Thống kê
Số lần xem
Đang xem 138
Toàn hệ thống 3649
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

web site traffic statistics

Công cụ thống kê và báo cáo web

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Minh Trí

 

 

Giả sử có hàm cầu và cung của mặt hàng trứng gà ở một quốc giá A như sau:

 QD = - 360P+600, QS= 1080P – 120

(Đơn vị tính của giá là USD, đơn vị tính của lượng là triệu trứng)

 

Yêu cầu:

1. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá). Tổng doanh thu của người sản xuất và chi tiêu của người tiêu dùng là bao nhiêu?

2. Giả sử chính phủ định ra mức giá sàn bằng 0,6 USD/trứng, hãy xác định lượng dư thừa. Nếu chính phủ muốn mua lại lượng thừa, số tiền cần chi là bao nhiêu?

3. Chính sách giá sàn làm thay đổi PS và CS như thế nào?

4. Chính sách giá sàn gây ra tổn thất bao nhiêu, trong trường hợp chính phủ không mua hàng thừa và lượng hàng thừa đó phải bỏ do hư hỏng

5. Giả sử chính phủ muốn sản xuất trong nước đạt 700 triệu trứng, chính phủ cần định giá bao nhiêu? Với giả định chính phủ sẽ tìm hướng xuất khẩu cho hàng thừa, mục tiêu sản lượng xuất khẩu là bao nhiêu?

 

XEM NHỮNG BÀI TƯƠNG TỰ Ở ĐÂYhttp://mr-men.top/bai-tap-kinh-te-vi-mo/ 

 

Lời giải

Câu 1:

Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay

         QS = QD

ó      1080P – 120= - 360P + 600

ó            1440P  = 720

ó              P = 0,5, thế vào PT đường cung, hoặc cầu

ð                Q = 420

  Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=0,5 (USD/trứng) và mức sản lượng Q=420 (triệu trứng)

Doanh thu của người sản xuất bằng chi tiêu người tiêu dùng

= P*Q  = 0,5*420 = 210 triệu USD

 

Câu 2:

Khi chính phủ định ra mức giá sàn là 0,6, cao hơn giá cần bằng, cung cầu sẽ không cân bằng. Tại mức giá này

Lượng cung là

Qs = 1080*0,6 – 120 = 528 (thế P=0,6 vào PT đường cung)

Lượng cầu là

QD = - 360*0,6 + 600 =384 (thế P=0,6 vào PT đường cầu)

Lượng dư thừa: ∆Q = QS – QD = 528 – 384 = 144

Vậy tại mức giá sàn quy định, thị trường dư thừa 144 triệu trứng

Nếu chính phủ mua hết lượng thừa,

      Số tiền cần chi = 144*0,6 = 86,4 triệu USD

 

Câu 3:

Tác động của giá sàn vào thặng dư của người sản xuất (PS)

Thặng dư sản xuất (PS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường giá và trên đường cung.

Trong trường hợp không có giá sàn: PS0 = Sdef

Trong trường hợp có giá sàn: PS1 = Sbef (không có Scd vì Q = 420)

Do vậy, giá sàn làm thay đổi PS một lượng bằng S – Sd (∆PS)

∆PS  = S – Sd = (0,1*384) – (420-384)*(0,5-0,467)/2 = 37,8  

Vậy, giá sàn làm thặng dư người sản xuất tăng  37,8 triệu USD

 

Tác động của giá sàn vào thặng dư của người tiêu dùng (CS)

Thặng dư tiêu dùng (CS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.

Trong trường hợp không có giá sàn: CS0 = Sabc

Trong trường hợp có giá sàn: CS1 = Sa

Do vậy, giá trần làm giảm CS một lượng bằng Sbc (∆CS)

∆CS  = Sbc = (420+384)*0,1/2 = 40,2

(Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy bé)*chiều cao/2)

Vậy, giá sàn làm  thặng dư người tiêu dùng giảm 40,2 triệu USD

 

Câu 4:

Trong trường hợp chính phủ không mua hàng thừa và hàng này phải bỏ do hư hỏng, tổn thất vô ích (DWL) gồm phần diện tích c và d (tiêu thụ ít hơn) và cả diện tích hình g (chi phí sản xuất hàng thừa, đó là phần dưới đường cung)

DWL = Scdg = Scd + Sg

                    = [(0,6-0,467)*(420-384)/2] + [(0,6+0,467)*144/2]

                    = 2,4 + 76,8 = 79,2

Vậy, giá sàn gây ra một khoản tổn thất vô ích là 79,2 triệu USD

 

Câu 5:

Để kích thích người sản xuất trong nước đạt mức sản lượng 700 triệu trứng, mức giá sàn mà chính phủ cần quy định là

700 = 1080*P – 120 (thế Q = 700 vào phương trình đường cung)

óP = 820/1080 = 0,76

 Vậy, mức giá sàn cần định là 0,76 USD/trứng

Nếu chính phủ định mức giá này, cung cầu trong nước không cân bằng, cụ thể 

Lượng cung:  700

Lượng cầu: Q = -360*0,76 +600 = 326,4

Lượng thừa: ∆Q = QS – QD = 700 – 326,4 = 373,6

Vậy, chính phủ cần đặt mục tiêu xuất khẩu là 373,6 triệu trứng để giải quyết hết lượng thừa này.

 

XEM NHỮNG BÀI TƯƠNG TỰ Ở ĐÂYhttp://mr-men.top/bai-tap-kinh-te-vi-mo/  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình minh họa câu 1 - 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

  

 

Hình minh họa câu 5

 

 

Số lần xem trang : 15453
Nhập ngày : 17-08-2013
Điều chỉnh lần cuối : 10-04-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Một số bài tập mẫu môn Kinh tế Vi Mô

  Chương 2 - Bài tập số 5: Xác định hệ số co giãn chéo của cầu theo giá hàng hóa liên quan(10-08-2013)

  Chương 2 – Bài tập số 4: Xác định hệ số co giãn cầu theo thu nhập(09-08-2013)

  Chương 2 – Bài tập số 3: Xác định lượng và giá tại điểm cầu co giãn đơn vị(09-08-2013)

  Chương 2 - Bài tập số 2: Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá(09-08-2013)

  Chương 2 - Bài tập số 1: Xây dựng đường cầu(09-08-2013)

Liên hệ: Trần Minh Trí Đc: Email:tmtri@hcmuaf.edu.vn; ĐT: 0908.357.636

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007