TRANG WEB CÁ NHÂN NGUYỄN MINH NAM
Where there's a will there's a way

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 12
Toàn hệ thống 2101
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Nguyễn Minh Nam

 
10 đột phá y học cải thiện cuộc sống

Từ việc kiểm tra ung thư qua nước bọt cho tới phát minh ra máy chạy thận xách tay, những tiến bộ mới trong thế giới y học đã làm lu mờ ranh giới giữa sinh học và công nghệ, giúp khôi phục, cải thiện và kéo dài tuổi thọ.

 

Vi khuẩn ngừa sâu răng

 Thông thường, vi khuẩn sống trên răng chuyển hóa đường thành axít lactic, làm mòn men răng và gây sâu răng. Hãng ONI BioPharma ở Florida đã tạo ra giống vi khuẩn mới SMaRT, không những không thể sản sinh axít lactic, mà còn tỏa ra một loại kháng sinh diệt vi khuẩn gây sâu răng tự nhiên. Trong các cuộc thử nghiệm, các nha sĩ chỉ cần thoa SmaRT lên bề mặt răng một lần là giữ răng chắc cả đời.

Kiểm tra ung thư qua nước bọt

 Người ta sẽ sớm quên phương pháp sinh thiết khi mà các nhà nghiên cứu ở ĐH California (Mỹ) đã phát minh ra  loại thiết bị có thể phát hiện ung thư qua đường miệng chỉ với một giọt nước bọt. Các protein liên quan tới các tế bào ung thư có trong nước bọt sẽ phản ứng với thuốc nhuộm trên cảm biến này, phát ra ánh sáng huỳnh quang, có thể dễ dàng phát hiện bằng kính hiển vi.

Kính áp tròng thông minh

 Bệnh glaucoma (còn gọi là chứng tăng nhãn áp), nguyên nhân thứ 2 gây mù, phát triển khi áp lực tích tụ bên trong mắt và gây thương tổn cho các tế bào võng mạc. Loại kính áp tròng do ĐH California - Davis chế tạo, gồm mạng dây dẫn liên tục giám sát áp suất và dòng máu chảy trong mắt những người đang có nguy cơ cao, rồi chuyển thông tin đến một thiết bị nhỏ đeo trên người bệnh nhân và sẽ được khuếch đại dưới dạng vô tuyến sang máy tính. Dòng dữ liệu liên tục này sẽ giúp các bác sĩ hiểu được nguyên nhân gây bệnh, thậm chí còn tự động phân phối thuốc khi phát hiện áp suất thay đổi.

 Phục hồi giọng nói

 Đối với những người mất khả năng nói, thiết bị phát âm mới Audeo của hãng Ambient có trụ sở tại Illinois và công ty Texas Instruments hợp tác sản xuất, sẽ nói hộ bạn. Audeo sử dụng các điện cực gắn trên cổ này để thăm dò những tín hiệu thần kinh từ não đến dây thanh âm. Các bệnh nhân tưởng tượng nghe những lời nói phát ra từ từ; sau đó Audeo truyền những sóng âm vô tuyến sang một máy tính hoặc điện thoại di động, rồi tạo ra tiếng nói. 

 Đặt stent tim qua đường miệng

Stent tim qua đường miệng (số 9) và thiết bị phục hồi giọng nói (số 8), kính áp tròng thông minh (số 7).

 

Stent (ống kim loại) mở động mạch để nong động mạch bị hẹp hay tắc nghẽn. Nhưng với các stent sinh học phiên bản mới do Phòng Thí nghiệm Abbott ở Illinois chế tạo, lại có thể nuốt qua đường miệng. Stent sinh học này phân phát thuốc giữ cho động mạch khỏi hẹp trở lại. Sau 6 tháng, stent bắt đầu phân hủy và sau 2 năm thì biến mất hoàn toàn, để lại đằng sau một động mạch khỏe mạnh.

Thiết bị kích cơ

Trong thời gian chờ xương bị gẫy liền lại, các cơ xung quanh thường bị teo do thiếu vận động. Hãng StimuHeal của Israel đã khắc phục nhược điểm này bằng MyoSpare, thiết bị hoạt động bằng pin sử dụng các thiết bị kích thích cơ. Với kích thước đủ nhỏ để quấn dưới chân, MyoSpare sẽ luyện tập các cơ và giữ cho chúng luôn vận động trong quá trình phục hồi.

 Máy quét gan

 Lá gan của bạn hiện giờ ra sao? Cho tới gần đây, câu trả lời vẫn phải nhờ đến quá trình sinh thiết đau đớn. Tuy nhiên, công ty EchoSens của Pháp đã cho ra đời một loại máy quét gan, có thể phát hiện những thương tổn nhỏ nhất ở cơ quan này chỉ trong 5 phút.

 Keo dán nano

 Bàn chân loài thằn lằn được phủ những sợi nano nhỏ như sợi tóc để khai thác áp lực gian phân tử (intermolecular), cho phép loài bò sát này bám chắc vào bề mặt. Dựa trên nguyên lý này, các nhà khoa học ở Viện MIT đã phát triển loại keo dán có khả năng dán vết thương hay bít lỗ thủng do các vết loét dạ dày gây ra. Loại keo đặc biệt này rất đàn hồi, chống được nước và được làm từ loại vật liệu có tác dụng hàn gắn mọi vết thương khi nó vỡ ra.

Thiết bị kích cơ (số 10).

 Máy chạy thận xách tay

 Hơn 15 triệu người Mỹ trưởng thành đang phải chịu các căn bệnh về thận, chủ yếu là hỏng khả năng lọc chất độc khỏi máu. Họ thường phải đến bệnh viện 3 lần một tuần để chạy thận, nhưng một loại thận nhân tạo do hãng Xcorporeal ở Los Angeles sản xuất có thể làm sạch máu. Thiết bị này hoàn toàn tự động, hoạt động bằng pin, chống được nước, nặng chưa đến 2,5kg và có thể xách tay rất tiện lợi.

 Cánh tay robot

 Thêm sức mạnh cho những cánh tay giả đòi hỏi phải có những cục ắc quy đồ sộ. Tuy nhiên, nhà khoa học Michael Goldfarb ở ĐH Vanderbilt đã tìm được nguồn điện thay thế cực mạnh mà không cồng kềnh: tên lửa đẩy. Cánh tay giả của Goldfarb có thể nâng được gần 10 kg nhờ phiên bản hệ thống tên tửa đẩy nhỏ dùng để phóng tàu con thoi lên quỹ đạo, có kích thước nhỏ bằng bút chì. Năng lượng hydrogen peroxide giúp cánh tay hoạt động bình thường trong 18 giờ đồng hồ.

 

Hoàng Minh (theo tgvn - Popular Mechanics)

 

Nguồn: http://www.thietbiysinh.com.vn/BMIWEB/Pages/ArticleDetail.aspx?id=838

Số lần xem trang : 14895
Nhập ngày : 01-10-2009
Điều chỉnh lần cuối : 23-10-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Tin tức

  Đại học nào ở VN, tiến sĩ thu nhập 500 triệu đồng/năm?(16-04-2010)

  5 đột phá y học thế giới 2009(09-01-2010)

   Sinh sản nhân tạo loài cá ngựa lớn nhất thế giới (08-01-2010)

  Tằm biến đổi gene tạo ra protein người(07-01-2010)

  Enzyme làm chúng ta trở nên đặc trưng(12-12-2009)

   Kết hợp nhiều loại Nanoparticles nhằm ứng dụng trong Y học(12-12-2009)

  Giáo sư Mario R. Capecchi: từ đứa trẻ giang hồ trở thành nhà khoa học giải Nobel(02-10-2009)

  8 đặc điểm của văn hóa khoa học(02-10-2009)

  PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO KHOA HỌC(02-10-2009)

  BrainPort : “Thiết bị cho phép người mù nhìn bằng lưỡi”(01-10-2009)

Trang kế tiếp ... 1

Nguyen Minh Nam Research Institute for Biotechnology and Environment Nong Lam University- Ho Chi Minh City- Vietnam. Tel: (84 8) 8972262-112 Mobile: (84)904972804 Fax: (848) 8972262-103 Email: mnam-az @hcmuaf.edu.vn/ saophuongnam05 @gmail.com/saophuongnam05 @yahoo.com

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007