Trang thông tin Nguyễn Quốc Bình - Học không thi thì tốt hơn thi mà không học"

ĐH Nông Lâm | Khoa Lâm nghiệp | Trang chính |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 4
Toàn hệ thống 4612
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

KHẢO SÁT

CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO

THÔNG TIN VIỆC LÀM CHO KỸ SƯ LÂM NGHIỆP

Thông tin tuyển sinh khoa Lâm nghiệp 2018

Cây xanh Anh Hùng, Trảng Bom

Bán máy tính trả góp liên hệ Hiếu 0982565779

Elearning - Phương pháp học trực tuyến hiệu quả

=======

How to repare a good presentation on Powerpoint?

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trang thông tin Nguyễn Quốc Bình - Khoa Lâm nghiệp - NLU

                 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                      Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

           Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM                                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                    *******                                                                                 *********

 

Tp. HCM, ngày 6 tháng 11 năm 2009

 

Kế hoạch chi tiết thực tập

các môn Lâm nghiệp Xã hội

I. THỜI GIAN: Từ ngày 23/11/2009 đến ngày 05/12/2009

II. THÀNH PHẦN:

A. Giáo viên:

1. ThS. Nguyễn Quốc Bình (trưởng đoàn)

2. TS. Bùi Việt Hải

3. ThS. Đặng Hải Phương

B. Sinh viên: 63 sinh viên lớp DH06LN-NK-QR (có danh sách đính kèm)

 

III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ KỲ VỌNG ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỢT THỰC TẬP

            Đợt thực tập dự kiến sẽ tiến hành tại xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 23/11 đến ngày 5/12/2009. Các sinh viên tham gia hội thảo, dưới sự thúc đẩy của giáo viên đã đưa ra được mục tiêu của đợt thực tập, kế hoạch thực tập, tiêu chí đánh giá kết quả thực tập của đợt thực tập như sau:

 

MỤC TIÊU

KẾT QUẢ MONG ĐỢI

1. Sử dụng/vận dụng các công cụ trong LNXH vào việc thu thập thông tin tại địa phương

2. Nâng cao khả năng làm việc theo nhóm

3. Biết cách vận dụng kỹ năng   giao tiếp và kỹ năng thúc đẩy trong quá trình làm việc với cộng đồng địa phương

·        Hiểu được ý nghĩa của các công cụ thông qua thực hiện tại hiện trường

·        Phối hợp và trắc nghiệm các nhận thức được từ lý thuyết khi làm việc tại hiện trường.

·        Thực hành tốt phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn hộ

·        Tổ chức được một cuộc họp đông người

·        Làm việc theo nhóm

·        Lãnh đạo nhóm

·        Thúc đẩy cuộc họp giữa kỳ và cuối kỳ

·        Viết được báo cáo thực tập, tự tin khi báo cáo kết quả học tập trước đám đông

·        Phê và tự phê quá trình học tập một cách khách quan

4. Xác định hiện trạng KT – VH – XH của địa phương

5. Đánh giá tình hình sản xuất nông lâm nghiệp tại địa phương và xác định nhu cầu của người dân trong sản xuất NLN.

·        Lựa chọn được các công cụ thích hợp

·        Thúc đẩy người dân phác thảo được sơ đồ khu vực nghiên cứu

·        Cùng người dân phân tích được bối cảnh

·        Biết cách thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin

·        Tư liệu hóa tiến trình

 

6. Sinh viên ứng dụng các vấn đề đã học và thực hiện được trong giai đoạn đầu để áp dụng vào một nghiên cứu chuyên đề, giúp xây dựng một kế hoạch phát triển LNXH ở địa phương có sự tham gia của người dân.

·        Các hoạt động liên quan đến giới

·        Vai trò của người phụ nữ liên quan đến gia đình và cộng đồng

·        Phong tục tập quán của người dân

·        Tìm hiểu kiến thức bản địa

·        Chính sách của nhà nước đối với khu vực

·        Tìm hiểu các kiểu sản xuất truyền thống

·        Sự phụ thuộc của người dân vào rừng

·        Khó khăn của người dân

·        Tham gia của người dân vào công tác QLBVR

·        Việc thực thi các dự án phát triển

 

 

Ngày

Nội dung

Người chịu trách nhiệm

Ngày 1

- Sáng (6g30)

Tập trung tại khoa Lâm nghiệp để khởi hành đến địa bàn thực tập, (ăn trưa tại nơi thực tập)

Lớp trưởng

- Chiều

Ổn định chổ ở, làm quen với nhà ở, láng giềng

BCS lớp+ các nhóm trưởng

- Tối

- Thảo luận tình hình thực tế, tổ chức nhóm

- Chuẩn bị các công cụ thu thập thông tin

Các nhóm trưởng

Ngày 2

- Sáng

- Họp nghe báo cáo tình hình cơ bản của địa bàn thực tập,

- Tổng hợp thông tin, lập kế hoạch cho giai đoạn 1

Lớp trưởng và nhóm trưởng

- Chiều

- Lựa chọn công cụ, thực hành công cụ

Nhóm trưởng

- Tối

- Tổng hợp và làm sạch thông tin, kiểm tra thông tin thu được, sơ kết ngày

- Chuẩn bị kế hoạch cho ngày kế tiếp

Nhóm trưởng

Ngày 3+4

- Sáng

Thực hành các công cụ

Nhóm trưởng

- Chiều

Thực hành các công cụ

Nhóm trưởng

- Tối

- Làm sạch thông tin và Phân công công việc chuẩn bị khung bài viết báo cáo

Nhóm trưởng

Ngày 5

Viết báo cáo chi tiết trên giấy A4 và tóm tắt trên giấy Ao

Nhóm trưởng +GV

Ngày 6

Sáng

Viết báo cáo chi tiết trên giấy A4 và tóm tắt trên giấy Ao (tt)

 

Chiều

Báo cáo của các nhóm, rút ra các chuyên đề

Các nhóm chọn chuyên đề cho giai đoạn 2

GV+ BCS lớp

Tối

Nghỉ

Nhóm trưởng

 

Ngày 7

Dự trữ

 

Sáng+chiều

Theo kế hoạch thay đổi (nếu có)

Nhóm trưởng

Tối

Chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2

Nhóm trưởng

Ngày 8

Sáng

Xây dựng đề cương chi tiết cho chuyên đề

Nhóm trưởng + Gv

Chiều

Thu thập thông tin cho chuyên đề

Nhóm trưởng

Tối

Tổng hợp và làm sạch thông tin

Nhóm trưởng

Ngày 9+10

- Sáng

Thu thập thông tin

Cả nhóm

- Chiều

Thu thập thông tin bổ sung (nếu có)

Nhóm trưởng

- Tối

Phân tích và tổng hợp thông tin

Cả nhóm

Ngày 11)

Cả ngày

Viết báo cáo chuyên đề (A0 và A4)

Nhóm trưởng + GV

Ngày 12

- Sáng

Viết báo cáo chuyên đề (A0 và A4)

GV+BCS lớp

- Chiều

Các nhóm báo cáo, Đánh giá kết quả.

GV+BCS lớp

Tối

Giao lưu với địa phương (nếu có)

BCS+BCH lớp

Ngày 13

7giờ 30

Nộp kết quả thực tập, Vệ sinh nơi ở

Tất cả mọi thành viên

8 giờ 30

Lên xe về trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM

Lớp trưởng

                                                                                                                                               

                                                                       Người lập kế hoạch

 

 

 

 

                                                                   ThS. Nguyễn Quốc Bình

 

 

Yêu cầu cần có của nhóm làm việc

Nhóm làm việc ít nhất phải là ba người, thích hợp nhất là từ 5-6 người, ít hơn ba người thường có cách nhìn bị lệch và tầm nhìn bị hạn chế. Xong, để thuận lợi trong quá trình tiếp cận cộng đồng, nhóm nên có cả nam lẫn nữ. Những ưu điểm của từng cá nhân trong nhóm nên đa dạng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của nhóm đó là tính đa dạng của tầm nhìn hơn là đa dạng của kinh nghiệm.

Nhóm làm việc được thành lập trước khi việc nghiên cứu hiện trường bắt đầu và cán bộ điều hành việc nghiên cứu này cũng đã được chọn lựa. Nhiệm vụ trước tiên của cán bộ điều hành là xác định vai trò và nhiệm vụ của mỗi thành viên và xác lập tiến trình và lịch trình công tác. Do vậy trong đợt thực tập này, nhóm trưởng nhóm làm việc phải luân phiên để mỗi thành viên trong nhóm có cơ hội thực hành kỹ năng điều hành nhóm.

 

 

Thành quả thang điểm đánh giá của đợt nghiên cứu hiện trường

Thành quả của đợt nghiên cứu hiện trường bao gồm:

Bảng 3.7. Thành quả và thang điểm đánh giá

TT

Thành quả

Thang điểm %

Chính quy

VHVL

1

Báo cáo giai đoạn I (A4)

(bao gồm các bảng, biểu, sơ đồ, bản đồ ngoại nghiệp)

20

30

2

Trình bày và bảng biểu trình bày trong sơ kết đợt I (A0)

10

10

3

Kết quả phiếu đánh giá cá nhân và thành viên trong tổ giai đoạn I

10

5

4

Báo cáo giai đoạn II (gồm các bảng, biểu hiện trường)

 

20

30

5

Trình bày và bảng biểu trình bày báo cáo giai đoạn II (A0)

10

10

6

Kết quả phiếu đánh giá cá nhân và thành viên trong tổ giai đoạn II

10

5

7

Bản thu hoạch cá nhân (A4)

10

#

8

Nhận xét của giáo viên

10

10

 

Giao nộp thành quả như thế nào? Các tài liệu trên được tập hợp theo tổ, tổ nộp theo nhóm, nhóm nộp cho giáo viên trước khi kết thúc đợt nghiên cứu hiện trường (chuẩn bị lên xe về lại nơi xuất phát). Kết quả đánh giá này thay cho điểm kết thúc môn để đáp ứng theo quy định của chương trình.

 

Số lần xem trang : 14850
Nhập ngày : 07-11-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Đề cương chi tiết môn học LSNG(14-08-2008)

Nguyễn Quốc Bình - Bộ môn Nông Lâm Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội, khoa Lâm nghiệp. Điện thoại: 08 28 3896 3352/ 098 314 8912, Email: ngquocbinh©hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007