Nguyễn Hải Đăng

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 43
Toàn hệ thống 967
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

by:

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Nguyễn Hải Đăng

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo của Đồng Tháp Mười, hình ảnh dòng sông, đám ruộng và cây lúa lúc nào cũng có trong tôi.

Trời mưa, buồn quá, lại ở một mình càng buồn hơn.

Tự dưng hôm nay mình lại có hứng thú viết vài dòng. Vốn không phải là dân văn, nên lời văn, câu chữ còn vụng về, mong các bạn thông cảm.

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo của Đồng Tháp Mười, hình ảnh dòng sông, đám ruộng và cây lúa lúc nào cũng có trong tôi. Nhà có hai anh em, thằng em thì thích nghịch phá những mòn đồ nhôm nhựa mà mẹ tôi mua về (để bán lại lấy lời, gọi lại là thu gom ve chai ấy mà). Nó lại thích những nơi ồn ào, sôi nỗi bàn luận những điều mà nó khám phá được. Tôi lại khác, trầm tính hơn, thích một mình thẩn thơ với nàng lúa yêu kiều. Thích những đám đất xung quanh nhà, nơi tôi có thể lên luống trồng các loại rau, mặc dù tôi chẳng thích ăn rau. Và chẳng bao giờ tôi nhúng tay vào những việc mang tính công nghệ như sửa xe đạp, radio, đèn pin, … cái điều mà thằng em tôi rất thích. Thuở nhỏ tôi có một ước mơ đó là sẽ trở thành kỹ sư nông nghiệp để có thể trồng những loại cây cho năng suất cao.

Rồi tôi vào cấp ba, dốt văn nhưng lại nhờ văn mà tôi được vào lớp chọn. Ở đây, nơi tôi học tạm gọi là đô thị cho sang bởi vì nó cách nơi tôi ở đến hàng chục km. Ở đây, môn tôi học tốt nhất là môn sinh, mặc dầu cấp hai kiến thức sinh của tôi chỉ ở mức độ trung bình. Nhưng rồi, đến đợt thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tôi lại không chọn môn sinh làm cô giáo dạy sinh của tôi tiếc nuối. Và quyết định năm đó không cử học sinh nào đi thi sinh cả. Tại sao tôi lại quyết định như vậy? Cũng vì ham vui theo thằng bạn ngồi cùng bàn, khi được sướng tên chọn vào đội thi Lý tôi cũng chẳng đắn đo, suy nghĩ gì để rồi chọn môn Lý để đi thi cho có bạn có bè. Và kết quả, dĩ nhiên thất bạo thảm hại, trong ba thành viên được chọn đi thi, tôi là người có điểm thấp nhất. Nhưng đó cũng chẳng nói lên vấn đề gì cả. Tôi gặp cô giáo dạy sinh, cô không nói gì, nhưng thấy cô rất buồn.

Chúng tôi nộp hồ sơ thi đại học, không cần tìm hiểu kỹ gì cả Nông Lâm là lựa chọn số một của tôi rồi. Và tôi thi Nông học để trở thành kỹ sư nông nghiệp chứ, ồ không tôi không chọn Nông học. Suy nghĩ tìm một ngành vừa với sức học của mình, mà lại là mình thích nữa, quá khó khăn. Lúc này ngày chế biến thực phẩm được cho là đang hot. Vậy là quyết định làm hồ sơ thi chế biến thực phẩm, ôi mà sao điểm trúng tuyển năm trước cao vậy 17, làm sao đâu đây. À mã ngành 100 “Cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm” lấy có 14 à. Với suy nghĩ của một học sinh phổ thông “có 14 điểm à vừa được học cơ khí vừa học chế biến thực phẩm nữa chơi luôn”. Bạn bè hỏi mày thi ngành gì, à chế biến thực phẩm. Bút sa gà chết, năm ấy tôi thì đậu đại học vào học ngành Cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm. Lúc này nhận thức mới rõ ràng ủa mà ngành này học cơ khí à, cái vụ này mình đâu có khoái đâu. Thôi kệ học đại lên thành phố là thích rồi (do tôi đậu khối B ở Cần Thơ nữa (điểm rất cao đấy nhé 21 chứ ít ỏi gì)). Gặp bạn bè thầy cô thông báo mình đậu đại học ngành cơ khí, ai cũng miệng chữ o mồm chữ u, sao hồi đó thi chế biến thức phẩm mà, gãi đầu đăng ký nhầm ạ. Vui ha, mà trường nào “Đại học Nông Lâm” ủa Nông Lâm mà cũng có cơ khí nữa à. Có mà, có mà. Mà thấy em làm sao học cơ khí được nhỉ? Một thầy hỏi, đành cười và gãi đầu thôi, thói quen thường thấy.

Học ở Nông Lâm được 4 năm cũng đúc kết nhiều kinh nghiệm, hai năm đầu do mải chơi điểm trung bình chỉ được 6,5, không đến nỗi nào, nhưng cũng là một sự thất bại. Hai năm cuối, với bao cố gắng cuối cùng cũng ra trường với bằng khá điểm trung bình chung là 7,78, cũng được chứ hả? Bây giờ còn ai dám nói câu “mày mà cũng học cơ khí được nữa à” không nhỉ.

Ra trường đi làm được nữa năm thì về công tác tại Khoa Cơ khí nơi mình học, với chức danh giảng viên. Về khoe đám bạn phổ thông, lũ chúng nó há hốc mồm ra, ôi sao mày giỏi thế.  Cũng bình thường thôi mà, đâu có gì đâu mà giỏi. Lúc nói gia đình con sẽ đi làm giảng viên ai nấy cũng quở trách, hồi tao kêu mày học sư phạm thì không học, lúc đó còn bày vẻ, con không thích làm thầy giáo nữa chứ. Biết sao giờ, cười và gãy đầu.

Chắc bạn cũng đã rõ rồi, tôi đến với ngành cơ khí ở đại học Nông Lâm chỉ vì chữ bảo quản chế biến. Nhưng bây giờ giả sử thời gian có trôi ngược trở lại, tôi có chọn ngành khác không, xin thưa không. Với bao kỷ niệm về Khoa Cơ Khí này, tôi đã gắn bó rất lâu rồi, từ 2004 đến nay, cũng không phải là một khoảng thời gian một sớm một chiều. Ở đây, cho tôi những kiến thức rất hữu ích, những động lực phấn đấu rất rõ ràng. Hơn nữa cho dù, có mâu thuẫn gì đi nữa thì lợi ích sinh viên luôn được Khoa đặt lên hàng đầu. Các thầy cô luôn sẵn lòng vì các bạn sinh viên. Tuy sinh viên cơ khí đa phần là nam, nhưng những năm gần đây cũng có nhiều bóng hồng dám bỏ anh kinh doanh để đến với anh máy cày. Làm tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Khoa.

Bây giờ, theo xu hướng chung của thời đại, sinh viên không thích học những ngành nghề kỹ thuật nữa, vì thế số lượng sinh viên vào khoa cũng ít dần theo các năm. Là một thành viên trong khoa, tất nhiên tôi cũng cảm thấy mình cũng có một phần trách nhiệm trong việc này. Và cần phải đưa hình ảnh Khoa lên nữa, để mai sau khi nhắc tới Nông Lâm, bạn sẽ nghĩ ngay đến khoa Cơ Khí.

 Dĩ nhiên, việc này không thể cá nhân tôi hay là một vài người tâm huyết có thể thực hiện được. Các bạn ơi, hãy thể hiện một tinh thần cơ khí đi nhé.

Ngày 17 tháng 11 năm 2011

Đầu Bạc

Số lần xem trang : 14877
Nhập ngày : 17-11-2011
Điều chỉnh lần cuối : 31-10-2014

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Những bài viết hoặc trích dẫn về những điều cần suy nghĩ

  BẠN HAY TÔI LÀ KẺ THẤT BẠI?(31-10-2014)

  THÁI ĐỘ LÀ TẤT CẢ - ATTITUDE IS EVERYTHING(11-12-2012)

  NHỮNG NGƯỜI LÁI ĐÒ ĐÁNG KÍNH(19-11-2012)

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007