NGUYỄN MINH ĐỨC

Trang chủ NLU | Trang nhất | Sơ đồ trang | ENGLISH | Research | Webmail |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 26
Toàn hệ thống 2304
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Đăng nhập và tạo lịch

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Nguyễn Minh Đức

CÁ VÀNG

 (Nguồn: fishviet.net)
 
PHÂN LOẠI
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép) 
Tên đồng danh: Carassius auratus (Linnaeus, 1758); Carassius carassius auratus (Linnaeus, 1758); Cyprinus auratus Linnaeus, 1758
Nguồn gốc: Cá nhập nội khoảng thập niên 40 và tiếp tục nhập thường xuyên sau đó các kiểu hình lai tạo mới. Cá sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 50, bắt đầu từ cá ba đuôi thường.
Tên Tiếng Anh: Goldfish; Golden carp
Tên Tiếng Việt: Vàng; Tàu; Ba đuôi
Nguồn cá: Sản xuất nội địa
Số kiểu hình: 12
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Chiều dài cá (cm): 10 – 30
Nhiệt độ nước (C):19 – 28
Độ cứng nước (dH): 10 – 15
Độ pH: 6,0 – 8,0
Tính ăn: Ăn tạp
Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
Phân bố: Cá vàng là dạng đột biến của cá diếc bạc được nuôi từ hơn 800 năm trước ở Trung Quốc, sau đó du nhập vào Nhật cách đây khoảng hơn 400 năm. Đa số các kiểu hình cá vàng hiện nay là do sản xuất nhân tạo và không hiện diện trong môi trường tự nhiên.
Tầng nước ở: Cá vàng có thể sống ở mọi tầng nước trong thủy vực. 
Sinh sản: Cá vàng thành thục sau 1 năm tuổi, khi đó cá đực có thể được nhận biết qua các nốt sần trên nắp mang, thân và vây ngực, còn cá cái có bụng to, lỗ sinh dục lồi ra màu đỏ hồng. Cá đẻ trứng dính vào giá thể mềm (rễ lục bình, rong thủy sinh ...) thụ tinh ngoài. Trong qui trình sinh sản nhân tạo, các nghệ nhân vớt trứng hoặc vớt cá bố mẹ ra để ấp riêng trứng, trứng nở sau 40 - 60 giờ ở nhiệt độ 28 - 300C. Sau khi nở 2 - 3 ngày cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn moina.
 
Thiết kế bể nuôi: cá vàng có thể nuôi trong bể kiếng, ao cảnh hay bình cầu tùy thuộc vào chủng loại kiểu hình. Cá có tính khí thân thiện, thích hợp với bể nuôi ghép các loài cá khác nhau. Thể tích bể nuôi: 250 lít, chiều dài bể: 100 - 120 cm.
Bể cá trải sỏi, với vài vật trang trí và cây thủy sinh (cây thật hoặc bằng nhựa) tạo nơi trú ẩn cho cá. Cá cần nhiều ôxy và tạo nhiều chất thải, do đó bể nuôi và bề mặt cần đủ rộng. Nếu giữ cá trong bể cầu nên để mức nước ở vị trí có diện tích bề mặt lớn nhất.
Yêu cầu ánh sáng: Vừa; Yêu cầu lọc nước: Ít; Yêu cầu sục khí: Ít
Loại thức ăn: Từ trùn chỉ, giáp xác, côn trùng, thực vật đến mùn bã hữu cơ (chất đáy)... Bên cạnh mồi sống, cần bổ sung thức ăn viên để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm
Chăm sóc: cá vàng rất háu ăn và thải nhiều phân, cần cung cấp sục khí và hệ thống lọc đủ mạnh để làm sạch bể và ổn định chất lượng nước.
 

 

 

 

Số lần xem trang : 14877
Nhập ngày : 20-06-2011
Điều chỉnh lần cuối : 20-06-2011

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  DS cá cảnh biển đang được kinh doanh tại TPHCM(16-09-2011)

  DS các loài cá cảnh biển được người dân TPHCM ưa chuộng(16-09-2011)

  Báo cáo kết quả nghiên cứu(05-01-2011)

  Cơ sở dữ liệu cá cảnh Việt nam(14-08-2010)

  DS các loài cá được người nuôi mua nhiều nhất(15-12-2009)

  Danh sách các loài cá cảnh được người nuôi ưa chuộng nhất(14-12-2009)

Nguyễn Minh Đức, BM Quản lý và Phát triển Nghề Cá, ĐH Nông Lâm TPHCM, Email: nmduc(a)hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007