Trang cá nhân Phạm Đức Toàn

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 5
Toàn hệ thống 13001
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Trang thông tin Báo Tuổi trẻ

Trang thông tin Hội dược liệu Việt Nam

Trang thông tin người trồng mè của Mỹ

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Đức Toàn - Nong Lam University Online

Có bài báo đăng trên Thanh niên viết về nuôi chuột cống nhum ở Hậu Giang hấp dẫn quá, xin copy lên đây để cùng trao đổi.

 

Nuôi chuột cống nhum
Thanh Dũng
 
 
Anh Giàu và một con cống nhum nặng hơn 1 kg - Ảnh: T.D
Anh Giàu nổi tiếng vì nuôi rất nhiều chuột cống nhum, loài chuột to xác dữ dằn dám cắn cả chó mèo và rắn hổ. Không thể phủ nhận giá trị kinh tế từ việc nuôi loài chuột này nhưng cần thiết có ý kiến chính thức từ các cơ quan chức năng...
Chúng tôi tới nhà anh Dương Văn Giàu (ở ấp Tân Lợi, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) lúc anh đang làm vệ sinh cho các ổ chuột. Ổ chuột của anh là mấy cái lu nhỏ cao hơn nửa thước, đáy lu lót đầy lá chuối khô. Hằng ngày anh Giàu đậy nắp lu kín, thỉnh thoảng mới mở nắp lu cho lũ chuột sưởi nắng. Một ổ chuột anh nhốt 2 chuột cái và 1 chuột đực. Khi một con chuột cái đẻ anh tách chuột cái kia nhốt riêng đề phòng chuột con bị con cái kia cắn chết. Theo anh Giàu tính toán, cống nhum con nuôi 6 tháng là nặng được khoảng 1 kg, đó là nuôi cho ăn bình thường, còn cho ăn thúc thì chúng sẽ lớn nhanh hơn. Thường con đực mau tăng trọng hơn con cái. Con cái đúng 6 tháng đẻ lứa đầu khoảng 4-7 chuột con, sau đó cứ cách 3 tháng chúng lại đẻ tiếp. Vào các tháng mùa mưa, con cái đẻ từ  6 - 7 chuột con, còn từ tháng giêng tới tháng 4 con cái đẻ từ 10 - 12 con. Tỷ lệ sống của chuột con trên 90%. Thức ăn cho loài cống nhum thì quá dễ, thứ gì chúng cũng xơi tuốt.
Mở một cái lu nghe tiếng chuột rít liên hồi, anh Giàu giải thích "con cái này vừa đẻ 6 con nên hung lắm". Nhìn vào lu thấy bầy con đang bò, bố chuột đứng nhón hai chân sau láo liên nhìn. Mẹ chuột thì rít dữ tợn và xù lông liên tục như dọa nạt. Giở nắp lu khác đã thấy một bầy cống nhum 4 tháng tuổi to bằng cườm tay đang chậm chạp bò. Anh Giàu chụp đuôi từng con thảy chúng xuống cái ao sau nhà. Anh nói: "Phải cho chúng tắm, ở sạch thì lông chúng mới đen và mượt". Những con cống nhum lặn hụp bơi ra khỏi ao lên bờ bò quanh lu kiếm lối vào ổ.
Trao đổi với Thanh Niên ngày 14.7, ông Nguyễn Vĩnh Thọ, cán bộ tổng hợp kỹ thuật Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành A cho biết: "Chuột cống nhum không nằm trong danh mục động vật hoang dã cấm nuôi hay đánh bắt. Do vậy, khi hộ ông Giàu nuôi tự phát thì Phòng Nông nghiệp không nghiêm cấm. Hiện nay, số lượng chuột nuôi tại hộ anh Giàu đã tăng đáng kể và dù chúng không phá chuồng bỏ đi, cũng chưa nghe người dân phản ánh việc anh Giàu nuôi chuột ảnh hưởng tới hoa màu, nhưng chúng tôi vẫn chưa khuyến khích các hộ dân nuôi đại trà. Trước mắt, chúng tôi vẫn kiểm tra chuồng trại và nhắc nhở hộ anh Giàu nên làm vệ sinh thường xuyên để đề phòng dịch bệnh".
Hiện nay cống nhum hoang dã bị săn bắt ráo riết nên ngày càng ít đi. Giá 1 kg chuột cống nhum hiện nay trên 25.000 đồng. Việc nuôi có kiểm soát phần nào góp phần đảm bảo về vấn đề vệ sinh thực phẩm, bởi chuột cống nhum hiện đã có tên trong thực đơn của rất nhiều nhà hàng, chúng được đánh giá  như một món đặc sản.
Anh Giàu cho biết mình đang trong giai đoạn nuôi nghiên cứu, và anh cũng không giấu giếm trong tương lai gần sẽ quyết tâm làm kinh tế... chuột. Hiện anh đang theo dõi bầy chuột con lớn thế nào, hao hụt ra sao, tính phả hệ của chuột giống... Nhờ theo dõi sát sao nên sau vài vụ giống nuôi tự nhiên bị ốm, bị chết anh lần hồi phát hiện ra tại chúng không được ăn cỏ. Sau đó cứ mỗi tuần anh thả ra cho chúng tìm cỏ ăn hoặc hái cỏ cho chúng ăn. Nhờ vậy mà tình trạng con giống ốm, chết đã chấm dứt. Từ bầy cống nhum 4 con bố mẹ tới nay anh đã gầy dựng được bầy trên 70 con. Anh cũng tìm mua những con cống nhum khỏe mạnh để nuôi vỗ làm giống. Anh Giàu nói: "Chuột đẻ nhiều nhưng nuôi số lượng vài trăm con làm sao cung ứng nổi cho thị trường đây!".
Trước anh Giàu có anh Lê Văn Vẹn (ngụ ấp Xẻo Cau A, xã Thanh Xuân, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) từng nuôi bầy cống nhum với số lượng trên 300 con. Trong chuồng, anh đặt nhiều cục gạch và nhiều lu chậu cho chuột con, chuột lớn ở. Chuột của anh Vẹn không kịp bán cho các quán nhậu, nhà hàng. Sau đó, do phải mở rộng trang trại nuôi nhím thịt nên anh Vẹn phải phá bỏ chuồng nuôi chuột.
Thịt cống nhum đang rất được ưa chuộng. Dù muốn hay không thì  việc anh Giàu làm đang gợi mở một cách thức làm ăn mới cho bà con nông dân. Vấn đề còn lại là các cơ quan chức năng cần quan tâm, hướng dẫn  kịp thời, có ý kiến chỉ đạo khuyến khích hay không việc nuôi loài cống nhum để làm thực phẩm. Sở dĩ như thế là nhằm tránh trường hợp để người dân nuôi tự phát bùng phát rồi ra lệnh cấm; hoặc thiếu sự quan tâm mà bỏ qua một nguồn lợi lớn nếu việc nuôi loài này là hoàn toàn có lợi. 
Thanh Dũng
 

Số lần xem trang : 14962
Nhập ngày : 15-07-2008
Điều chỉnh lần cuối : 15-07-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Hội nghị quốc tế về chất béo và dầu thực vật dùng cho nhiên liệu sinh học (Biodiesel)(29-10-2008)

  Hội nghị Quốc tế về Năng lượng tái tạo(10-09-2008)

  Phát hiện mới về hai loài cây hoang dã(14-07-2008)

  Cây Trầm Hương - Cây dó bầu(11-07-2008)

  Dược liệu quý từ cây mù u(05-06-2008)

  NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ TỪ CHUỐI HỘT(17-05-2008)

  Công dụng chữa bệnh của cây bí đỏ(13-04-2008)

  Jatropha cây trồng giúp nông dân miền núi thoát nghèo(04-04-2008)

  JATROPHA - Nhiên liệu tương lai?(04-04-2008)

  Thụ phấn cho dừa sáp(02-04-2008)

Trang kế tiếp ... 1

Họ tên: Phạm Đức Toàn, Đc: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 0918386966, Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007