HOÀNG HỮU CẢI

Trang chủ NLU | TTTH | Khoa Lâm nghiệp | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Giới thiệu Giảng dạy Tài liệu học tập Thông tin cá nhân
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 1301
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  HOÀNG HỮU CẢI

Giới thiệu
Bài này phân tích ba nhom công cụ quản lý các hệ thống sử dụng đất, với sự chú trọng đặc biệt vào các biện pháp quy hoạch sử dụng đất, quản lý lưu vực tổng hợp và duy trì tính bền vững của các hệ thống sử dụng đất.
Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu xong bài này, người học sẽ có thể: 
(1) trình bày các nội dung và yêu cầu của việc quy hoạch sử dụng đất;
(2) phân tích các chiến lược quản lý lưu vực tổng hợp;
(3) thảo luận các giải pháp duy trì sức sản xuất của đất, đối với đất mới khai phá từ rừng và đất hiện canh,với sự nhấn mạnh các mối liên hệ giữa chất dinh dưỡng trong đất, nước và hoa màu trong hệ thống sử dụng đất.

 

V. Các đặc trưng của một hệ thống canh tác/hoa màu được cải thiện
Giới thiệu
Bài này cụ thể hóa vấn đề quản lý bền vững các hệ thống sử dụng đất bằng cách phân tích một số công cụ quản lý các hệ thống sử dụng đất, với sự chú trọng đặc biệt vào các biện pháp quy hoạch sử dụng đất, quản lý lưu vực tổng hợp và duy trì tính bền vững của các hệ thống sử dụng đất.
Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu xong bài này, người học sẽ có thể: 
(1) trình bày các nội dung và yêu cầu của việc quy hoạch sử dụng đất;
(2) phân tích các chiến lược quản lý lưu vực tổng hợp;
(3) thảo luận các giải pháp duy trì sức sản xuất của đất, đối với đất mới khai phá từ rừng và đất hiện canh,với sự nhấn mạnh các mối liên hệ giữa chất dinh dưỡng trong đất, nước và hoa màu trong hệ thống sử dụng đất.
Mở đầu
Một hệ thống thực sự bền vững phải (a) duy trì tính toàn vẹn về sinh học và sinh thái trong dài hạn của tài nguyên thiên nhiên, (b) duy trì một mức hỗ trợ mong muốn cho đời sống kinh tế của một nông hộ, một cộng đồng, hay khu vực theo chính sách xã hội, và (c) tăng cường chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, muốn vận hành được, tính bền vững phải dựa trên các tiêu chí cụ thể và khách quan (ví dụ, bảo tồn đất và nước, phục hồi sức sản xuất, cải thiện chất lượng nước xét về tải lượng chất hòa tan và chất rắn lơ lững, sự cân bằng năng lượng nhiệt động dương, sự cải thiện chất lượng không khí, giảm sử dụng các nhập lượng ngoài nông trại cho cùng mức sản xuất và lợi nhuận, và một cách sống chấp nhận được bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội-chính sách). Tất cả các tiêu chí này có thể định lượng được nhưng cũng có một khía cạnh thời gian. Những sự thay đổi này có thể được kỳ vọng qua những khoảng thời gian nào: hằng tháng, hằng năm, thập kỷ, hay thế kỷ? chúng ta muốn đạt được một hệ thống kín, tỉnh, ổn định hay một hệ thống vận động và biến đổi? Rõ ràng là mặc dù các hệ thống kín hay tỉnh sẽ ổn định về sinh thái nhưng không sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. Vì hệ thống là động, các dòng năng lượng nào được bao gồm, xét theo tỷ số xuất lượng/nhập lượng và sức tải của một hệ thống như thế sẽ là bao nhiêu? Đây không phải chỉ là vấn đề hiệu suất năng lượng mà tổng dòng năng lượng còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính bền vững của hệ thống. Các chi phí gián tiếp liên quan đến việc đạt được một mục đích như thế? Thực tế, các chi phí gián tiếp có ý nghĩa rất quan trọng đối với mục đích cần được xem xét. Ví dụ, giảm việc sử dụng các nhập lượng ngoài nông trại có thể đòi hỏi phải dành thêm đất cho sản xuất. Phần đất mở rộng thêm có thể là đất biên tế, chịu các vấn đề nghiêm trọng của sự xói mòn gia tốc và các tiến trình suy thoái khác. Thay thế phân vô cơ bằng chất hữu cơ để cải thiện đất, sử dụng phân xanh cũng có thể tạo ra các nguy cơ tương tự đối với chất lượng của nước mặt và nước ngầm và phát thải các chất khí hoạt động bức xạ vào khí quyển, do đó làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Liệu sự thay thế nhập lượng bằng sự quản lý có những ý nghĩa xã hội và kinh tế nào?
Tính bền vững phải được đánh giá ở các mức hay các thứ bậc khác nhau (ví dụ, công nghệ, hệ thống phụ, hay hệ thống). Do đó, sự lựa chọn của một tiêu chí để đánh giá tính bền vững sẽ phụ thuộc vào thứ bậc được đánh giá. Năng suất nông học và sức sản xuất là các tiêu chí có ích ở mức hoa màu hay hệ thống hoa màu. Lợi nhuận thay vì sản xuất là tiêu chí thích hợp ở mức nông hộ hay hệ thống canh tác. Một sự cung cấp nguyên liệu được đảm bảo, thu nhập ngoài nông trại, và bảo tồn tiềm năng sản xuất của các tài nguyên đất đai và chất lượng môi trường là các tiêu chí thích hợp cho sự đánh giá tính bền vững của một cộng đồng hay một khu vực. Tuy nhiên, một hệ thống bền vững ở một mức thấp hơn (hoa màu hay hệ thống hoa màu) có thể không bền vững ở một mức cao hơn (cộng đồng hay quốc gia). Một hệ thống lý tưởng sẽ là một hệ thống bền vững ở tất cả các cấp.
Hơn nữa, một hệ thống có sức sống kinh tế trong ngắn hạn có thể không có sức sống sinh thái trong dài hạn. Nông hộ hay cộng đồng có thể chấp nhận các hệ thống có sức sống kinh tế trong ngắn hạn nhưng có những tác động sinh thái có hại cho cộng đồng hay khu vực trong dài hạn. Các ví dụ tiêu biểu của các hệ thống không tương thích về sinh thái bao gồm nông nghiệp dựa vào tài nguyên với ít hay không có nhập lượng, sử dụng các vùng đất có độ dốc lớn và đất biên tế khác với cường độ cao, chăn thả quá mức v.v. Các câu hỏi mang tính chiến lược cần được xem xét là:
(i) Hệ thống hay các hệ thống nào phải được làm trở thành bền vững?
(ii) Chính sách hay động lực nào là cần thiết để mang lại những sự thay đổi này?
(iii) Ai chịu trách nhiệm thực thi các chính sách này?
Đó là những câu hỏi khó liên quan đến chính sách, vì trong nhiều trường hợp, người hưởng lợi có thể là một cộng đồng hay một khu vực thay vì một nông hộ cá thể. Hơn nữa, một số lợi ích có thể không hoàn toàn thuần túy kinh tế.
Sự đánh giá có phê phán câu hỏi đầu tiên sẽ rất quan trọng. Liệu nông hộ, cộng đồng, hay các nhà lập chính sách quốc gia quyết định các hệ thống canh tác nào phải được tác động để trở thành bền vững (ví dụ, sản xuất hoa màu lương thực thực phẩm thâm canh, hoa màu hàng hóa, hay hoa màu lương thực thực phẩm)? Các nhà lập chính sách, với quan điểm bảo vệ lợi ích quốc gia có thể cung cấp các động lực phù hợp để chuyễn nông nghiệp tự cấp tự túc thành các hệ thống thâm canh sản xuất hoa màu lương thực thực phẩm. Một khi quyết định này đã được lập, các nhà lập chính sách có thể có vài phương án/công cụ để lựa chọn sử dụng các công nghệ liên quan với sự quản lý bền vững tài nguyên đất và nước cho hệ thống đã chọn (ví dụ, canh tác bảo tồn, canh tác che tủ đất, nông lâm kết hợp, thu hoạch nước, sử dụng phân bón, cây che phủ đất, và đa canh). Sự lựa chọn các công nghệ này bao gồm vài sự xem xét, bao gồm các yếu tố sau:
A. Quy hoạch sử dụng đất
Sự xuống cấp của đất, một triệu chứng của sự lạm dụng đất đai, có thể được ngăn chặn nếu đất đai được sử dụng theo khả năng của nó và bằng các phương pháp quản lý đất và hoa màu tương thích về sinh thái. Một điều kiện tiên quyết quan trọng của quy hoạch sử dụng đất phù hợp là kiểm kê và đánh giá các tài nguyên đất đai (ví dụ, đất, thủy văn, thảm thực vật, và khí hậu). Điều tra chi tiết (ở tỷ lệ 1:10,000 hay 1:50,000) là cần thiết cho sự đánh giá có hệ thống các tài nguyên thiên nhiên. Việc sử dụng các cuộc điều tra này thích ứng với từng địa điểm có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng các Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS), Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS), hay Mô hình Số Độ cao (DEM). Sự đánh giá các yếu tố xã hội-kinh tế cũng là một khía cạnh quan trọng của sự đánh giá tài nguyên thiên nhiên. Trong khi lập bản đồ và phân loại đất có thể là quan trọng, điều cần thiết là một sự đánh giá tiềm năng và hạn chế của tài nguyên thiên nhiên. Vốn dưỡng liệu của đất, độ sâu hữu hiệu của rễ và dự trữ nước hữu dụng cho thực vật, cấu trúc của đất và các đặc trưng, bao gồm khả năng tưới tiêu, tất cả đều là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên năng suất hoa màu, sức sản xuất tổng hợp của hệ thống hoa màu, và thu nhập của nông hộ. Các tính chất này cũng ảnh hưởng lên cách thức quản lý đất. Sự lựa chọn một hệ thống canh tác phù hợp cho một loại đất cũng phụ thuộc vào khả năng của nó như được xác định qua sự đánh giá tính chất của đất, các đặc điểm thủy văn, kiểu thảm thực vật, và các thuộc tính khí hậu.
B. Quản lý lưu vực
Quản lý bền vững tài nguyên đất và nước là sự quản lý thận trọng dựa trên khoa học tất cả các đơn vị cảnh quan trong một lưu vực. Các vấn đề phổ biến và nghiêm trọng của xói mòn gia tốc và bồi lắng, sự tàn phá của lũ lụt, sự xuống cấp đất đai đến mức hoa màu bị mất trắng, và sự ô nhiễm và phú dưỡng hóa nước và môi trường đều có thể xuất phát từ sự quy hoạch và quản lý sai lầm các đơn vị cảnh quan trong một lưu vực. Sự lựa chọn một hệ thống sử dụng đất phù hợp, sự khai thác các tài nguyên nước cho tưới tiêu, sinh hoạt, và sự phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm đường sá tiếp cận phải được thực hiện trên cơ sở xem lưu vực là đơn vị quản lý và lập kế hoạch. Một số các đơn vị cảnh quan là biên tế cho hoạt động sản xuất nông nghiệp hay lâm nghiệp và phải được duy trì dưới điều kiện được bảo vệ bởi thảm thực vật tự nhiên. Các đơn vị cảnh quan bị xuống cấp do sự quản lý sai lầm trước đây, phải phục hồi bằng sự tái sinh tự nhiên được thúc đẩy hay trồng lại rừng với các loài mọc nhanh để phục hồi tính toàn vẹn sinh học và sinh thái. Các giải pháp công trình như mương nước có cỏ bảo vệ, hồ chứa nước, đập tràn, và các công trình khác (ví dụ, sọt đá, máng lao, cửa xã lũ, ruộng bậc thang) phải được bó trí để tiêu thoát an toàn lưu lượng nước vượt nước, quản lý nước chảy mặt, và kiểm soát xói mòn. Đất được đánh giá là thích hợp cho sản xuất hoa màu lương thực thực phẩm thâm canh phải được quản lý bởi các hệ thống canh tác/hoa màu bảo tồn có hiệu quả với một sự kết hợp thận trọng các nhập lượng trong và ngoài nông trại.
Sử dụng một cách khoa học một lưu vực để phát triển bền vững đất và nước là điều dễ nói hơn là làm. Vấn đề gây ra bởi sở hữu tư nhân của nông dân sản xuất nhỏ. Ranh giới của nông trại cắt ngang qua các đơn vị cảnh quan và các dòng chảy tự nhiên. Vấn đề còn sâu sắc thêm bởi các hệ thống quyền sử dụng đất và quyền sở hữu không rõ ràng. Các biện pháp về pháp chế, chính sách, và động lực là cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa những người nông dân trong một lưu vực và thúc đẩy sự tương thích về sinh thái của sự phát triển tài nguyên thiên nhiên.
C. Duy trì sức sản xuất của đất
Một yếu tố quan trọng chịu trách nhiệm gây ra năng suất thấp là sự bỏ quên, lạm dụng, và quản lý sai lầm tài nguyên đất và kết quả phổ biến là sự xuống cấp của đất và môi trường. Số lượng, tần số, và loại nhập lượng ngoài nông trại phụ thuộc vào các tài nguyên đất đai và năng suất mong muốn. Cần phải thay thế những số lượng đáng kể của dưỡng liệu thu hoạch hằng năm. Một số loại đất có mức độ phong hóa cao và trôi rữa quá mức của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới hầu như không có dưỡng liệu cần thiết cho thực vật (ví dụ, N và P). Đối với các loại đất này, sự bổ sung của chất hữu cơ cải thiện đất có thể giúp tăng cường cấu trúc của đất, nhưng chúng không thể giải quyết nhu cầu cân bằng dinh dưỡng vì hệ thống cần những lượng dưỡng liệu lớn dưới dạng dễ sử dụng để mang lại một mức sản xuất có thu nhập kinh tế. Ngoài sự cung cấp các dưỡng liệu chính (N, P, K), một số loại đất thường thiếu một số nguyên tố vi lượng (Zn, Cu), trong khi các loại nguyên tố khác có thể tồn tại ở các mức gây độc (Al, Mn, và các muối khác). Độ pH thấp hay cao có thể đòi hỏi các biện pháp cải tạo để có năng suất cao hơn. Do đó, trái với ý nghĩ thông thường về tính tái tạo của tài nguyên đất, trong khuôn khổ thời gian hạn định của đời sống con người, đất là một tài nguyên không tái tạo và hữu hạn. Một chính sách về đất ở cấp quốc gia, khu vực, và thế giới là cần thiết để thúc đẩy sự sử dụng sáng suốt tài nguyên đất đai.
Một hệ thống quản lý đất được cải thiện phải giúp loại bỏ các hạn chế liên quan đến đất đai và các tài nguyên tự nhiên khác để sử dụng đất thâm canh nhằm đạt được sức sản xuất cao và bền vững. Cơ sở khái niệm của các hệ thống sáng tạo đã được biết rõ và được mô tả bởi Okigbo (1991) với sự tham chiếu đặc biệt cho Châu Phi, và y Beets (1990) với sự tham chiếu đặc biệt cho nông dân sản xuất nhỏ của vùng nhiệt đới. Có hai cách tiếp cận: một là đưa đất mới khai phá từ rừng vào canh tác và hai là phục hồi sức sản xuất của đất đã bị xuống cấp (Hình 9).
1. Đưa đất mới khai phá vào canh tác
Điều này thường được thực hiện qua sự khai phá rừng và sự loại bỏ thảm thực vật hiện có. Nếu sự khai phá rừng là cần thiết bắt buộc, nó phải được thực hiện theo một cách thức sao cho chỉ gây ra thiệt hại ít nhất cho đất và môi trường. Duy trì sức sản xuất của đất mới đòi hỏi phải duy trì các tiến trình hổ trợ sự sống của nó bằng cách:
- tối thiểu hóa nhiễu loạn trong sự cân bằng tinh tế giữa chu trình thủy văn và cân bằng năng lượng. Điều hòa chu trình thủy văn trên đất đã khai phá từ rừng tương tự như dưới điều kiện có TRF sẽ dẫn tới kiểm soát xói mòn và duy trì một chế độ độ ẩm của đất thuận lợi cho hệ thống canh tác.
- trong khi sự duy trì cân bằng năng lượng sẽ giúp điều hòa chế độ nhiệt độ đất, sự duy trì một nguồn cung cấp thường xuyên và đúng mức các phế liệu hữu cơ cho mặt đất, như trong trường hợp của vật rụng và nền rừng dưới TRF. Việc áp dụng phế liệu hữu cơ là cần thiết để tăng cường cấu trúc của đất, cải thiện đa dạng sinh học của đất và hoạt động của hệ động vật đất, và duy trì chất hữu cơ của đất.
- tái nạp dưỡng liệu được thu hoạch qua hoa màu, cây gỗ, và động vật. Điều này phải được thực hiện thông qua một sự kết hợp khôn ngoan của phân bón vô cơ và chất hữu cơ giúp cải thiện đất.
Hình 9. Mô hình khái niệm của một hệ thống canh tác/hoa màu được cải thiện nhằm duy trì sức sản xuất trong vùng nhiệt đới ẩm
2. Quản lý đất canh tác hiện có và phục hồi sức sản xuất của đất bị xuống cấp
Vì sự thiếu đất nông nghiệp, nhiều quốc gia đã tập trung nổ lực gia tăng sản xuất bằng sự thâm canh nhiều hơn trong các vùng đất đã phát triển thay vì phá rừng để có thêm các diện tích mới (Ruttan, 1987). Hơn nữa, nhiều vùng đất rộng lớn phát triển từ TRF trước đây đã bị xuống cấp vì sự lạm dụng, sự chấp nhận các phương thức sản xuất dựa trên bóc lột độ phì tự nhiên và cơ sở tài nguyên, thay vì phát triển các hệ thống sản xuất dựa trên khoa học. Điều quan trọng là phải phục hồi khả năng sản xuất của các vùng đất này để có thể tối thiểu hóa nhu cầu phá thêm rừng và đưa đất mới khai phá vào canh tác. Sự phục hồi các vùng đất này đòi hỏi:
- kiểm soát xói mòn đất thông qua quản lý nước chảy mặt và thiết lập sự che phủ mặt đất;
- cải thiện cấu trúc của đất thông qua các biện pháp thích ứng của sự quản lý lớp đất mặt;
- thiết lập lớp phủ thực vật thông qua gieo trồng kết hợp hoa màu che phủ đất và các loài đa niên mọc nhanh;
- tái nạp dưỡng liệu của thực vật đã bị mất khỏi hệ sinh thái; và ngăn ngừa những sự mất mác thêm nước và dưỡng liệu từ hệ sinh thái.
Một khi được phục hồi, đất đai phải được quản lý cẩn thận để duy trì khả năng sản xuất, các hệ thống hỗ trợ sự sống, và cơ chế điều hòa môi trường của nó,.
Các chương tiếp theo sẽ thảo luận sự phát triển các phương án công nghệ mới có liên quan đến các chiến lược này.
 
 
 

Số lần xem trang : 14808
Nhập ngày : 08-05-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Quyền sở hữu trí tuệ(13-05-2008)

  Nghiên cứu trường hợp(13-05-2008)

  Các ưu tiên nghiên cứu và phát triển (X)(08-05-2008)

  Quản lý dưỡng liệu (VIII)(08-05-2008)

  Kỹ thuật chuyễn hóa rừng và phát triển đất mới (VI)(08-05-2008)

  Sự chuyễn hóa rừng trong vùng nhiệt đới ẩm (III)(08-05-2008)

Hoàng Hữu Cải Bộ môn Nông Lâm kết hợp và Lâm nghiệp Xã hội, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Phường Linh Trung Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. ĐT: (84-8) 896 3352 Fax (84-8) 896 0713 Email: hhcai(a)hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007