HOÀNG HỮU CẢI

Trang chủ NLU | TTTH | Khoa Lâm nghiệp | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Giới thiệu Giảng dạy Tài liệu học tập Thông tin cá nhân
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 1797
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  HOÀNG HỮU CẢI

IK đã được sử dụng ở Canada như thế nào?

 

Khung 1. IK đã được sử dụng ở Canada như thế nào?
Nghiên cứu trường hợp
IK giúp cải thiện việc nghiên cứu
Cư dân bản địa ở Canada đang giúp cải thiện các chương trình nghiên cứu khoa học. Ví dụ, trong chương trình đánh dấu loài cá voi, người dân địa phương được thu hút vào các hoạt động nghiên cứu, tri thức truyền thống của họ đã giúp giải quyết các vấn đề về phương pháp sử dụng để đánh dấu các voi. Các kỹ thuật đánh dấu mới được phát triển với người dân địa phương đã tỏ ra rất thành công (AINA và JS–IRRC 1996).
IK được sử dụng để cung cấp thông tin về môi trường
IK được sử dụng ngày càng nhiều trong việc thu thập thông tin nền cho việc đánh giá tác động môi trường. Ví dụ, hiểu biết khoa học về các hệ sinh thái vùng cận địa cực miền Đông Canada hiện vẫn còn rất hạn chế. có thể mắn là nhờ tri thức của những người Inuit sống bằng nghề săn bắt lịch sử sinh học, động thái quần thể, dạng thức di trú và phân bố trong không gian và theo thời gian của động vật hoang dã. Đây là thông tin cần thiết để bổ sung cho các cuộc điều tra động vật hoang dã, đánh giá và dự báo tiềm năng gây ra các tác động của các phương án phát triển. Cần lưu ý rằng việc ước lượng các quần thể caribou, cá hay cá voi của người dân bản địa được chứng minh là chính xác hơn các phương pháp ước lượng khoa học. Cũng vậy, các vùng được các nhà khoa học xác định là có tầm “quan trọng đặc biệt” không phải luôn luôn đồng nhất với các vùng do người dân địa phương xác định.
IK đã được sử dụng như là một công cụ ra quyết định trong đánh giá tác động môi trường
Nghị định thư về Quyền sử dụng đất của vùng Nunavut có hiệu lực vào năm 1999, trong thời gian này, người Inuit quản lý một vùng băng giá rộng lớn miền đông Canada. Các thủ tục của Ủy ban Đánh giá Tác động Nunavut xác định rằng IK phải được xem xét (ít nhất) là ngang bằng với tri thức khoa học. Vắng tắt, nếu người dân địa phương không ủng hộ một phương án phát triển, Ủy ban có thể bác bỏ hay yêu cầu chỉnh sửa phương án phát triển đó. Trong những vùng khác ở miền Bắc Canada, chính phủ và những người đề xuất đã chứng tỏ một số sự cam kết về việc sử dụng tri thức sinh thái truyền thống của người dân địa phương trong việc đề xuất các địa điểm dự án phát triển cộng đồng bản địa hay các biện pháp giúp tránh được các thiệt hại ngắn và dài hạn đối với các hệ sinh thái và văn hoá truyền thống.
IK được sử dụng để giám sát các tác động phát triển
IK có một vai trò quan trọng trong việc giám sát tác động trong suốt chu trình của một dự án và trong thời gian sau dự án. Người dân địa phương quen thuộc với các biến thiên tự nhiên trong môi trường của họ và có khả năng phân biệt những thay đổi đang xẫy ra trong môi trường (tự nhiên) do các dự án gây ra. Phần lớn các nhà khoa học không có điều kiện thuận lợi để tự mình thu thập các loại thông tin này. Người dân bản địa thường ghi nhận được các thay đổi nhỏ trong sức khỏe của môi trường (chất lượng, mùi vị, và sức sống của các thành phần của môi trường) trước khi các cơ quan thực thi của chính phủ, các nhà khoa học, hay những người quan sát bên ngoài khác có thể nhận biết được (Wavey 1993). Ví dụ, Manitoba Keewatinowi Okimakanak và các Phòng Thí nghiệm Bảo vệ Môi trường cùng hợp tác để thiết kế một chương trình lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước gần một mỏ khai thác đồng và kẻm. Chương trình được phát triển vì người dân địa phương đã từ chối ăn các động vật hoang dã và uống nước lấy từ những nơi gần với khu mỏ. Họ đã nhận thấy có sự thay đổi trong mùi vị thịt và nước (Sallenave 1994).
Ưu điểm chính của các phương thức truyền thống cho sự phát triển bền vững là chúng đã phát triển trong mối liên hệ chặt chẻ với nền văn hóa và các điều kiện môi trường cụ thể. Một số kỹ thuật truyền thống đã được chứng mih là bền vững trong ý nghĩa là chúng đã mang lại kết quả tốt trong một thời kỳ dài, ví dụ, hệ thống tưới tiêu bản địa ở Bali. Dù sao, các phương pháp truyền thống cũng tự chúng không đảm bảo tính bền vững. Ví dụ, canh tác rẫy trở thành không bền vững khi các vùng đất canh tác không có một thời gian bỏ hóa đủ dài để có thể tái tạo độ phì của đất (ví dụ, khi có một số lớn người nhập cư được bố trí). Do đó, sự phân biệt “hiện đại = không bền vững và truyền thống = bền vững” là một cách suy ngĩ quá giản đơn.
Nguồn: Zwahlen (1996)
 

Số lần xem trang : 14809
Nhập ngày : 13-05-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Quyền sở hữu trí tuệ(13-05-2008)

  Các ưu tiên nghiên cứu và phát triển (X)(08-05-2008)

  Quản lý dưỡng liệu (VIII)(08-05-2008)

  Kỹ thuật chuyễn hóa rừng và phát triển đất mới (VI)(08-05-2008)

  Các đặc trưng của hệ thống canh tác/hoa màu được cải thiện (V)(08-05-2008)

  Sự chuyễn hóa rừng trong vùng nhiệt đới ẩm (III)(08-05-2008)

Hoàng Hữu Cải Bộ môn Nông Lâm kết hợp và Lâm nghiệp Xã hội, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Phường Linh Trung Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. ĐT: (84-8) 896 3352 Fax (84-8) 896 0713 Email: hhcai(a)hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007