TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 126
Toàn hệ thống 6984
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Từ Cuộc Khủng Hoảng Bán Lẻ Thế Giới

Cuộc suy thoái kinh tế hiện tại đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tập đoàn bán lẻ trên thế giới, nhất là các nhà bán lẻ Mỹ. Hàng loạt cửa hàng kinh doanh kém hiệu quả bị đóng cửa, một số tập đoàn đệ đơn xin phá sản (Circuit City Stores Inc., Linens ‘n Things Inc., Sharper Image Corp. và Steve & Barry’s LLC) do thị trường tín dụng đóng băng và tình hình suy thoái kinh tế khiến doanh số của họ giảm sút nghiêm trọng. Dự đoán năm 2009 các tập đoàn bán lẻ Mỹ sẽ đóng cửa khoảng 12 nghìn cửa hàng bán lẻ và danh sách các tập đoàn xin phá sản sẽ còn dài hơn.

Người tiêu dùng thế giới đang thực hiện cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết. Tại các trung tâm mua sắm, chủ yếu là người đi xem hàng trong khi người mua thực tế không nhiều bất chấp các chương trình khuyến mãi, giảm giá được tung ra. Các khoản chi tiêu được cho là giảm nhiều nhất bao gồm các khoản chi cho quần áo phụ nữ, hàng điện tử và đồ trang sức. Thế giới đang trông chờ vào tín hiệu tích cực từ kết quả của các chính sách khuyến khích tiêu dùng đang được một số nước Châu Á thực hiện như trao một khoản tiền mặt trực tiếp trị giá tối thiểu gần 130 USD cho gần như tất cả mọi người sống trên đất Nhật hay chính sách phát phiếu mua hàng trị giá 108 USD của chính phủ Đài Loan.

Với tình hình này, giá cả là nhân tố quyết định hàng đầu trong cuộc cạnh tranh bán lẻ khắc nghiệt.

Theo báo cáo của Deloitte - 2009 Global Power of Retailing, trong thời gian tới, để sống còn qua cuộc suy thoái này, các nhà kinh doanh bán lẻ sẽ có xu hướng tập trung cắt giảm chi phí, quản trị và phân chia rủi ro, tạo cho người tiêu dùng có được kinh nghiệm mua sắm tốt, quản trị nguồn nhân lực, đa dạng nguồn hàng, cân nhắc thu gọn cửa hàng, phân khúc thị trường tốt hơn, tìm kiếm thêm những thị trường ngoại quốc tiềm năng, tối ưu hóa dây chuyền cung ứng và xây dựng thương hiệu nhà bán lẻ. Ngoài ra, sáp nhập cũng là một hướng cứu cánh trong hoàn cảnh hiện nay.

Đến Sự Bùng Nổ Muộn Màng Thị Trường Bán Lẻ Việt Nam !

Thị trường bán lẻ Việt Nam với hơn 500 ngàn cửa hàng không nằm ngoài bức tranh ảm đạm của kinh tế thế giới. Sức mua suy giám so với cùng kỳ năm 2008 trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua cùng với sự đìu hiu tại các cửa hàng, trung tâm mua sắm trong những ngày sau tết, khi dịp lễ Valentine đang đến gần đã phần nào phản ảnh điều đó. Sức mua suy giảm của người tiêu dùng đang là bài toán đau đầu của các nhà kinh doanh bán lẻ hiện nay bên cạnh nỗi lo cạnh tranh khi thị trường bán lẻ Việt Nam, thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới 2008 (theo AT Kearney), chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài theo lộ trình của WTO vào ngày 1/1/2009 vừa qua.

Các điểm bán lẻ hiện đại (siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cash & carry) ngày càng quan trọng với 72 điểm được mở vào 2008. Bên cạnh các doanh nghiệp bán lẻ trong nước như Saigon Coop, Maximart, … hiện đã có 5 tập đoàn bán lẻ nước ngoài quy mô lớn đang hoạt động tại Việt Nam: Metro, Big C, Parkson, Lotte và Louis Vuiton. Hình thức cửa hàng tiện lợi cũng được phát triển nhanh với các chuỗi cửa hàng Shop & Go, 24/7, Speedy, … Năm 2008 vừa qua, thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng thực tế khoảng 10% và dự kiến 2009 có khả năng tăng trưởng còn thấp hơn 2008 (Theo hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam).
 

Phát triển tuy muộn màng hơn nước láng giềng Thái Lan, kênh bán lẻ hiện đại ngày càng tăng trưởng cao (đến nay đã có 394 cửa hàng, chiếm 10% doanh số bán lẻ - theo Grocery Report 2008 - AC - Nielsen). Dù vậy, thị trường vẫn đang bị thống trị bởi kênh truyền thống. Với những sự kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra trong nước gần đây, người tiêu dùng trở nên cẩn trọng và cân nhắc hơn về nguồn gốc sản phẩm, một yếu tố mà uy tín của các hệ thống bán lẻ hiện đại cao hơn hẳn kênh truyền thống. Tuy nhiên, nhờ sự cạnh tranh này mà các điểm bán lẻ truyền thống được nâng cấp, cải thiện về diện mạo & cách phục vụ và đối tượng hưởng lợi, dĩ nhiên, chính là người tiêu dùng trong nước.
 


 

Năm 2009, dự đoán sẽ có vài dự án của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài được triển khai. Những tập đoàn như WalMart, Carefour đã có dự án, chỉ còn chờ mặt bằng để thực hiện. Metro lên kế hoạch mở 12 siêu thị ở các thành phố lớn, Big C cũng có kế hoạch mở thêm trung tâm thương mại và nâng cấp cải tạo các siêu thị hiện có. Lotte cũng sẽ khai trương thêm địa điểm mới. GS Retail, một tập đoàn bán lẻ lớn của Hàn Quốc cũng có kế hoạch mở các trung tâm mua sắm tại Bình Dương trong 2 năm tới và một số tập đoàn bán lẻ khác đang tìm hiểu, xúc tiến liên doanh.
 
Tuy cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các tập đoàn bán lẻ nhưng một số nhà phân tích dự đoán rằng thị trường Châu Á, nơi người dân có các khoản tiết kiệm nhiều hơn các nước Âu Mỹ, sẽ là cứu cánh cho cuộc suy thoái, thôi thúc các tập đoàn này đầu tư vào những thị trường đang còn nhiều tiềm năng ở Châu Á trong đó có Việt Nam nhằm tìm kiếm doanh số thay cho khoản giảm sút từ các thị trường hiện tại. Mặc dù vậy, vẫn có ý kiến cho rằng người Châu Á sẽ không chi tiêu tiêu dùng nhiều từ khoản tiền tiết kiệm họ có mà sẽ còn tăng mức tiết kiệm do lo ngại bị mất việc làm trong nay mai do các chính sách an sinh xã hội ở đa số các nước Châu Á hiện nay vẫn còn yếu kém.
 
Và cuộc chiến tranh giành quầy kệ

Riêng về thị trường Việt Nam, tuy quy mô về mặt giá trị chưa lớn (55 tỉ USD năm 2008  - Bộ Công Thương), nhưng có mức lưu chuyển hàng hóa liên tục tăng trong những năm gần đây cùng với tiềm năng lớn về sức mua và dân số trẻ, luôn hấp dẫn các tập đoàn bán lẻ và đã được AT Kearney xếp hạng là nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm 2008. Với việc xuất khẩu sang các thị trường chính yếu như Mỹ, EU và Nhật bị suy giảm, hàng loạt hãng sản xuất hàng xuất khẩu (may mặc, da giày, đồ gỗ gia dụng, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm đông lạnh,…) bắt đầu quay lại thị trường trong nước để tìm kiếm đường ra cho sản phẩm và duy trì việc làm cho công nhân sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ đa dạng nguồn hàng, đồng thời tạo nên cuộc cạnh tranh dành chỗ trong các cửa hàng bán lẻ. Đây chính là lợi thế cho các nhà kinh doanh bán lẻ tại thời điểm này vì họ sẽ có được nguồn hàng chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh nhất.
 
Khi người tiêu dùng đắn đo suy nghĩ trước các khoản chi tiêu và các nhà bán lẻ lấy giá cả làm yếu tố cạnh tranh hàng đầu thì đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp chính là các doanh nghiệp sản xuất & cung cấp hàng. Làm sao để hàng hóa của doanh nghiệp đến được tay người tiêu dùng và được chọn mua mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu lợi nhuận để sống còn qua cơn suy thoái này là một bài toán mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang phải đương đầu.
 
Trong bối cảnh này, việc lựa chọn các giải pháp khả thi và cho hiệu quả ngay là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Trước mắt, nên chú trọng triển khai các hoạt động bán hàng sao cho thực sự hiệu qủa, nâng cao năng lực và trình độ nhân viên cơ hữu và thiết kế được chương trình tiếp thị thị trường (Trade marketing) thật sự khác biệt trước khi bắt tay vào xây dựng hệ thống phân phối bán hàng hoàn chỉnh vốn cần đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.


Nguyễn Hữu Diễm Phương
Marketing Consultant Associate - I.A.M. Vietnam

 http://www.iam.com.vn/vie/item_detail.asp?cat_id=400&item_id=1031#itemdetail

Số lần xem trang : 15018
Nhập ngày : 24-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Obamarketing(28-02-2009)

  Trà xanh không độ - Thương hiệu dẫn đầu cần thay đổi. (28-02-2009)

  “Hãy nói theo cách của bạn – Say it your way”,(23-02-2009)

  Tài liệu Vietnam Marketing Conference 2009(23-02-2009)

  Marketing hiện đại – Wikipedia tiếng Việt(14-02-2009)

  E-marketing – Wikipedia tiếng Việt(14-02-2009)

  (Marketing) Segregation and shopping : The call of the mall(14-02-2009)

  Marketing Nông nghiệp (13-02-2009)

  Brand Strategy: chiến lược thương hiệu(21-01-2009)

  Đề cương môn Marketing căn bản(12-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007