HOÀNG HỮU CẢI

Trang chủ NLU | TTTH | Khoa Lâm nghiệp | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Giới thiệu Giảng dạy Tài liệu học tập Thông tin cá nhân
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 4402
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  HOÀNG HỮU CẢI

Giới thiệu
Bài này trình bày bối cảnh chung của “vùng sinh khí hậu nhiệt đới ẩm”, một vùng chiếm một diện tích rộng lớn và nuôi sống một dân số đông đảo của thế giới. Sau khi giới thiệu các đặc điểm khí hậu, thảm thực vật và đất, các hệ thống canh tác chính trong vùng nhiệt đới ẩm được mô tả và sự xuống cấp của đất trong các hệ thống này được phân tích.
Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu xong bài này, người học sẽ có thể: 
(1) phân tích các đặc điểm khí hậu, đất đai và thảm thực vật của vùng nhiệt đới ẩm;
(2) mô tả các hệ thống canh tác chính được hình thành trong vùng nhiệt đới ẩm;
(3) thảo luận sự xuống cấp của đất trong vùng nhiệt đới ẩm.

 

II. Các đặc điểm của vùng nhiệt đới ẩm về mặt quản lý đất
A. Khí hậu
B. Thảm thực vật
C. Đất
D. Các hệ thống canh tác chính
E. Sự xuống cấp của đất trong vùng nhiệt đới ẩm
Giới thiệu
Bài này trình bày bối cảnh chung của “vùng sinh khí hậu nhiệt đới ẩm”, một vùng chiếm một diện tích rộng lớn và nuôi sống một dân số đông đảo của thế giới. Sau khi giới thiệu các đặc điểm khí hậu, thảm thực vật và đất, các hệ thống canh tác chính trong vùng nhiệt đới ẩm được mô tả và sự xuống cấp của đất trong các hệ thống này được phân tích.
Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu xong bài này, người học sẽ có thể: 
(1) phân tích các đặc điểm khí hậu, đất đai và thảm thực vật của vùng nhiệt đới ẩm;
(2) mô tả các hệ thống canh tác chính được hình thành trong vùng nhiệt đới ẩm;
(3) thảo luận sự xuống cấp của đất trong vùng nhiệt đới ẩm.
Bài này sẽ thảo luận bối cảnh rộng của “vùng sinh khí hậu nhiệt đới ẩm”, một vùng chiếm một diện tích rộng lớn của thế giới (Hình 3) và chứa các phần lảnh thổ của khoảng 60 quốc gia (hoàn toàn hay một phần nằm trong vùng sinh khí hậu này). Vào năm 2000, có đến 33% dân số thế giới, hay khoảng 2 tỷ người, sống trong vùng nhiệt đới ẩm (Bonell et al., 1993). NRC (1993a) đã ước lượng rằng sự phân bố tương đối của vùng nhiệt đới ẩm bao gồm 45% ở Châu Mỷ, 30% ở Châu Phi, 25% ở Châu Á, và chỉ có một tỷ lệ nhỏ ở Châu Đại dương và và các đảo trong Thái Bình Dương.
A. Khí hậu
Vùng nhiệt đới ẩm bao gồm các vùng khí hậu mà nhiệt độ trung bình hằng tháng thường cao và quanh năm trên 18°C, lượng mưa vượt quá bốc hơi thủy xuất trong ít nhất 270 ngày trong một năm (Salati et al., 1983; CGIAR, 1990a; Lugo và Brown, 1991). Sự phân tích chi tiết các sinh khí hậu có rừng trong vùng nhiệt đới đã được Holdridge (1967) thực hiện. Lượng mưa hằng năm thay đổi từ 1500 đến 2500 mm, với một số vùng nhận một lượng mưa vượt quá 6000 mm mỗi năm. Lượng mưa trung bình trong vùng nhiệt đới ẩm cao hơn mức trung bình thế giới khoảng ba lần. Trên cơ sở chế độ nhiệt ẩm, vùng nhiệt đới ẩm cũng được gọi là " vùng nhiệt đới nóng ẩm". Chính số lượng và sự phân phối của mưa thay vì sự biến thiên nhiệt độ là yếu tố xác định các mùa (ví dụ, mùa mưa đối với mùa khô).
B. Thảm thực vật
Một phạm vi rộng các kiểu thảm thực vật sống trong vùng sinh khí hậu nhiệt đới ẩm (Plate 1), với nhiều loài cây gỗ có chiều cao, cấu trúc tán và sinh khối khác nhau (Holdridge, 1967; Lanly, 1982; Whitmore, 1984; Brown et al., 1989; Grainger, 1991). Thảm thực vật chiếm ưu thế của vùng nhiệt đới ẩm gồm TRF trong các vùng đất thấp, rừng ẩm thay lá trong các vùng với mùa khô rõ rệt hơn, và rừng niền núi trong các vùng cao (Holdridge, 1967). TRF, thảm thực vật cao đỉnh của vùng nhiệt đới ẩm, là kiểu đa dạng và phức tạp nhất (Wilson và Peters, 1988; Myers, 1989), và chiếm khoảng 10% của diện tích đất nổi của toàn thế giới. Sự phân phối của các kiểu thảm thực vật khác nhau trong vùng nhiệt đới ẩm được mô tả trong báo cáo của Dự án Đánh giá Tài nguyên Rừng (FAO, 1992).
Thảm thực vật TRF được đặc trưng bỏi:
- đa dạng sinh học cao, gồm 40%, đến 50% của khoảng 5-10 triệu loài của trái đất;
- sinh khối thực vật cao, thay đổi từ 200 đến 400 Mg/ha,
- phần lớn sinh khối tích lũy trong 8 đến 10 năm đầu;
- tập trung một tỷ lệ lớn của tổng dự trữ dưỡng liệu trong sinh khối thực vật;
- vận tốc chu chuyễn dưỡng liệu cao;
- TRF thành thục có nhiều tầng tán, chứa nhiều loài chiếm các tầng khác nhau; và
- các TRF thành thục hay cao là hệ sinh thái hầu như kín với phần lớn dưỡng liệu và nước, mà không có sự trao đổi có ý nghĩa với các hệ thống khác.
Các ràng buộc về sinh thái chính của hệ sinh thái TRF trong việc sử dụng đất thâm canh nông nghiệp được trình bày trong Bảng 1. Các hạn chế này chủ yếu là điều kiện tự nhiên do các đặc điểm khí hậu, thảm thực vật, và đất.
C. Đất đai
Tương tự như thảm thực vật, các loại đất của vùng nhiệt đới ẩm cũng đa dạng và biến động lớn (Sanchez và Buol, 1975; Van Wambeke, 1992). Các loại đất chính được trình bày trong Bảng 2 và được mô tả vắng tắt như dưới đây:
 
Bảng 1. Các ràng buộc về sinh thái đối với sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp thâm canh
Vùng sinh thái
Nhiệt độ trung bình hằng năm (°C)
Lượng mưa trung bình hằng năm (mm)
Hạn chế
Rừng mưa trên đất thấp
> 25
2000-6000
Chuyễn hóa rừng và phát triển đất. Loại bỏ một lượng sinh khối lớn. Đất acid, dự trữ dưỡng liệu thấp, đặc biệt là P. Có hiện tượng ngộ độc Al, và Mn, Thiếu Ca, xói mòn gia tốc, nén chặt đất, những sự mất mác do rữa trôi, cỏ và dịch hại xuất hiện, khó phơi và bảo quản hạt cốc.
Rừng mưa vùng cao
18-25
1500-4000
Các phương pháp chuyễn hóa rừng bằng cơ giới trên đất mong manh, địa hình dợn sóng hay dốc lớn, đất trượt, xói mòn gia tốc và bị xuống cấp, đất acid nghèo, dưỡng liệu không cân bằng (ví dụ, ngộ độc Al và Mn và thiếu P), cỏ và dịch hại xuất hiện. Khó phơi hoa màu.
Bảng 2. Các nhóm đất chính của vùng nhiệt đới ẩm
 
Tổng diện tích
Tỷ lệ
Phân phối theo vùng
 
 (106ha)
(%)
Châu Mỷ
Châu Phi
Châu Á
Oxisols
525
(35.3%,)
332
179
14
Ultisols
413
(27.7%)
213
69
131
Inceptisols
226
(15.2%)
61
75
90
Entisols
212
(14.2%)
3 1
91
90
Alfisols
53
(3.6%)
18
20
15
Histosols
27
(1.8%)
-
4
23
Spodosols
19
(1.3%)
10
3
6
Mollisols
7
(0.5%)
-
-
7
Vertisols
5
(0.3%)
1
2
2
Aridisols
2
(0.1%)
-
1
1
Tổng
1489
 
666 (44.7%)
444 (29.8%)
379 (25.5%)
(Tính toán lại từ NRC, 1993a)
Oxisols: Oxisols là nhóm đất chiếm ưu thế của vùng nhiệt đới ẩm và chiếm 35.3% tổng diện tích đất. Đó là các loại đất cũ, có mức độ phong hóa cao, acid, thấm nước, và thoát nước tốt và xuất hiện trong các vùng không có một mùa khô rõ rệt. Thành phần khoáng sét gồm chủ yếu là kaolinit, và xuất hiện có hay không có plinthit hay laterit. TRF là thảm thực vật cao đỉnh của các vùng đất này. Sự xuất hiện của thảm thực vật kiểu savan ở các loại đất Oxisols có thể là là do sự xuống cấp của TRF và của tài nguyên đất.
Ultisols: Các loại đất này tương tự như Oxisols nhưng tương đối ít phong hóa và trẻ hơn, và chiếm 27.7% của vùng nhiệt đới ẩm. Các loại đất này xuất hiện trong các vùng khí hậu nóng ẩm với đường đẳng nhiệt giữa 25° và 28°C, và lượng mưa hằng năm giữa 1500 và 2000 mm, có một sự thiếu lượng mưa theo mùa rõ rệt. Khoáng sét kaolinitic tương đối hoạt động hơn. Đất Ultisols có dự trữ dưỡng liệu tương đối cao hơn và trao đổi cation hiệu quả hơn Oxisols.
Inceptisols: Đây là các loại đất trẻ, nhưng có các tầng đất đặc trưng và rất màu mở. Chúng chiếm khoảng 15.2% của diện tích đất trong vùng nhiệt đới ẩm. Có ba loại đất Inceptisols chính xuất hiện trong vùng nhiệt đới ẩm. Aquepts là đất phù sa hình thành dọc theo các đồng bằng ngập lũ và chiếm 120 triệu ha hay 8.0% của vùng nhiệt đới ẩm. Andepts là đất có nguồn gốc núi lửa, trẻ, rất màu mở, và chỉ chiếm 12 triệu ha hay 0.8% của vùng nhiệt đới ẩm. Tropepts xuất hiện trong các vùng khí hậu nóng ẩm, có bảo hòa baz khoảng 50%, chứa lượng carbon hữu cơ của đất (SOC) tương đối cao, thay đổi từ 8 đến 12 kg/m2/m độ sâu (Van Wambeke, 1992), và chiếm 94 triệu ha hay 6.3% của vùng nhiệt đới ẩm.
Entisols: Đây cũng là các loại đất trẻ nhưng không có tầng đất phân biệt. Các loại đất này thường không có đặc trưng vì thời gian thành lập ngắn hơn, không đủ hình thành các đặc trưng hay vì chúng đã được thành lập trên đá mẹ tương đối trơ. Entisols có ba bộ phụ phân biệt. Chiếm ưu thế là bộ phụ Psamments. Chúng là các loại đất có thành phần hạt thô, thấm nước tốt, khả năng giữ nước thấp, và dự trữ dưỡng liệu thấp. Psamments chiếm khoảng 90 triệu ha hay 6.0% của vùng nhiệt đới ẩm. Fluvents được hình thành dọc theo các đồng bằng ngập lũ và là bồi tụ phù sa mới. Các loại đất này chiếm khoảng 50 triệu ha hay 3.4% của vùng nhiệt đới ẩm. Bộ phụ Lithic gồm đất cạn và có đá chiếm 72 triệu ha hay 4.8% của vùng nhiệt đới ẩm. Đất Lithic là đất biên tế cho sản xuất nông nghiệp. Tổng cộng lại, Entisols chiếm khoảng 14.2% của vùng nhiệt đới ẩm.
Alfisols: Các loại đất này xuất hiện trong vùng bán ẩm và á nhiệt đới ẩm khí hậu mát đến nóng ẩm với một mùa khô kéo dài. Alfisols ít phong hóa so với Oxisols và Ultisols nhưng thường phong hóa mạnh hơn Inceptisols. Tổng quát, Alfisols là các loại đất màu mở và có sức sản xuất nhưng có các hạn chế nghiêm trọng về tính chất vật lý như đóng ván cứng, dễ bị nén chặt, xói mòn, và khô hạn trong mùa khô. Alfisols chiếm 3.6% diện tích đất và có tầm quan trong tương đối thấp trong vùng nhiệt đới ẩm.
Histosols: Các loại đất này có hàm lượng chất hữu cơ tương đối cao, với hàm lượng carbon thay đổi từ 12% đến 18% trong lớp đất mặt. Các loại đất này hình thành trong điều kiện ẩm ướt. Với sự quản lý nước tốt, chúng có thể có khả năng sản xuất cao. Các loại đất này chỉ chiếm 27 triệu ha hay dưới 2% của vùng nhiệt đới ẩm.
Spodosols: Các loại đất này được đặc trưng bởi một tầng đất dưới (illuvial) với hàm lượng chất hữu cơ tương đối cao cùng với các nồng độ cao của các oxid nhôm và sắt. Tầng đất mặt thường bị bị rữa trôi (eluvial) và thường có màu nhạt (albic). Spodosols chỉ chiếm 19 triệu ha hay khoảng 1% của vùng nhiệt đới ẩm.
Các loại đất khác: Mollisols và Vertisols cũng xuất hiện trong vùng nhiệt đới ẩm. Mollisols chiếm 7 triệu ha (0.5%) và Vertisols 5 triệu ha (0.3%). Mollisols có khả năng sản xuất cao, màu sẩm, và là các loại đất quan trọng trong nông nghiệp. Tầng đất mặt được đặc trưng bởi hàm lượng chất hữu cơ của đất cao và kết cấu hạt hay cụm xác định, và đáp ứng tốt với các nhập lượng. Để so sánh, Vertisols cũng là các loại đất có màu sẩm, nhưng chúng chứa một hàm lượng cao của các khoáng sét trương nỡ được. Khi khô, các loại đất này phát triển các vết nứt rộng và sâu, và khó đi lại.
Các hạn chế liên quan đến đất đối với việc sản xuất hoa màu trên các bộ đất khác nhau được trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3. Các hạn chế liên quan đến đất đối với sự phát triển nông nghiệp thâm canh trong vùng nhiệt đới ẩm
Đất
Thiếu hụt dưỡng liệu
Ngộ độc dưỡng liệu
Hư hỏng cấu trúc
Nén chặt
Xói mòn/ đất trượt
Độ sâu hữu hiệu của rễ
Oxisols & Ultisols
N. P. Ca Zn
Al. Mn
Võ cứng. đóng ván
Nén chặt đất mặt và đất dưới
Xói mòn phiến/rãnh cạn
Cạn đến trung bình
Inceptisols
P
-
-
-
Xói mòn rãnh
-
Entisols
P
-
Cấu trúc rời rạc, một hạt
-
Xói mòn rãnh
Cạn
Alfisols
P
-
Võ cứng. đóng ván
Nén chặt đất mặt và đất dưới
Xói mòn gia tốc
Cạn đến trung bình
Histosols
-
-
-
-
-
-
Spodosols
N, P
Al
 
Nén chặt đất dưới
Xói mòn phiến
Cạn đến trung bình
Mollisols
-
-
-
-
-
-
Vertisols
P
-
Nứt
Nén chặt đất dưới
Xói mòn phiến mạnh
Trung bình
Oxisols và Ultisols cộng lại chiếm khoảng 63% của tổng diện tích đất của vùng nhiệt đới ẩm. Các loại đất này thường rất acid (pH 4 đến 5), thường chứa các nồng độ của Al và Mn gây độc cho cây trồng, và thường thiếu các dưỡng liệu thiết yếu của thực vật (ví dụ, N. P. Ca). Sự bón vôi và thường xuyên bón lân là cần thiết để cải thiện năng suất. Một khi các hạn chế về dưỡng liệu được tháo gỡ, sự suy giảm cấu trúc của đất cũng có thể là một vấn đề đối với nông nghiệp thâm canh cơ giới hóa. Sự hư hỏng trong cấu trúc của đất dẫn tới sự phá vỡ cấu trúc, sự nén chặt lớp đất mặt và đất dưới, sự gia tăng nước chảy mặt, và xói mòn gia tốc.
Đất Alfisols tương đối có sức sản xuất cao hơn với độ phì và hàm lượng chất dinh dưỡng thuận lợi. Tuy nhiên, Alfisols có các hạn chế vật lý nghiêm trọng hơn Oxisols và Ultisols. Alfisols thường bị hạ chế nghiêm trọng bởi sự suy giảm nhanh chóng cấu trúc của đất, phá vỡ cơ cấu, nén chặt, đóng ván, những sự mất mác dinh dưỡng do nước chảy mặt, và xói mòn gia tốc.
Các loại đất có sức sản xuất cao của vùng nhiệt đới ẩm với chỉ có sự hạn chế ít hay trung bình khi chuyễn sang nông nghiệp thâm canh là Inceptisols, Histosols, và Mollisols. Đó là các loại đất trẻ và phì nhiêu, và các loại đất phù sa và đất có nguồn gốc núi lửa và đất Mollisols có độ phì rất cao. Tuy nhiên, sự phân phối của các loại đất này là rất hạn chế, chỉ chiếm 17.5% của diện tích trong vùng nhiệt đới ẩm. Mặc dù các loại đất này ít gặp các vấn đề về tính chất vật lý và dinh dưỡng, quản lý sai lầm và các hệ thống sử dụng đất không phù hợp có thể dẫn tới sự nén chặt, xói mòn, và sự cạn kiệt dưỡng liệu.
D. Các hệ thống canh tác chính
Thuật ngữ "hệ thống canh tác" hàm ý một chiến lược quản lý tài nguyên bao gồm sự quản lý tổng hợp hoa màu, cây gỗ, và động vật, cùng với lao động và vốn để tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên dựa vào đất đai. Các tài nguyên dựa vào đất đai bao gồm khí hậu, thảm thực vật, đất, và nước. Các kiểu hệ thống canh tác chiếm ưu thế trong vùng nhiệt đới ẩm được trình bày khái quát trong Hình 4, và được mô tả vắng tắt trong Bảng 4.
Các hệ thống truyền thống: Đó là các hệ thống quảng canh bao gồm thu hoạch lâm sản ngoài gỗ từ rừng, canh tác nương rẫy và các hệ thống liên quan đến sự bỏ hóa ở dạng cây bụi, hay cu mục. Các hệ thống này thường mang tính tự cấp tự túc, dựa vào tài nguyên, và nhập lượng chính là lao động gia đình. Trong vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi và Châu Mỷ và nhiều phần của Đông Nam Châu Á, các hệ thống truyền thống dựa trên canh tác nương rẫy và bỏ hóa dạng cây bụi (Okigbo và Greenland, 1976; Ruthenberg, 1980), thu hoạch lâm sản từ rừng tự nhiên (Fearniside, 1983; Asabere, 1987), hay các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống (Denevan et al., 1984; Gomez-Pompct, 1987a, b). Canh tác nương rẫy được thực hiện trên đất acid có độ phì thấp (Nye và Greenland, 1960; MacArthur. 1980; Ewel et al., 1981) để trồng một hỗn hợp hoa màu gồm hoa màu lấy củ, chuối lá (Musa balbisiana) và chuối (Musa acuminta), lúa rẫy (Oryza sativa), và đậu (Phaseolus vulgaris) (Plate 2).
Hình 4. Các hệ thống canh tác chính trong vùng nhiệt đới ẩm
Vì các hệ thống này dựa ít hay không dựa vào các nhập lượng từ bên ngoài và được tiến hành trên đất không màu mở, chúng thường có hiệu quả và năng suất thấp. Các hệ thống này có các đặc trưng sau:
- rất đa dạng và phức tạp, nông dân gieo trồng đồng thời đến 12 loài hoa màu trên cùng mãnh đất, vì đa canh là phương thức phổ biến,
- dựa vào tài nguyên và thâm canh lao động, với sự phụ thuộc tối thiểu vào các nhập lượng mua từ bên ngoài. Sự phục hồi độ phì của đất dựa trên thời gian bỏ hóa dài. Thời gian canh tác so với thời gian bỏ hóa phụ thuộc vào khí hậu, thảm thực vật, loại đất, và áp lực dân số: và
- quy mô nông trại nhỏ (1 - 2 ha) phù hợp để quản lý bởi hộ gia đình và sản xuất thủ công.
Bảng 4. Các hệ thống canh tác chính ở các vùng sinh thái khác nhau trong vùng nhiệt đới ẩm
Vùng sinh thái*
Lượng mưa* (mm/năm)
Các hệ thống canh tác
Đất thấp
Rừng ẩm
1500 4000
Hoa màu lấy củ (khoai mở, khoai mì, khoai lang), lúa
Rừng ẩm ướt
4000 10,000
Đồn điền (ví dụ chuối, chuối lá, cam chanh)
Rừng mưa
> 8000
Đồn điền cây gỗ hàng hóa (cao su, ca cao, cọ dầu)
Vùng cao
Rừng ẩm
1000 2000
Hoa màu lấy củ, lúa rẫy, đậu
Rừng ẩm ướt
2000 4000
Cà phê, chè, dứa, ca cao
Rừng mưa
> 4000
Cây lấy gỗ và đồn điền cây gỗ
Núi thấp
Rừng ẩm
500 1000
Rau á nhiệt đới, hoa màu lấy củ
Rừng ẩm ướt
1000 2000
Cà phê, chè, nông sản hàng hóa khác
Rừng mưa
> 2000
Hoa màu cây gỗ
* Ghi chú: (Nguồn NRC 1993a)
Khoai mở = Dioscorea spp.
Thơm (dứa) =. Ananas comosus
Khoai mì = Manihot esculenta
Ca cao= Theobroma cacao
Khoai lang = Ipomea batatas
Cà phê = Coffea arabica
Các hệ thống truyền thống có sức sống về sinh thái và sự chấp nhận về mặt xã hội cho đến khi còn có đủ đất cho một thời gian bỏ hóa đủ dài (10-20 năm) để phục hồi độ phì, sự kỳ vọng về năng suất và mức sống cũng không cao. Trong thực tế, sự du nhập của các hệ thống canh tác thay thế trong một số các vùng sinh thái nhạy cảm của vùng nhiệt đới ẩm chỉ đạt các mức độ thành công rất hạn chế.
Các hệ thống canh tác bán thương mãi: Các hệ thống này đã được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Châu Á, Trung và Nam Châu Mỷ, và nhiều phần của Châu Phi. Các hệ thống dựa trên sự thâm canh cây lúa nước đã được sử dụng thành công qua nhiều thế kỷ ở Đông Nam Châu Á (Plate 3). Các hệ thống nông lâm kết hợp dựa trên canh tác hoa màu lương thực thực phẩm kết hợp với các “tiểu điền” hoa màu đa niên là các ví dụ khác của các hệ thống bán thương mãi. Các loài cây gỗ đa niên được trồng phổ biến trong mục đích sản xuất hàng hóa là cao su (Heavea brasiliensis) cà phê (Coffea arabica), cọ dầu (Elaeis quineensis) và chè (Camellia sinensis). Các hệ thống dựa trên cây cà phê - và chè chiếm ưu thế ở các vùng sinh thái đồi núi, và các hệ thống dựa trên cây cao su và cà phê được áp dụng trong các vùng sinh thái rừng mưa ở cao độ thấp.
Trái với các hệ thống truyền thống của canh tác nương rẫy, một số nhập lượng được mua và sử dụng trong các hệ thống canh tác bán thương mãi. Phân bón hóa học được sử dụng phổ biến trên hoa màu cây gỗ. Phần lớn các nhập lượng quản lý được hướng đến nông sản hàng hóa thay vì hoa màu lương thực thực phẩm. Ngoài phân bón hóa học, độ phì của đất là cũng được duy trì thông qua áp dụng phân hữu cơ, bao gồm phân chuồng và phân rác và che tủ bằng phế liệu hoa màu.
Nông nghiệp thương mãi: Tổng quát, cho đến nay, nông nghiệp thương mãi trong vùng nhiệt đới ẩm đã dựa trên hoa màu cây gỗ (Plate 4) và sản xuất gia súc gia cầm (Plate 5). Hoa màu cây gỗ được trồng thành công từ thế kỷ 19 mà không gặp các vấn đề nghiêm trọng của sự xuống cấp đất đai và môi trường (Lugo và Liegel, 1987). Trong phần lớn các hệ thống thương mãi, hoa màu cây gỗ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với tính bền vững (Vergara, 1982; Fearnside, 1983; Harwood, 1987). Lâm nghiệp rừng trồng là một thành phần quan trọng của các hệ thống sản xuất này (Evans, 1982; Lugo và Brown, 1991; Lugo, 1992) và các đồn điền sản xuất nông sản hàng hóa cung cấp một phạm vi rọng các loại sản phẩm cho thị trường thế giới, bao gồm:
- trái cây (ví dụ, chuối, chuối lá, cam chanh (Citrus sp.));
- thức uống (ví dụ, cà phê (Coffea arabica), chè (Camellia sinensis), ca cao (Theobroma cacao));
- nguyên liệu cho công nghiệp (ví dụ, cao su (Hevea brasiliensis), dầu, gôm, tinh bột, dược liệu); và
- gỗ (ví dụ, tếch (Tectona indica), Gmelina (Gmelina arborea), muồng (Cassia siamea)).
Sự thành công của các hệ thống đồn điền trồng hoa màu hàng hóa phụ thuộc vào sự quản lý chúng. Các cơ hội của duy trì sản xuất trong các hệ thống dựa vào cây gỗ thường cao với các nhập lượng dựa trên khoa học. Tuy nhiên, sự quản lý sai lầm hoa màu cây gỗ cũng có thể gây ra sự xuống cấp đất và môi trường. Hoa màu lương thực thực phẩm thường được trồng kết hợp với cây gỗ (Harwood, 1987) để tối thiểu hóa các rũi ro của sự xuống cấp của đất trong giai đoạn đầu của sự phát triển và để tăng thu nhập.
Sản xuất gia súc quy mô lớn là một hệ thống nông nghiệp thương mãi quan trọng trong các vùng nhiệt đới ẩm của Trung và Nam Châu Mỷ (Hecht, 1982; Hecht et al., 1988; Hecht và Cockburn, 1989). Các hệ thống này được quản lý thành công khi sức tải gia súc được giữ ở mức thấp và đồng cỏ được cải thiện với các loài cỏ có năng suất cao được trồng các nhập lượng khuyến cáo. Vì phần lớn đất nhiệt đới có độ phì nội tại thấp, sự chăn thả quá mức và không được kiểm soát có thể dẫn tới sự nén chặt đất và xói mòn, và sự xuống cấp của đồng cỏ do sự xuất hiện của các loài cỏ dại và các loài mà gia súc không ăn được.
Nổ lực du nhập các hệ thống sản xuất hoa màu quy mô lớn và thương mãi trong vùng nhiệt đới ẩm chỉ đạt vài thành công hạn chế (Lal, 1987b). Có vài yếu tố khí hậu giới hạn sản xuất hoa màu lấy hạt (ví dụ, độ ẩm tương đối cao, mức bức xạ thấp trong mùa sinh trưởng, thường xuất hiện dịch bệnh hại, mất mác trong dự trữ bảo quản lớn. Cơ giới hóa thu hoạch thường kém hiệu quả và gây ra sự nén chặt đất nghiêm trọng.
E. Sự xuống cấp của đất trong vùng nhiệt đới ẩm
Tổng diện tích bị xuống cấp do các tiến trình suy thoái của đất khác nhau trên thế giới được ước lượng vào khoảng 2 tỷ ha (WRI, 1992 93). Diện tích đất bị xuống cấp lớn nhất là ở Châu Á (38%) và Châu Phi (27%). Phần lớn sự xuống cấp này gây ra bởi sự xói mòn gia tốc, là một vấn đề nghiêm trọng trong vùng nhiệt đới ẩm. Jansson (1988) báo cáo rằng các tải lượng vật liệu bồi lắng cao được quan sát từ các lưu vực sông thoát nước trong các vùng khí hậu nhiệt đới (kiểu khí hậu Af theo phân loại của Koppen). Tải lượng vật liệu bồi lắng cao đã được báo cáo từ các vùng ẩm của Costa Rica, Java, Malaysia, Panama, Papua New Guinea, Australia, Philippines, và Thái Lan. Mức độ xuống cấp của đất cao được quan sát trong các vùng nhiệt đới ẩm của Trung Mỷ, Châu Phi, và Châu Á (WRI, 1992 93; Oldeman, 1994). Sự xói mòn do nước xẫy ra nghiêm trọng và phổ biến trong các vùng ẩm của Đông Nam Châu Á, bao gồm Mianma, Thái Lan, Malaysia, và Indonesia; nhiều đảo trong Thái Bình Dương và Châu Đại Dương; dọc theo các dãy núi của vùng bờ biển Thái Bình Dương ở Trung Mỷ, bao gồm vùng đông nam Mexico, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica; và trong các vùng bị nhiễu loạn mạnh của Lưu vực Amazon.
Sử dụng đất không phân biệt và thâm canh để sản xuất hoa màu theo mùa hay lập vùng chăn thả gia súc có mật độ cao, các hệ thống sản xuất dựa vào tài nguyên không hay chỉ sử dụng rất ít nhập lượng mua từ bên ngoài vào để trả lại dưỡng liệu bị lấy đi trong khi thu hoạch hoa màu và động vật, bản thân đất rất nghèo dưỡng liệu, và môi trường khắc nghiệt là một số yếu tố chịu trách nhiệm dẫn tới nhịp độ xuống cấp nhanh chóng của đất được quan sát trong vùng nhiệt đới ẩm. Tính chất nghiêm trọng của sự xuống cấp của đất là là do tác dụng tương hỗ giữa các nguyên nhân, yếu tố, và tiến trình của sự xuống cấp của đất (Hình 5). Các nguyên nhân hay các tác nhân của sự xuống cấp của đất là các động lực xã hội-kinh tế và văn hóa, được thúc đẩy bởi các biến số dân số học (ví dụ mật độ dân số và sự di dân); các lý do chiến lược của sự mất rừng để tạo ra khả năng tiếp cận các tài nguyên có tiềm năng, bao gồm chính sách quốc gia và các yếu tố định chế như sự hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật; tập quán về quyền sử dụng đất; và vài đặc trưng văn hóa và dân tộc học xác định nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố của sự xuống cấp của đất có liên quan đến các tài nguyên tự nhiên, bao gồm khí hậu vi mô và trung quy mô, thủy văn, địa hình và cảnh quan, thảm thực vật, sử dụng đất, và các hệ thống quản lý đất và hoa màu. Các yếu tố thể hiện các tài nguyên tự nhiên, hoạt động sử dụng đất, và mức nhập lượng dựa trên khoa học để khai thác các tài nguyên. tác dụng tương tác của các nguyên nhân và các yếu tố này kích hoạt vài cơ chế và tiến trình dẫn tới sự suy giảm khả năng chống chịu và chất lượng đất, chất lượng môi trường, và sức sản xuất của cơ sở tài nguyên. Ba tiến trình quan trọng của sự xuống cấp của đất trong vùng nhiệt đới ẩm được mô tả vắng tắt như sau:
Sự xuống cấp vật lý: Sự xuống cấp vật lý của đất liên quan đến sự suy giảm cấu trúc của đất dẫn đến sự kết cứng, nén chặt, tăng quá mức dòng chảy mặt, và xói mòn gia tốc (Plate 6). Các ước lượng về mức độ của sự xuống cấp vật lý cũng đã được Oldeman (1994) thực hiện. Tùy vào tính chất của đất và các đặc trưng địa hình, xói mòn phiến và rãnh nhỏ cũng có thể biến thành xói mòn rãnh sâu và các hình thức di chuyễn khối như đất trượt. Các cường độ cao của sự xói mòn đất do nước được báo cáo từ vài quốc gia trong vùng nhiệt đới ẩm (Bảng 5). Nhiệt độ đất cao, có thể hơn 40°C ở độ sâu 5 cm trong 4 - 6 giờ trong ngày, là một yếu tố khác làm gia tăng sự xuống cấp vật lý của đất thông qua biến đổi cấu trúc của đất và cường độ của vài tiến trình trong đất. Sự xuống cấp vật lý cũng sâu sắc thêm do những sự thay đổi mạnh mẻ trong cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn bởi sự mất rừng và các hoạt động thâm canh nông nghiệp bất hợp lý.
Hình 5. Tương tác nguyên nhân, yếu tố, và tiến trình của sự xuống cấp của đất lên chất lượng đất và tính bền vững của hệ thống sử dụng đất trong vùng nhiệt đới ẩm
Bảng 5. Cường độ xói mòn đất do nước được quan sát ở một số quốc gia trong vùng nhiệt đới ẩm (Lal, 1984).
Quốc gia
Xói mòn đất
Quốc gia
Xói mòn đất
 
(Mg/ha/năm)
 
(Mg/ha/năm)
Brazil
18-20
Jamaica
90
Ecuador
200 -600
Madagascar
25-250
Guatemala
5-35
Nigeria
15-300
Guinea
18-25
Papua New Guinea
6 - 300
Côte d'Ivoire
60 -600
Peru
15
Sự xuống cấp hóa học: Sự phá vỡ các chu trình của C, N. P. S. và các chất khoáng khác dẫn tới sự xuống cấp hóa học của đất. Hình thái quan trọng nhất của sự xuống cấp hóa học là sự acid hóa do sự cạn kiệt của các baz (Ca, Mg, K) và sự tích lũy của H và Al trên phức hệ trao đổi. Sự cạn kiệt dưỡng liệu của thực vật (N. P, K, Zn, S) trong dự trữ đất là một nguyên nhân khác của sự xuống cấp hóa học. Tác dụng của sự xuống cấp hóa học rất nghiêm trọng trong các loại đất Oxisols và Ultisols, là các loại đất vốn nghèo về độ phì nội tại của đất.
Sự xuống cấp sinh học: Giảm trong số lượng và chất lượng của chất hữu cơ của đất, và hoạt động sinh học và đa dạng loài của hệ sinh vật đất là các hình thái quan trọng của sự xuống cấp sinh học được quan sát trong vùng nhiệt đới ẩm. Hệ sinh vật đất giữ một vai trò quan trọng trong sự chu chuyễn dưỡng liệu và duy trì cấu trúc của đất. Các hệ thống sử dụng đất và quản lý đất và hoa màu với các tác dụng bất lợi lên hệ sinh vật đất sẽ thúc đẩy sự xuống cấp sinh học thêm nghiêm trọng. Sự xuống cấp sinh học cũng nói đến thay đổi trong thảm thực vật cao đỉnh. Các vùng rộng lớn của vùng nhiệt đới ẩm trước đây được bao phủ với TRF hiện tại bị các loài cỏ tranh xâm chiếm (Plate 7).
 

Số lần xem trang : 14858
Nhập ngày : 08-05-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Tri thức bản địa là gì?(13-05-2008)

  Nghiên cứu Tri thức bản địa (13-05-2008)

  Lý lịch Khoa học(13-05-2008)

  Tri thức bản địa (Giới thiệu)(12-05-2008)

  Danh sách tài liệu học tập(12-05-2008)

  Chào mừng quý vị đến với trang web cá nhân (thử nghiệm) của Hoàng Hữu Cải(09-05-2008)

  Các hệ thống sử dụng đất bền vững trong vùng nhiệt đới ẩm(08-05-2008)

  Quản lý nước chảy mặt và kiểm soát xói mòn (VII)(08-05-2008)

  Các hệ thống quản lý đất bền vững trong vùng nhiệt đới ẩm (IV)(08-05-2008)

  Các hệ thống sử dụng đất bền vững I(08-05-2008)

Trang kế tiếp ...

Hoàng Hữu Cải Bộ môn Nông Lâm kết hợp và Lâm nghiệp Xã hội, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Phường Linh Trung Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. ĐT: (84-8) 896 3352 Fax (84-8) 896 0713 Email: hhcai(a)hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007