HOÀNG HỮU CẢI

Trang chủ NLU | TTTH | Khoa Lâm nghiệp | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Giới thiệu Giảng dạy Tài liệu học tập Thông tin cá nhân
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 4112
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  HOÀNG HỮU CẢI

Tài liệu này giới thiệu chung về lý do, mục tiêu và nội dung của bài giảng tri thức bản địa.

 

Giới thiệu
- Người dân nông thôn có vốn kiến thức riêng của họ trong nhiều lĩnh vực về cuộc sống hàng ngày và môi trường mà họ đang sinh sống. Trải qua nhiều thế kỷ, người dân nông thôn đã học cách trồng các loài cây lương thực thực phẩm và học cách tồn tại trước nhũng khó khăn của cuộc sống. Họ biết phân biệt loại cây để trồng, gieo hạt và làm cỏ vào thời vụ nào, loại cây nào độc, loại cây nào có thể được dùng để làm thuốc, các phương thức chữa bệnh. Hơn thế nữa họ biết cách bảo vệ môi trường và cơ sở tài nguyên của họ ở trạng thái cân bằng. Đó chỉ là một số ít ví dụ trong một hệ thống kiến thức được gọi là "tri thức bản địa". Đó là một tập hợp tri thức phong phú liên quan đến những chủ đề khác nhau. (Một số tác giả đề nghị phân biệt “tri thức bản địa” hay “kiến thức bản địa” và “tri thức địa phương” hay “kiến thức địa phương”. Thuật ngữ sau bao gồm cả những tri thức du nhập từ bên ngoài, nhưng được thích ứng và “địa phương hóa” bởi chính người dân nông thôn. Chúng ta sẽ không mất nhiều thời gian tranh luận về ngôn từ.
- Có thể có hai cách nhìn khác nhau đối với tri thức bản địa: Một cách nhìn cho rằng “người nông dân không biết gì cả”, tri thức bản địa chỉ là một mớ hiểu biết lộn xộn, không có cơ sở khoa học. Một cách nhìn khác, cho rằng “người nông dân biết tất cả”, mọi giải pháp phát triển đều đã có sẳn trong nguồn lực tri thức của họ. Trên quan điểm phát triển bền vững, chúng tôi cố gắng tránh cả hai cách nhìn cực đoan này và cung cấp một phương pháp luận để có thể “tiếp cận” tri thức bản địa, “đánh giá” chúng như là những tài sản của các cộng đồng nông thôn và là vốn quý cho những người đang mong muốn giúp các cộng đồng nông thôn phát huy nguồn lực của mình trong việc tìm kiếm các phương thức phát triển bền vững. Chúng ta cần nhìn nhận một thực tế: mặc dù có nhiều tri thức bản địa có thể tương đương hoặc ưu việt hơn các kiến thức đưa vào các cộng đồng từ bên ngoài, nhiều tri thức bản địa khác đã không còn phù hợp với bối cảnh mới, nhất là trong tiến trình toàn cầu hóa nhanh chóng như hiện nay. Nhưng ngược lại, nhiều nguồn lực quý giá về tri thức bản địa đã bị những người ngoài lạm dụng mà không có những sự bù đắp tương xứng cho những người đã sáng tạo ra chúng. Trong cả hai trường hợp, người dân nông thôn đều ở vị trí bất lợi.
Mục tiêu
- Tri thức bản địa được đưa vào chương trình đào tạo lâm nghiệp xã hội như một chuyên đề với mục đích tạo ra một thái độ trân trọng và sử dụng đến mức tối đa tri thức bản địa, một số kỹ năng tư liệu hóa và đánh giá tri thức bản địa trong nỗ lực phát triển. Ngày nay, mặc dù có nhiều chuyên gia về phát triển nhận thức được tiềm năng của tri thức bản địa, song vấn đề này vẫn thường bị lãng quên, kể cả trong lâm nghiệp, vốn là ngành đụng chạm nhiều nhất đến các nhóm xã hội mà cuộc sống của họ gắn bó nhiều nhất với các cơ sở tài nguyên thiên nhiên, và ở vị thế bất lợi nhất trong việc tiếp cận các thành quả phát triển. Lý do để đưa chính để đưa tri thức bản địa vào nghiên cứu là sự cần thiết phải cung cấp một sự chỉ dẫn về việc ghi chép lại và áp dụng tri thức bản địa. Chúng tôi biên soạn tài liệu này để giúp cán bộ hiện trường đang làm việc với các cộng đồng nông thôn (cán bộ phát triển nông thôn, kiểm lâm địa bàn, thành viên của các ban lâm nghiệp của các cơ quan chính phủ hoặc cán bộ dự án của các tổ chức phi chính phủ) vượt qua những khó khăn vướng mắc khi cân nhắc việc áp dụng tri thức bản địa trong các dự án phát triển. Khi không có những chỉ dẫn, tri thức bản địa có nguy cơ trở thành một từ ngữ vô nghĩa làm cản trở sự phát triển, và khi không có một thái độ đúng đối với tri thức bản địa, cán bộ lâm nghiệp có thể trở thành vô cảm trước sinh kế khó khăn của các cộng đồng. Một cách vắng tắt, tài liệu này cung cấp thông tin và phương pháp cần thiết để vận dụng tri thức bản địa trong công tác phát triển.
- Tập tài liệu về tri thức bản địa này bao gồm những chủ đề chính sau:
·         Quản lý tài nguyên thiên nhiên,
·         Nông nghiệp, Chăn nuôi,
·         Chế biến lương thực, thực phẩm,
·         Giáo dục,
·         Định chế quản lý,
·         Chăm sóc sức khoẻ, và
·         Nhiều chủ đề khác.
Sau khi nghiên cứu xong tài liệu này, người học sẽ có thể:
(1) Thảo luận khái niệm “tri thức bản địa” và vai trò của nó trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững;
(2) Sử dụng một số phương pháp và công cụ để tư liệu hóa và đánh giá tính hữu ích của tri thức bản địa với sự tham gia của các cộng đồng địa phương;
(3) Phân tích một số nghiên cứu điển hình về các dự án phát triển dựa trên tri thức bản địa của các cộng đồng địa phương; và
(4) Cung cấp một số nguồn tài liệu tham khảo về tri thức bản địa mà các cán bộ hiện trường có thể tiếp cận được.
Nội dung
Tập tài liệu này được chia thành 6 phần. Bạn có thể sử dụng các liên kết dưới đây để truy cập các phần cụ thể
·         Phần 1 là phần tổng quan về những vấn đề có liên quan đến tri thức bản địa.
·         Phần 2 giới thiệu hơn 30 phương pháp và công cụ để ghi chép và đánh giá tri thức bản địa với sự tham gia của các cộng đồng địa phương.
·         Phần 3 thảo luận về các vấn đề và phương pháp đánh giá tính hữu dụng của tri thức bản địa trong phát triển.
·         Phần 4, trình bày một số nghiên cứu điển hình mô tả cách xây dựng các dự án dựa trên tri thức bản địa của các cộng đồng địa phương.
·         Phần 5 gồm hơn 20 bộ câu hỏi hướng dẫn, vạch ra những lĩnh vực thích hợp cần cân nhắc khi tư liệu hóa tri thức bản địa.
·         Phần 6 liệt kê một số nguồn thông tin khác mà các bạn có thể tham khảo khi tiến hành việc khảo sát khả năng sử dụng tri thức bản địa.

Số lần xem trang : 14811
Nhập ngày : 12-05-2008
Điều chỉnh lần cuối : 12-05-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Tri thức bản địa là gì?(13-05-2008)

  Nghiên cứu Tri thức bản địa (13-05-2008)

  Lý lịch Khoa học(13-05-2008)

  Danh sách tài liệu học tập(12-05-2008)

  Chào mừng quý vị đến với trang web cá nhân (thử nghiệm) của Hoàng Hữu Cải(09-05-2008)

  Các hệ thống sử dụng đất bền vững trong vùng nhiệt đới ẩm(08-05-2008)

  Quản lý nước chảy mặt và kiểm soát xói mòn (VII)(08-05-2008)

  Các hệ thống quản lý đất bền vững trong vùng nhiệt đới ẩm (IV)(08-05-2008)

  Các đặc điểm của vùng nhiệt đới ẩm về mặt quản lý đất (II)(08-05-2008)

  Các hệ thống sử dụng đất bền vững I(08-05-2008)

Trang kế tiếp ...

Hoàng Hữu Cải Bộ môn Nông Lâm kết hợp và Lâm nghiệp Xã hội, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Phường Linh Trung Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. ĐT: (84-8) 896 3352 Fax (84-8) 896 0713 Email: hhcai(a)hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007