TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 144
Toàn hệ thống 3270
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

SGGP>Giáo dục 31/10/ 2004

Ngày 30-10, hơn 180 đơn vị giáo dục trên cả nước đã cùng tham dự hội thảo bàn về “Tự chủ tài chính của các trường ĐH, CĐ theo Nghị định 10/2002/NĐ/CP của Chính phủ”do Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam cùng với Trường ĐH SP Kỹ thuật TPHCM tổ chức. “Tài chính giáo dục luôn là một vấn đề nhạy cảm xã hội, và nếu ngành giáo dục biết sử dụng “đồng tiền” hợp lý – sẽ là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục”. Đó là tiếng nói chung của nhiều nhà giáo tại hội thảo.

  • Tự chủ tài chính: Vẫn lúng túng!

Khi các trường được tự chủ về chi tiêu nhưng không được tự chủ về nguồn thu, về mức thu thì… “chẳng khác nào bà nội trợ được chồng phát cho tiền chợ cố định rất thấp, nhưng lại đòi…bữa ăn thịnh soạn!”. Lời ví von của một cán bộ tài chính đại học này đã được nhiều đồng nghiệp tán đồng.

Phòng học trường CĐ Bán công Hoa Sen (TP.HCM). Theo Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng, mô hình trường bán công nên chuyển đổi thành tư thục.

Th.s Văn Thị Xuân Thu (ĐH Sư phạm Hà Nội) đã diễn giải cụ thể những chuyện “bó tay bó chân” nhà trường: Việc mở những loại hình đào tạo phi chính quy phải phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh; không được mở hệ B tại trường, trong khi trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy lớn, có trình độ và kinh nghiệm cao, nhưng phải đi dạy cho một số trường dân lập khác…

Với thực tế của ĐH Vinh, ông Nguyễn Đình Huân đặt vấn đề: Nhà nước giao cho các đơn vị tự cân đối nguồn thu để đảm bảo chi trả lương theo hệ số lương cơ bản, nhưng khi đơn vị không đủ kinh phí để chi trả vẫn không được Nhà nước bù hỗ trợ. Quy định không thu học phí SV sư phạm, khung học phí hiện nay, … là những yếu tố gây khó khăn cho những trường phải làm nghĩa vụ Nhà nước.

Bức xúc chế độ giảng viên ĐH 

Chất lượng giáo viên sẽ quyết định chất lượng của nền giáo dục, là điều không cần bàn cãi. Song, làm thế nào để có thầy giỏi? Một trong những điều kiện luôn được ngành GD-ĐT và xã hội đề cập đến trong bối cảnh hiện nay là: lương thỏa đáng cho cán bộ giảng dạy (CBGD).

Tuy nhiên, theo Th.s Nguyễn Văn Minh (ĐH SPKT), chế độ làm việc đối với CBGD theo quy định 1712 ngày 18-12-1978 của Bộ ĐH-THCN đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay.

Th.s Trần Đình Lý (ĐH Nông Lâm TPHCM) dẫn giải: hiện nay, hầu hết các trường đều vận dụng quy định về giờ giảng nghĩa vụ (theo QĐ 1712): GS: 290 tiết, PGS: 270 tiết, giảng viên:260 tiết,trợ giảng: 200 tiết… theo nhiều cách khác nhau, nhưng trường nào cũng giảm giờ nghĩa vụ xuống, đặc biệt đối với trợ giảng (giảng viên trẻ).

Họ là những sinh viên vừa tốt nghiệp xuất sắc, vượt qua bao nhiêu trắc ẩn, cám dỗ của cuộc sống, từ chối những mức lương hậu hĩ vài trăm đến cả ngàn đô-la/tháng để trở thành một CBGD, nhưng nếu phải gồng mình ra dạy giờ nghĩa vụ 4-5 lớp/năm để rồi nhận vài trăm ngàn đồng/tháng thì quả là điều đáng để suy nghĩ…

  • Cào bằng đầu tư: bất bình đẳng thực tế?

Theo Th.s Trần Đình Lý, khi giao chỉ tiêu, khi cấp kinh phí, nhà nước nên phân biệt một cách đúng đắn hợp lý điều kiện đặc thù của các trường. Những trường khối kỹ thuật, nông lâm với hàng loạt những khoản chi phí cho thực hành thực tập, thí nghiệm, đòi hỏi có trang thiết bị… nhất thiết cần có sự đầu tư nhiều, sâu từ phía Nhà nước.

Một lần nữa, các đại biểu cũng nhắc lại lời kêu “thống thiết” của các hiệu trưởng đại học tại hội nghị kế hoạch Tài chính do Bộ GD-ĐT tổ chức vừa qua: các khoản thu vào cho nhà trường từ học phí đến ngân sách theo chuẩn “nội”, nhưng Nhà nước và xã hội lại yêu cầu các trường phải đào tạo ra đội ngũ có chất lượng và trình độ theo chuẩn “ngoại”, làm sao chúng tôi làm !

  • Chồng chéo trong quản lý tài chính

Nghị định 10 của Chính phủ đã đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý tài chính đại học. Song một nghị định không thể xoay chuyển được tình thế một khi, cả một cơ chế quản lý tài chính vẫn giậm chân tại chỗ, đang tiếp tục gây khó khăn cho các trường. Các trường nói gì về vấn đề này tại hội thảo?

Th.s Văn Thị Xuân Thu than thở: Các quy định của hệ thống kho bạc không thống nhất với các cơ quan chủ quản, gây khó khăn trong quá trình thanh toán, mà vẫn không có sự hướng dẫn của Bộ. Th.s Trần Đình Lý thì cho rằng: Hiện nay chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết quá nhiều và bất cập, do có quá nhiều biểu mẫu khác nhau của nhiều bộ, ngành, ban, cục, tổng cục. Mỗi nơi yêu cầu báo cáo với các chỉ tiêu không đồng nhất!

* * *

PGS-TS Võ Xuân Đàn (ĐH SP TPHCM) cho rằng: Việc xây dựng một chiến lược tự chủ về tài chính ở ĐH là điều tối quan trọng vì nó quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của mỗi ĐH. Thực hiện được điều này, cần thiết phải có cơ chế chính sách mới sát hợp hơn.

MAI LAN-LINH AN

Số lần xem trang : 15227
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

   Áp lực được sống tự do(13-01-2009)

  Đồng Nai: Thiếu những kỹ sư ngoài đồng ruộng(13-01-2009)

  Học cùng câu lạc bộ (13-01-2009)

  Nhiều đại học lo bù lỗ vì hồ sơ ảo(13-01-2009)

  Hơn 90% sinh viên ra trường có việc làm(13-01-2009)

  20/11: Thầy cô thích quà gì?(13-01-2009)

  Vay vốn đi học: Trường ĐH sẽ được thu 100% học phí(13-01-2009)

  Lương giảng viên: trả sao cho hợp lý? (13-01-2009)

  Sinh viên làng đại học khám phá Marketing(13-01-2009)

  Tham quan lựa chọn ngành nghề(13-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007