nhập cư.

-         Những người nhập cư khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép trong khi đang chờ đợi canh tác nông nghiệp ổn định.

-         Chính quyền địa phương (cấp xã/huyện) không kiểm soát được tình hình nhập cư cũng như mua bán lâm sản tại địa phương.

-         Việc mua bán các sản phẩm lâm sản, đặc biệt là các loại lâm sản ngoài gỗ đang ngày một nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý lâm nghiệp địa phương

Vậy, với vai trò là những người làm công tác quản lý tài nguyên rừng, anh chị hãy vận dụng những kiến thức các môn học đã học và trong môn học Lâm sản ngoài gỗ dựa trên tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch phát triển lâm sản ngoài gỗ theo hướng ổn định sản xuất của người dân và giảm áp lực lên tài nguyên rừng?

 

Ghi chú: Trong rừng có tất cả các loài cây lâm sản ngoài gỗ đã và đang sinh sống. Đất đai nếu được phục hồi nguyên trạng có thể trồng được các loài cây lâm sản này. Các kỹ thuật chăm sóc và gây trồng được trung tâm khuyến nông tại phương phương cung cấp miễn phí. Việc di dân tự do đã chấm dứt. UBND cấp xã, Kiểm lâm địa phương, Khuyến nông sẵn sàn hỗ trợ. Kinh phí không giới hạn.

Số lần xem trang : 14821
Nhập ngày : 08-03-2011
Điều chỉnh lần cuối : 08-03-2011

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Bài tập được ra theo yêu cầu của từng lớp/cá nhân

  Danh sách các loài LSNG ngừơi Châu Ro - Phú Lý - Đồng Nai sử dung(27-08-2011)

  Bài tập về nhà ĐH08 HK III - 2010-2011(21-06-2011)

  Danh sách nhóm đăng ký làm bài tập tình huống.(18-03-2011)

  Bài tập về nhà (LSNG) khóa 2011(16-01-2011)

  Bài tập kiểm tra kiến thức (thử nghiệm)(19-12-2010)

  Bài tập LSNG - Lớp DH07LN, DH07NK va DH-7LNGL(17-10-2009)

  Điểm thi hết môn học(17-11-2008)

  Bài tập chấm điểm quá trình(23-08-2008)

Nguyễn Quốc Bình - Bộ môn Nông Lâm Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội, khoa Lâm nghiệp. Điện thoại: 08 28 3896 3352/ 098 314 8912, Email: ngquocbinh©hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007