Trang cá nhân Phạm Đức Toàn

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 12
Toàn hệ thống 1891
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Trang thông tin Báo Tuổi trẻ

Trang thông tin Hội dược liệu Việt Nam

Trang thông tin người trồng mè của Mỹ

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Đức Toàn - Nong Lam University Online

Thụ phấn cho dừa sáp

Thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có loại dừa sáp thơm, ngọt. Dừa sáp khác các loại dừa khác ở chỗ đặc ruột và ruột mềm như sáp đèn cầy. Loại dừa đặc sản sản này giá một trái từ 60.000-120.000 đồng (tùy lớn, nhỏ). Đắt là phải vì một cây dừa sáp chỉ cho ra được vài trái có ruột sáp. Mới đây, Viện Cây có dầu và Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã thành công trong việc thụ phấn để tăng số lượng trái dừa sáp ở mỗi cây.

 

Loại dừa đắt nhất Việt Nam

Cho tới tận đầu năm 2000, dừa sáp chỉ là thứ “ăn chơi” của người dân địa phương. Có lúc, người ta đã chặt bỏ loại cây “choán đất” này. Nhưng, nào ai biết, trong một sớm một chiều, dừa sáp bỗng trở thành một mặt hàng “nóng”, được nhiều người khắp nơi ưa thích. Và giá cứ leo thang vùn vụt, trở thành loại dừa đắt nhất ở Việt Nam.

 

Năm 2004 giá chỉ 25.000 đồng/trái, năm 2007 đã tăng lên tới 60.000 đồng/trái nhỏ. Mới đây, nhân Năm Du lịch quốc gia Mekong Cần Thơ 2008 với chủ đề: Miệt vườn sông nước Cửu Long, tại Hội chợ Du lịch – Thương mại và tại Liên hoan văn hóa ẩm thực món ngon Nam bộ, dừa sáp được bán 100.000 đ/trái nhỏ và 120.000 đ/trái lớn. Được vậy, nhờ dừa sáp là loại trái giải khát độc đáo của Cầu Kè, không đâu có được, kể cả xứ nổi tiếng về dừa là Bến Tre.

 

Thông thường, một quày dừa sáp 12 trái, chỉ có khoảng 4-5 trái có sáp, thậm chí không có trái nào, tuỳ theo nhiều yếu tố.

 

Khác với dừa thường, dừa sáp có độ dầu cao hơn, mùi hương đặc trưng hơn. Đó là đặc điểm quý cần nghiên cứu ứng dụng trong việc sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm khác đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Có tài liệu cho biết, dừa sáp, sau khi hái xuống, có thể sản xuất cơm dừa, thạch dừa (nata de coco), mứt dừa, kem dừa, nhựa thu được từ các cụm bông dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa (ở Philippines gọi là tuba), cơm dừa sấy khô, mụn xơ dừa, than hoạt tính…

 

Trên thị trường quốc tế, các mặt hàng sản phẩm từ dừa đều có giá trị kinh tế cao. Giá FOB (giá giao hàng tại cảng) của mụn xơ dừa khỏang 6.500 USD/tấn, than hoạt tính (làm từ gáo dừa): 1.000-1.200 USD/tấn, cơm dừa sấy khô: 600-700 USD/tấn và dao động tùy theo từng thời điểm. Chính do dừa có giá trị kinh tế, Viện Cây có dầu và Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã kết hợp đầu tư nghiên cứu thụ phấn cho dừa sáp.

Ba năm qua, các kỹ sư của Trung tâm Sản xuất thực nghiệm Đồng Gò (thuộc Viện Cây có dầu, Bộ Nông nghiệp, toạ lạc tại xã Lương Hoà, tỉnh Bến Tre) đã điều tra, đánh dấu phân nhóm và tuổi cây dừa rồi sau đó mới “thụ phấn trợ lực cho dừa, tăng tỷ lệ sáp trên từng cây dừa sáp” (gọi tắt là “thụ phấn”).

 

Thụ phấn cho dừa sáp

Kỹ sư Ngô Thanh Trung, Trung tâm Sản xuất thực nghiệm Đồng Gò cho biết ,công việc thụ phấn dừa sáp được giao cho 2 kỹ sư thực hiện. Việc thụ phấn được thực hiện trên tất cả các cây dừa sáp đang cho trái trên địa bàn huyện Cầu Kè, trung bình mỗi ngày họ phun khoảng 40–50 cây. Công việc khá cực nhọc vì phải đưa phấn đực vào đúng bông cái. Vừa phun phấn đực cho bông cái xong, nếu mưa đổ xuống, coi như công cốc, phải làm lại. Thực hiện từ sáng đến 12 giờ trưa thì họ nghỉ, vì sau đó, theo nhịp sinh học, bông cái thụ phấn rất ít, không đạt kết quả mong muốn.

 

Anh Trung tâm sự, khi bắt tay làm công việc này, các anh gặp nhiều khó khăn, vì người địa phương (đa số là đồng bào dân tộc Khmer) sợ họ làm mất sáp trên buồng dừa. Các anh phải phân tích rằng dừa sáp phải trồng mật độ dày mới có sáp vì thụ phấn chéo. Cây dừa sáp có phấn đực nằm trên gió, gió mới đưa phấn đực đến bông cái của cây dừa sáp dưới gió để thụ phấn, nhưng xác suất không đảm bảo. Nếu gió ngược, coi như dừa chẳng thể cho trái sáp.

 

 

Cũng giống như thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò, heo và cá, thụ phấn cho dừa sáp chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt. Công việc này mới thực nghiệm, phải đợi đến 10–11 tháng sau mới biết kết quả (tính từ ngày 26-6-2007). Nhưng chắc chắn hiệu quả từ việc thụ phấn cho dừa sáp này sẽ đem đến kết quả cao. Thấy các anh làm việc chăm chỉ, cẩn thận, có “máy móc” phụ trợ, bà con mới dần tin.

 

Anh Thạch Phumi, phó ấp Chông Nô 2, cho biết hiện tại xã Hoà Tân có khoảng 6.000 cây dừa sáp, trong đó có gần 700 cây cho trái. Người dân trồng dừa sáp, cứ tính bình quân từ 2 tới 3 cây thu hoạch trên 1 triệu đồng/đợt. Mà dừa sáp có trái quanh năm. Đời sống của người trồng dừa dần ổn định. Trong tương lai, huyện Cầu Kè sẽ trồng đại trà dừa sáp trên mảnh đất Hòa Ân, tạo thành vùng chuyên canh cây công nghiệp có dầu, điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn.

Website Hội Nông dân Việt Nam

 

 

Số lần xem trang : 14888
Nhập ngày : 02-04-2008
Điều chỉnh lần cuối : 04-04-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Hội nghị quốc tế về chất béo và dầu thực vật dùng cho nhiên liệu sinh học (Biodiesel)(29-10-2008)

  Hội nghị Quốc tế về Năng lượng tái tạo(10-09-2008)

  Nuôi chuột cống nhum(15-07-2008)

  Phát hiện mới về hai loài cây hoang dã(14-07-2008)

  Cây Trầm Hương - Cây dó bầu(11-07-2008)

  Dược liệu quý từ cây mù u(05-06-2008)

  NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ TỪ CHUỐI HỘT(17-05-2008)

  Công dụng chữa bệnh của cây bí đỏ(13-04-2008)

  Jatropha cây trồng giúp nông dân miền núi thoát nghèo(04-04-2008)

  JATROPHA - Nhiên liệu tương lai?(04-04-2008)

Trang kế tiếp ... 1

Họ tên: Phạm Đức Toàn, Đc: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 0918386966, Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007