TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 157
Toàn hệ thống 3495
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

 

Sinh viên nghèo rất cần được vay vốn để có điều kiện tiếp tục theo học

Con số thống kê tại một số trường đại học cho biết, thời gian trước tỉ lệ SV được vay vốn để đóng tiền học phí và trang trải cuộc sống vẫn còn rất khiêm tốn so với số lượng SV có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu được vay vốn thực sự.

Tuy nhiên, tình hình này đã thay đổi vào niên học này, kể từ khi có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học ĐH, CĐ và dạy nghề.

Chủ trương hay...

Vũ Tiến Đông - SV năm thứ nhất ĐH GTVT (HN), quê ở Thái Bình cho biết: "Khi nghe tin em đỗ ĐH, cả nhà em vừa mừng, vừa lo. Mừng vì mình đã đỗ đạt, nhưng cũng lo vì không biết sẽ lấy tiền đâu để đi học. Do đó, biết được Nhà nước có chính sách cho SV vay vốn, gia đình em đã vui mừng khôn xiết".

Có thể nói, mức hỗ trợ 800 nghìn/tháng chưa phải thực sự cao, nhưng cũng đủ để giúp những SV trang trải những chi phí sinh hoạt tối thiểu như tiền học phí và ăn ở. Không chỉ SV năm thứ nhất, mà ngay cả SV đã theo học 3-4 năm ở các trường ĐH cũng có nhu cầu vay vốn.

Đặng Văn Hinh hiện là SV năm thứ 4 ĐH Xây dựng (HN) cũng đang làm thủ tục vay tiền. Học chuyên ngành kiến trúc, Hinh đã đi làm thêm từ năm thứ 3. Tuy nhiên, Hinh vẫn làm thủ tục vay vốn vì mức lãi cũng không quá cao và với khoản tiền hỗ trợ đó, cậu có thể giảm thời gian đi làm thêm để tập trung vào việc học tập nhiều hơn cho những năm học cuối.

... nhưng triển khai còn lấn cấn

Theo Trung tâm Hỗ trợ SV Trường ĐH Mở TPHCM, niên học 2005-2006, chỉ có 125 SV đến xin xác nhận để được tham gia vay vốn, trong khi đó ước tính của trường thì số SV có nhu cầu thật sự phải chiếm ít nhất 1% trong số hàng chục ngàn SV đang theo học tại trường mỗi niên học.

Theo Phòng đào tạo ĐH Văn Lang thì năm học 2005-2006, có 248 SV đã xin xác nhận để làm thủ tục vay, kết quả chỉ có 71 SV được chính thức vay vốn... Còn tại ĐH Nông-Lâm TPHCM, những niên học trước số SV vay vốn cũng chỉ dừng ở mức khiêm tốn trên - dưới 100 em mỗi năm.

Lý giải cho việc SV vay vốn học tập ít hơn khá nhiều so với nhu cầu thật, TS Huỳnh Thanh Hùng - ĐH Nông Lâm cho biết: Một phần là do thủ tục còn nhiều nhiêu khê, khó khăn khiến SV ngại, dù nhu cầu là có thật, thậm chí là khá lớn.

Còn năm nay, ông Trần Đình Lý - Trưởng phòng Công tác SV ĐH Nông-Lâm TPHCM - cho biết, đến nay đã có hơn 250 hồ sơ của SV đã hoàn tất để xin vay vốn đóng tiền học phí.

Đó là chưa tính đến hàng ngàn mẫu hồ sơ của trường đã in sẵn để phát cho SV có nhu cầu vay cũng đã được phát gần hết. Tính đến thời điểm hiện tại, thì số SV vay đã tăng hơn 15% so với tổng số SV thực sự vay của niên học trước...

Ông Dương Văn Bá - Trưởng phòng Công tác chính trị và quản lý SV, Trường ĐH Thuỷ lợi - cũng cho biết, số lượng SV muốn vay vốn học tập của trường sẽ phải lên đến vài trăm em. Mặc dù các thủ tục từ phía nhà trường khá đơn giản, nhưng theo ông Trần Đình Lý, ở phần mẫu đơn cho xin vay tiền của SV vẫn còn sự thiếu đồng nhất dù đều do các ngân hàng đưa ra.

Ông đề xuất: "Mẫu đơn này thống nhất trên toàn quốc và được tải lên mạng trên trang web của một bộ, ngành nào đó. Theo đó, SV có thể dễ dàng lấy mẫu đơn ở mọi nơi".

Nợ khó trả và...

Các trường cho biết, hầu hết SV có nhu cầu vay vốn ở mức cao nhất - 800.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, việc trả khoản nợ tối đa lên đến 50 triệu đồng với một SV sau khi ra trường 2 năm là điều rất khó.

Theo ông Trần Xuân An - Trưởng ban CTCT - SV ĐH Huế - thì đến nay, Quyết định 153 về việc cho SV vay vốn vẫn chưa về đến ĐH Huế. Tuy nhiên, ĐH Huế sau khi nắm bắt các thông tin trên các phương tiện truyền thông đã cho triển khai việc này cách đây một tháng. Nhưng với những quy định trong Quyết định 153 vừa mới ban hành, ông Trần Xuân An cho rằng còn một số bất cập.

Ông kiến nghị: Lãi suất 0,5% là hợp lý, nhưng đề nghị không nên tính lãi cho SV trong thời gian đang theo học, vì SV vay tiền để trang trải sinh hoạt, học phí do khó khăn chứ không phải vay vốn để kinh doanh.

Quy định bắt buộc SV phải trả nợ lãi lẫn gốc sau sáu tháng kể từ ngày ra trường cũng chưa phù hợp, vì chừng đó thời gian, không phải SV nào cũng có được việc làm và thu nhập ổn định...

Về bất cập thủ tục vay vốn, SV Trần Thị Hoà - hiện đang theo học tại CĐ Đông Á, Đà Nẵng - cho rằng: "Theo quy định, SV không được tự đi vay mà phải do cha, mẹ hoặc đại diện trong gia đình đứng ra làm thủ tục vay là không hợp lý. Bởi như vậy thủ tục cho vay quá rườm rà và gia đình phải gánh thêm trách nhiệm "nợ", trong khi những sinh viên này đã 18 tuổi.

SV tự đi vay có điểm hay: Ý thức với khoản tiền vay là động lực giúp SV cố gắng hơn trong học tập. Còn việc thu hồi khoản vốn vay sẽ không khó nếu có chính sách rõ ràng.

Các cá nhân, tổ chức đi vay đều có vật thế chấp là sổ đỏ, đất đai... thì tại sao bằng tốt nghiệp ĐH không được sử dụng?

Nhà trường có thể chuyển bằng cho các ngân hàng chính sách để khi sinh viên trả hết nợ sẽ được trả bằng. Tôi nghĩ chẳng có sinh viên nào dám đánh đổi bằng CĐ, ĐH sau ba - bốn năm học với khoản nợ trên.

* Tại cuộc họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 6.10, một số nhà báo đã đặt câu hỏi về vấn đề sau khi ra trường, nhiều SV vẫn không tìm được việc làm thì việc trả nợ thế nào? Bà Hà Thị Hạnh - Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội - cho biết: SV chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau khi tìm được việc làm và có thu nhập, nhưng không quá 12 tháng sau khi kết thúc khoá học. Hiện tại, Ngân hàng Chính sách xã hội đã được cấp 500 tỉ để thực hiện đề án này. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là với mức được vay từ 40-45 triệu cho cả khoá học, nhưng khi ra trường với mức lương khởi điểm từ 1-1,5 triệu đồng chỉ đủ ăn thì làm sao có khả năng trả nợ cho ngân hàng đã không được giải đáp thoả đáng.

Lao động

Số lần xem trang : 15201
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Nhiều sản phẩm mới lạ cho Valentine’s Day (10-02-2009)

  Ứng dụng thành công dạy học qua Internet(09-02-2009)

  Hãy cẩn thận với gà tẩm ướp TRUNG QUỐC (07-02-2009)

  Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama (06-02-2009)

  10 cặp tình nhân lãng mạn nhất 2009(06-02-2009)

  Kế hoạch Chiến lược Phát triển Đại học Nông Lâm TPHCM 2010(02-02-2009)

  Hình ảnh ấn tượng(02-02-2009)

  Bạn đã có giải pháp tiếp thị cho năm chưa?(21-01-2009)

  7 bước để thành công khi chọn nhượng quyền thương hiệu(21-01-2009)

  Ngành dễ kiếm tiền nhưng thí sinh… hờ hững(13-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007