HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ NĂNG LỰC KINH DOANH
(Dành cho các học viên tham gia Lớp đào tạo Khởi Nghiệp)
Sau khi học xong lớp Đào tạo Khởi nghiệp, có lẽ các bạn ít nhiều đã thay đổi suy nghĩ về tương lai của chính mình. Có rất nhiều con đường các bạn có thể chọn sau khi ra trường:
1. Làm một viên chức nhà nước cho đến cuối đời
2. Làm thuê cho một công ty, ngân hàng cho đến cuối đời
3. Xuất khẩu lao động để tạo nguồn vốn, sau đó khởi nghiệp
4. Làm thuê cho các công ty, để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng để khởi nghiệp
5. Khởi nghiệp ngay, thậm chí ngay từ bây giờ khi chưa ra trường
Và nhiều con đường khác.
|
|
Nếu các bạn chọn 2 con đường đầu tiên, phần hướng dẫn này không giúp nhiều cho bạn. Nhưng nếu bạn đã xác định bạn sẽ khởi nghiệp trong tương lai, một vài gợi ý sau có thể cần cho bạn.
Định hướng tương lai
Hãy luôn tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
|
- Làm gì để có thể giàu có, có cuộc sống tốt trong tương lai
- Làm gì để có thể nâng cao giá trị chính mình, giúp đỡ nhiều người khác
- Làm thế nào để được nhiều người ngưỡng mộ như những doanh nhân thành đạt có được?
- Tại sao Việt Nam là một trong bốn nước lạc hậu nhất ASEAN?
- Tại sao Việt Nam lạc tục hậu so với các nước trong khu vực?
|
|
|
Suy nghĩ càng nhiều về điều này bạn sẽ có động lực hơn để “Khởi nghiệp”
Đặt mục tiêu
Nếu bạn đã chọn con đường khởi nghiệp, việc cần thiết tiếp theo là gì?
- Đặt mục tiêu cho con đường khởi nghiệp trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
- Lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đó
- Bắt tay vào hành động để đạt được từng mục tiêu
|
|
Đánh giá năng lực kinh doanh
Đã khởi nghiệp bằng con đường kinh doanh, bạn cần định kỳ và thường xuyên đánh giá năng lực kinh doanh của mình và không ngừng trao dồi nâng cao tố chất của người doanh nhân.
Hãy dùng các công cụ như PECs, cửa sổ Johary (đã được học)... để nhận biết
- Những tố chất về kinh doanh của bạn,
- Những ưu điểm mà bạn cần phát huy
- Những nhược điểm mà bạn cần khắc mục
Nâng cao năng lực kinh doanh
Từ những kết quả trên, bạn điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với tố chất của những doanh nhân thành đạt như: khả năng tìm kiếm cơ hội, kiên định, chịu mạo hiểm, gắn bó với công việc..., bằng cách
- Thường xuyên động não để tìm những cơ hội mới, cách làm mới
- Quyết tâm làm công việc cho đến nơi đến chốn
- Thử nghiệp và trải nghiệm với những điều có phần mạo hiểm...
- Rèn luyện để tự tin hơn và nâng cao tất cả các kỹ năng giao tiếp
Ngoài ra, việc nâng cao năng lực chuyên môn là một yêu cầu không thể thiếu.
Hãy nhớ:
“Tương lai Việt Nam không dựa vào những người đi tìm việc làm, mà dựa vào những người tạo ra nhiều việc làm cho xã hội”
Chúc các bạn thành công!
|