HOÀNG HỮU CẢI

Trang chủ NLU | TTTH | Khoa Lâm nghiệp | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Giới thiệu Giảng dạy Tài liệu học tập Thông tin cá nhân
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2
Toàn hệ thống 1476
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  HOÀNG HỮU CẢI

 

Một tập hợp các câu hỏi dựa trên sáu thuộc tính của hệ thống quản lý: (i) kiểm soát xói mòn đất; (ii) cải thiện hàm lượng chất hữu cơ của đất; (iii) tăng cường cấu trúc của đất; (iv) gia tăng đa dạng sinh học đất; (v) tăng cường các cơ chế chu chuyễn dưỡng liệu; và (vi) gia tăng sự chống chịu của đất được cung cấp để xác định các ưu tiên nghiên cứu phát triển các hệ thống sử dụng đất bền vững trong vùng nhiệt đới ẩm. Cải tiến các hệ thống tăng cường chất lượng của đất và tăng cường sự chống chịu của nó, là các yếu tố chi phối sức sản xuất và là các cơ chế điều hòa môi trường quan trọng. Các đặc điểm quan trọng của hệ thống cải tiến là dòng năng lượng cao, và khả năng phục hồi đất và tính chất thân thiện với môi trường của chúng. Một số phương thức nông nghiệp được chứng minh là thiết yếu cho sự phát triển của các hệ thống sử dụng đất bền vững.

 




Các hệ sinh thái TRF bao phủ một diện tích rộng lớn và là một tài nguyên chính của trái đất. Quản lý sai lầm tài nguyên mong manh và nhạy cảm về sinh thái có thể dẫn tới: (i) sự xuống cấp của đất do xói mòn, cạn kiệt độ phì, sụt giảm hàm lượng chất hữu cơ của đất và đa dạng sinh học; (ii) nhiễm bẩn môi trường thông qua sự phú dưỡng và ô nhiễm nước mặt và nước ngầm; và (iii) sụt giảm sức sản xuất. Ngược lại, một số lớn các phương án công nghệ cải tiến và dựa trên khoa học có thể dẫn tới các hệ thống sử dụng đất đổi mới, sáng tạo, và bền vững. Nếu được thực thi thận trọng và được quản lý đúng đắn, các phương án công nghệ này có thể dẫn tới: (i) sản xuất được duy trì và tăng cường; (ii) chặn đứng các xu hướng suy thoái và cải thiện chất lượng và sự chống chịu của đất; và (iii) tăng cường chất lượng môi trường thông qua cố định carbon trong đất và sinh khối, và cải thiện chất lượng nước.
Các hệ thống đổi mới này dựa trên sáu thuộc tính của hệ thống quản lý: (i) kiểm soát xói mòn đất; (ii) cải thiện hàm lượng chất hữu cơ của đất; (iii) tăng cường cấu trúc của đất; (iv) gia tăng đa dạng sinh học đất; (v) tăng cường các cơ chế chu chuyễn dưỡng liệu; và (vi) gia tăng sự chống chịu của đất. Cải tiến các hệ thống tăng cường chất lượng của đất và tăng cường sự chống chịu của nó, là các yếu tố chi phối sức sản xuất và các cơ chế điều hòa môi trường. Các đặc điểm quan trọng của hệ thống cải tiến là dòng năng lượng cao, và khả năng phục hồi đất và tính chất thân thiện với môi trường của chúng. Một số phương thức nông nghiệp được chứng minh là thiết yếu cho sự phát triển của các hệ thống sử dụng đất bền vững. Các phương thức này bao gồm:
1. Các phương pháp thích hợp để chuyễn hóa rừng (ví dụ, công cụ khai phá thủ công hay cày phá lâm, tiếp nối bằng đốt tại chỗ và gieo trồng một loài cây che phủ đất bộ đậu để cung cấp một lớp che phủ đất tức thời). (Khai phá đất và phát triển trong vùng có rừng vẫn còn là một vấn đề chính. Với sự gia tăng các hạn chế về lao động trong tương lai, các phương pháp cơ giới hóa sự khai phá đất sẽ phải dựa vào nó nhiều hơn. Do đó, điều quan trọng là phải phát triển các hệ thống khai phá và quản lý đất giúp tối thiểu hóa tác dụng gây ra suy thoái của sự khai phá rừng bằng cơ giới);
2. Chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát xói mòn, bao gồm một sự phối hợp thích đáng các biện pháp canh tác che tủ đất, làm đất bảo tồn, băng thực vật, và công trình bảo vệ đất và nước;
3. Quản lý dưỡng liệu dựa trên sự tăng cường vốn dưỡng liệu của hệ sinh thái thông qua một sự kết hợp của các biện pháp chu chuyễn dưỡng liệu, cố định N sinh học, và sử dụng bổ sung phân bón hóa học và chất hữu cơ cải thiện đất;
4. Chấp nhận các loài cây trồng mới và các giống cải tiến thích ứng với điều kiện đất acid và môi trường khắc nghiệt; và
5. Sử dụng các hệ thống canh tác mới và cải tiến dựa trên một sự tổng hợp các phương thức này, làm thành các hệ thống sử dụng đất hiệu quả, có năng suất, và thân thiện với môi trường.
Mặc dù hiện đã có một khối lượng đáng kể thông tin nghiên cứu về các tiềm năng, hạn chế, và phương án công nghệ để sử dụng bền vững tài nguyên TRF, có nhiều điều cần được làm sáng tỏ. Hiện có một nhu cầu phát triển các nghiên cứu, cả đơn ngành và liên ngành về một số vấn đề chủ yếu, bao gồm:
1. Sự xuống cấp nhanh chóng đất và môi trường trong vùng nhiệt đới ẩm. Tại sao đất đai xuống cấp rất nhanh sau khi mất rừng và chuyễn sang sử dụng đất đai cho nông nghiệp? Làm thế nào có thể chặn đứng các xu hướng suy thoái này?
(a) Vấn đề nén chặt đất đặc biệt nghiêm trọng với sự sử dụng đất thâm canh và cơ giới hóa. Hiện có một nhu cầu phát triển các phương thức và thủ tục được tiêu chuẫn hóa để đánh giá tình trạng nén chặt của đất.
(b) Dự báo nước chảy mặt và mất đất dưới các hệ thống sử dụng đất và hệ thống canh tác khác nhau đặc biệt cần thiết cho việc quản lý bền vững tài nguyên đất và nước. Cần có thêm nhiều dữ liệu cơ bản cho các mô hình dự báo này. Hiện có một nhu cầu thiết lập giới hạn bằng số của "sự mất đất cho phép." Cũng cần phát triển các mô hình khái niệm và thực nghiệm liên hệ  năng suất hoa màu và mất đất dưới các mức quản lý khác nhau để đánh giá các hệ quả kinh tế của sự xói mòn đất gia tốc.
(c) Quản lý của cấu trúc của đất là một vấn đề quan trọng. Tại sao cấu trúc của đất trong vùng nhiệt đới ẩm suy thoái nhanh và làm thế nào có thể ngăn ngừa sự suy thoái này? Sự phát triển của lớp ván cứng và bề mặt biến cứng là một vấn đề chính trong đất chứa chủ yếu là sét có hoạt động thấp.
(d) Nghiên cứu động thái của đất hay sự tiến hóa của các tính chất vật lý, hóa học, và sinh học của đất qua thời gian trong một số các hệ thống canh tác và sử dụng đất đai tiêu biểu khác nhau để thiết lập các quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa sử dụng đất và tính chất của đất.
2. Sự chu chuyễn chất khoáng dưới các hệ thống sử dụng đất thâm canh có năng suất. Làm thế nào để có thể tăng cường sự chu chuyễn chất khoáng, giảm thiểu hao hụt dưỡng liệu, nâng cao hiệu quả, và tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên hữu hạn? Đất đai của các vùng nhiệt đới ẩm thường bị hạn chế do một số chất độc đặc thù. Cần có các nghiên cứu để xác định sự thích ứng của hoa màu với các hạn chế về dưỡng liệu. Các nghiên cứu cơ bản về dưỡng liệu và cân bằng nước trong các hệ thống canh tác khác nhau và trong các vùng sinh thái khác nhau cần cung cấp cơ sở cho việc quản lý các hệ thống để khắc phục các vấn đề này.
3. Tăng cường sự chống chịu của đất và cải thiện chất lượng của đất. Làm thế nào để có thể tăng cường các cơ chế và tiến trình chịu trách nhiệm nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi của đất, và sử dụng chúng để phục hồi các hệ sinh thái đã bị xuống cấp?
4. Cải thiện hàm lượng chất hữu cơ của đất và sinh khối carbon. Duy trì các mức cao của hàm lượng chất hữu cơ của đất là thiết yếu để sử dụng bền vững của tài nguyên đất và nước.
5. Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ đất và thảm thực vật của các hệ sinh thái TRF. Làm thế nào để có thể tối thiểu hóa phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ các hệ sinh thái TRF, và sử dụng tài nguyên đất và sinh khối thực vật sống để cố định carbon?
1. Giảm áp lực lên TRF sao cho nhịp độ mất rừng được kiểm soát. Làm thế nào để có thể tăng cường sức sản xuất của đất đai đã được phát triển? Các phương thức canh tân và các hệ thống con được chứng minh để xóa bỏ các hạn chế cụ thể về điều kiện tự nhiên của đất và môi trường cần phải được kết hợp trong các hệ thống canh tác. Phương pháp luận cần phải được tiêu chuẫn hóa để thúc đẩy sự thiết lập các hệ thống canh tác phù hợp với các điều kiện cụ thể của tưng địa phương trên cơ sở các hệ thống con và công nghệ thành phần đã được phát triển.
2. Phục hồi sức sản xuất của đất đã bị suy thoái. Làm thế nào để có thể phục hồi các diện tích đất đai rộng lớn có sức sản xuất trước đây nhưng hiện đã bị suy thoái? Các các hệ thống của đất và sự phục hồi thảm thực vật thân thiện với môi trường nào có thể được phát triển? Sự phục hồi đất đã bị suy thoái là vấn đề có mức ưu tiên cao, đặc biệt để giảm nhu cầu phát thêm rừng và phát triển đất đai mới. Các phương pháp cần phải được phát triển để phục hồi và tái tạo đất đã bị suy thoái. Các tiêu chí đánh giá đất đai cần phải chỉ ra thời gian đất cần phải ngưng sản xuất và đặt dưới một giai đoạn phục hồi và cải thiện. Thiết lập các giới hạn cần thiết về tính chất của đất trong mối quan hệ với mức độ nghiêm trọng của sự xuống cấp là cần thiết cho công việc này.
3. Thúc đẩy kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp thứ cấp sao cho áp lực kinh tế lên tài nguyên đất đai được giảm nhẹ. Làm thế nào để các nguồn thu nhập ngoài nông trại có thể được phát triển thông qua khuyến khích phát triển nông công nghiệp,?
1. Nghiên cứu theo địa điểm cụ thể, hướng sản xuất, và giải quyết vấn đề. Làm thế nào để nông dân có thể tham gia vào tiến trình nghiên cứu sao cho công nghệ cần thiết được phát triển ở các trạm nghiên cứu có thể được áp dụng trên các địa điểm cụ thể?
2. Xác định các yếu tố chính sách thúc đẩy các hệ thống sử dụng đất đai dựa trên khoa học.
1. Xây dựng một cơ sở tri thức khoa học cho phép sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước của các hệ sinh thái TRF;
2. Phát triển các mô hình dự báo để đánh giá tác dụng của sự chuyễn hóa TRF lên khí hậu vi mô và khu vực, thủy văn, tính chất, và sức sản xuất của đất; và
3. Cung cấp các hướng dẫn để quản lý bền vững tài nguyên của TRF.
1. Xác định các tiêu chí định lượng để đánh giá các hệ thống sử dụng bền vững đất và tài nguyên nước trong vùng nhiệt đới ẩm; và
2. Phát triển các chỉ báo định lượng và khách quan của tính bền vững.
Còn có nhiều “huyền thoại” về các tiềm năng và hạn chế thực tế của các hệ sinh thái nhiệt đới. Mặc dù nhiều tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong những năm gần đây nhằm thay thế các huyền thoại này bằng các sự kiện và dẫn liệu thực tế, các lý do của tình trạng thiếu tính bền vững trong các hệ sinh thái nhiệt đới chưa được hoàn toàn hiểu rõ. Các mục tiêu mà nghiên cứu và phát triển phải nhắm đến là đạt được năng suất cao và bền vững với ít sự thiệt hại cho đất và môi trường.
Các hệ sinh thái TRF có một tiềm năng sản xuất to lớn. Tuy nhiên, hiện có một nhu cầu tạo ra một nhận thức về tiềm năng và hạn chế của các hệ sinh thái TRF. Các hệ sinh thái này cũng giữ một vai trò chính trong các cơ chế điều hòa môi trường toàn cầu, và cần phải được quản lý thận trọng để tăng cường sản xuất và cải thiện chất lượng môi trường.

Số lần xem trang : 14808
Nhập ngày : 08-05-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Quyền sở hữu trí tuệ(13-05-2008)

  Nghiên cứu trường hợp(13-05-2008)

  Quản lý dưỡng liệu (VIII)(08-05-2008)

  Kỹ thuật chuyễn hóa rừng và phát triển đất mới (VI)(08-05-2008)

  Các đặc trưng của hệ thống canh tác/hoa màu được cải thiện (V)(08-05-2008)

  Sự chuyễn hóa rừng trong vùng nhiệt đới ẩm (III)(08-05-2008)

Hoàng Hữu Cải Bộ môn Nông Lâm kết hợp và Lâm nghiệp Xã hội, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Phường Linh Trung Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. ĐT: (84-8) 896 3352 Fax (84-8) 896 0713 Email: hhcai(a)hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007