HOÀNG HỮU CẢI

Trang chủ NLU | TTTH | Khoa Lâm nghiệp | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Giới thiệu Giảng dạy Tài liệu học tập Thông tin cá nhân
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 1555
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  HOÀNG HỮU CẢI

Giới thiệu
Bài này thảo luận các kỹ thuật chuyễn hóa rừng và phát triển các diện tích canh tác mới. Nó cụ thể hóa vấn đề quy hoạch sử dụng đất bằng cách xem xét các khả năng và hạn chế của đất đai, xem vấn đề khai phá rừng để đưa đất mới vào sản xuất là một giải pháp đòi hỏi sự cân nhắc thận trọng các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu xong bài này, người học sẽ có thể: 
(1) phân tích các tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng của đất, bao gồm sự duy trì rừng và sự chuyễn hóa một số vùng rừng thành đất canh tác;
(3) đánh giá các công nghệ chuyễn hóa một vùng rừng thành đất canh tác và các tác động có thể có của nó.

 

Contents - Previous - Next


 
 
Giới thiệu
Bài này thảo luận các kỹ thuật chuyễn hóa rừng và phát triển các diện tích canh tác mới. Nó cụ thể hóa vấn đề quy hoạch sử dụng đất bằng cách xem xét các khả năng và hạn chế của đất đai, xem vấn đề khai phá rừng để đưa đất mới vào sản xuất là một giải pháp đòi hỏi sự cân nhắc thận trọng các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu xong bài này, người học sẽ có thể: 
(1) phân tích các tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng của đất, bao gồm sự duy trì rừng và sự chuyễn hóa một số vùng rừng thành đất canh tác;
(3) đánh giá các công nghệ chuyễn hóa một vùng rừng thành đất canh tác và các tác động có thể có của nó.
Mở đầu
Sự chuyễn hóa TRF phải được thực hiện với sự quy hoạch thận trọng và phân tích đầy đủ tất cả các yếu tố và tiến trình liên quan. Một bước quan trọng trong công tác này là đánh giá khả năng sử dụng của đất. Trên cơ sở đó, có thể thực hiện sự phân định đất thích hợp cho canh tác, chăn nuôi hay lâm nghiệp bằng các phương pháp thích hợp.
Sự phát triển thành công một vùng đất canh tác từ sự khai phá TRF phụ thuộc vào sự quy hoạch thận trọng, thông qua đánh giá chính xác các điều kiện khí hậu, thảm thực vật, địa hình, và các đặc trưng của đất. Đánh giá thích nghi đất khai phá từ TRF ở một mức chi tiết cần thiết là điều kiện thiết yếu cho sự sử dụng đất bền vững. Các hướng dẫn chung về sự chuyễn hóa TRF sang các hệ thống sử dụng đất khác nhau được trình bày khái quát trong Bảng 11 và được mô tả vắng tắt dưới đây:
Rừng được bảo vệ: Đó là các vùng đất biên tế và phải được duy trì nguyên vẹn dưới hình thức các "khu dự trữ rừng được bảo vệ". Các vùng đất này thường được đặc trưng bởi độ dốc lớn, đất cạn, và có nhiều đá và địa hình chia cắt. Các khu dự trữ rừng này có thể được sử dụng để thu hoạch lâm sản ngoài gỗ và/hay bảo tồn động vật hoang dã.
Đồng cỏ: Địa hình và đất đai thích hợp cho sự chuyễn hóa thành các hệ thống sử dụng đất đồng cỏ chăn nuôi gia súc với các đồng cỏ được cải thiện và mật độ chăn thả hợp lý.
Đất canh tác hoa màu: Đất đai có các đặc trưng thích hợp để sử dụng cho canh tác, bao gồm đất sâu, màu mở, đáp ứng tốt với các nhập lượng dựa trên khoa học, địa hình phẳng hay dợn sóng có độ dốc thấp, chủ yếu dưới 5%, và có một định chế hỗ trợ, cơ sở thị trường, và công nghệ sau thu hoạch và tồn trữ cho các loại nông sản muốn phát triển.
Một sự đánh giá khả năng của đất cho các hệ thống sử dụng đất này có thể được thực hiện thông qua một sự đánh giá của tài nguyên thiên nhiên (ví dụ, các yếu tố tự nhiên và xã hội-kinh tế). Một sơ đồ dòng thể hiện các bước cần thiết để đánh giá chi tiết các tài nguyên để sử dụng đất hợp lý được trình bày trong Hình 10. Sự hỗ trợ định chế để phát triển các hệ thống canh tác phù hợp là yếu tố then chốt của việc sử dụng bền vững các tài nguyên đất đai này.
Bảng 11.Các hướng dẫn chuyễn hóa rừng sang các hệ thống sử dụng đất khác
Sử dụng đất
Vùng sinh thái
Địa hình
Đất
Các yếu tố xã hội
Rừng được bảo vệ
Vùng cao
Đất dốc. Độ dốc > 20%
Đất cạn, có nhiều đá, độ phì thấp
Áp lực dân số thấp, khó tiếp cận
Rừng sản xuất
Vùng cao
Dợn sóng. Độ dốc 10-20%
Đất sâu trung bình, khả năng giữ nước và dưỡng liệu thấp
Khả năng tiếp cận và cơ sở hạ tầng khiêm tốn
Rừng trồng
Đất thấp
Địa hình dợn sóng nhẹ, độ dốc nhỏ 5-10%
Đất sâu với khả năng giữ nước và dưỡng liệu tốt
Cơ sở hạ tầng tốt, tiếp cận được, có các cơ sở chế biến gỗ
Đất đồng cỏ
Vùng cao/ Đất thấp
Địa hình dợn sóng nhẹ, độ dốc nhỏ 5-10%
Đất tốt và có sức sản xuất
Có sự hỗ trợ về định chế, cơ sở thị trường
Đất canh tác hoa màu
Đất thấp
Địa hình phẳng hay hơi dốc, độ dốc  < 5%
Đất sâu với độ phì tốt, đáp ứng tốt với nhập lượng
Cơ sở hạ tầng tốt. Có sự hỗ trợ về định chế, thị trường tồn trữ và sơ chế.
B. Khai phá rừng và phát triển đất đai
Dọn đất hay loại bỏ thảm thực vật rừng là bước đầu tiên để đưa một diện tích đất mới khai phá từ rừng vào canh tác. Các phương pháp không phù hợp hay không tương thích để khai phá rừng và sau đó phát triển đất đai có thể dẫn tới sự xuống cấp của đất và sự sụt giảm nhanh chóng năng suất hoa màu (Weert, 1974; Seubert et al., 1977; Lal, 1981a, b; Hulugalle et al., 1984; Lal et al., 1992). Tính nghiêm trọng của sự xuống cấp của đất phụ thuộc vào cường độ và vận tốc của các phương pháp cơ giới hóa áp dụng để khai phá đất đai. Thiết bị khai phá rừng càng nặng và càng nhanh, sự xuống cấp trong cấu trúc của đất càng mạnh. Các loại thiết bị và công cụ đi kèm được sử dụng trong các kỹ thuật khai phá thủ công và cơ giới được trình bày trong Plates 11-15.
Hình 10.Đánh giá tài nguyên thiên nhiên để xác định hệ thống sử dụng đất phù hợp
Các phương án công nghệ để khai phá rừng, phát triển đất đai, trồng cây gỗ, lập đồng cỏ, và quản lý hoa màu theo các phương pháp khác nhau được trình bày khái quát trong Hình 11. Các phương án công nghệ này dựa trên các giả định sau:
- Khả năng sản xuất lương thực thực phẩm của phần lớn các diện tích đất có tiềm năng của vùng nhiệt đới ẩm (đặc biệt là Oxisols và Ultisols) là thấp và kém hơn so với đất đã sử dụng cho việc sản xuất hoa màu lương thực thực phẩm. Do đó, điều quan trọng là phải chấp nhận các phương thức quản lý đất và hoa màu được cải tiến để cải thiện năng suất trên đất canh tác hiện có thay vì khai phá thêm đất mới.
- Nếu sự khai phá rừng để phát triển các khu vực đất canh tác mới là cần thiết tuyệt đối, nó phải được thực hiện với một kế hoạch thận trọng sau khi đánh giá đất và tất cả tài nguyên thiên nhiên.
- Nếu có thể, khai phá thủ công được chuộng hơn cơ giới. Nếu việc đốt sinh khối sau khi chặt hạ là cần thiết, nó phải được thực hiện tại chỗ. Việc sử dụng các phương tiện cơ giới nặng để khai phá rừng một cách không phân biệt là điều không được khuyến khích.
- Nếu sự khai phá rừng bằng cơ giới là điều không tránh được, việc sử dụng các công cụ có lưởi cắt gắn ở phía trước (front-mounted shear blades) được chuộng hơn máy đẩy cây/băm cây và các thiết bị khác gây ra sự nhiễu loạn đất. Cần tránh sự cào rễ.
- Các biện pháp bảo tồn đất và nước được áp dụng và đất sau khai phá phải được gieo trồng ngay với một loài cây có khả năng thiết lập nhanh chóng sự che phủ đất.
Các hướng dẫn khai phá và phát triển đất đai được trình bày khái quát trong hội nghị IITA (Lal et al., 1986), và một số khuyến cáo quan trọng liên quan đến những điều nên làm và không nên làm của khai phá đất đai được liệt kê trong Bảng 12. Các hướng dẫn này dựa trên giả định rằng các hệ thống kỹ thuật phù hợp với các điều kiện cụ thể của từng địa phương cho việc cải thiện các hệ thống hoa màu và canh tác được phát triển. Khó có thể duy trì sức sản xuất trên các vùng đất mới khai phá nếu phương thức canh tác không được biết rõ. Nếu các hệ thống kỹ thuật này không có sẳn, chúng cần phải được phát triển trên cơ sở các thông tin nghiên cứu về các điều kiện sinh thái cụ thể của từng địa điểm như sau:
- lợi thế kinh tế tương đối của các phương pháp khai phá đất đai khác nhau (ví dụ, phát rừng thủ công đối với cơ giới hóa);
- các giới hạn độ dốc cho phép cho các hệ thống sử dụng đất khác nhau (ví dụ, đất canh tác, đồng cỏ, lâm nghiệp, và các hệ thống canh tác kết hợp);
- các công nghệ phục hồi cho đất bị nén chặt và đất có pH thấp; - kỹ thuật quản lý dưỡng liệu dựa trên các giá trị phân tích đất;
- các loài cây che phủ đất, cây gỗ đa niên, cây bụi, và cây thân thảo, thích hợp để sử dụng trong các hệ thống canh tác/ hoa màu và kỹ thuật canh tác che tủ đất được cải thiện, bao gồm các phương thức sản xuất vật liệu che tủ đất và trồng hoa màu qua nó.
Nên
Không nên
  • Gia tăng sản xuất từ đất canh tác hiện có để giảm nhu cầu khai phá thêm đất mới
  • Khai phá các vùng đất có nguy cơ xói mòn cao, độ dốc lớn > 5%
  • Sử dụng công cụ khai phá giảm tác động (lưởi cắt) khi có thể;
  • Thiết lập các chỗ gom vật liệu quá xa
  • Đốt sinh khối tại chỗ thay vì gom đống lớn
  • Gieo trồng cây che phủ đất sớm, ngay sau khai phá; chấp nhận canh tác bảo tồn với sự che tủ đất bằng phế liệu; sử dụng hệ thống hoa màu đa canh để cung cấp sự che phủ mặt đất; thực hiện các biện pháp bảo tồn đất và nước
  • Chấp nhận chăn thả có kiểm soát với mật độ gia súc hợp lý trên đất đồng cỏ
  • Sử dụng các nhập lượng dựa trên khoa học để quản lý đất, hoa màu, cây gỗ, và đồng cỏ chăn nuôi.
 
Hình 11.Các phương pháp chuyễn hóa rừng cho các hệ thống sử dụng đất khác nhau
Bảng 12. Một số điều nên và không nên làm của các phương pháp khai phá đất đai trong vùng nhiệt đới ẩm
 

 
 

 

Số lần xem trang : 14806
Nhập ngày : 08-05-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Quyền sở hữu trí tuệ(13-05-2008)

  Nghiên cứu trường hợp(13-05-2008)

  Các ưu tiên nghiên cứu và phát triển (X)(08-05-2008)

  Quản lý dưỡng liệu (VIII)(08-05-2008)

  Các đặc trưng của hệ thống canh tác/hoa màu được cải thiện (V)(08-05-2008)

  Sự chuyễn hóa rừng trong vùng nhiệt đới ẩm (III)(08-05-2008)

Hoàng Hữu Cải Bộ môn Nông Lâm kết hợp và Lâm nghiệp Xã hội, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Phường Linh Trung Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. ĐT: (84-8) 896 3352 Fax (84-8) 896 0713 Email: hhcai(a)hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007