Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2740
Toàn hệ thống 4870
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


Nội dung tài liệu CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM nhằm cung cấp thông tin chọn lọc về kỹ thuật canh tác lúa, ngô, sắn, khoai lang cho giáo viên, sinh viên, học sinh, kỹ thuật viên nông nghiệp, khuyến nông viên và nông dân, trọng tâm đáp ứng điều kiện sinh thái và đặc điểm kinh tế xã hội của các tỉnh phía Nam.

 

LỜI NÓI ĐẦU

An ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, hiểm họa môi trường (biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường: không khí, thực phẩm, nguồn nước, sinh hoạt) là ba vấn đề cấp thiết toàn cầu. Trong đó, an ninh lương thực có vị trí đặc biệt quan trọng. "Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó." Norman Bourlaug (1914-2009).

Nông nghiệp Việt Nam có vai trò rất quan trọng là giá đỡ của nền kinh tế, đóng góp gần 22,1% GDP, gần 30% giá trị xuất khẩu và trên 60% lực lượng lao động. Nông nghiệp nước ta đã tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thời gian dài, đạt được những thành tựu to lớn, mặc dù thường gặp những tổn thất nặng nề do thiên tai:.Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực duy nhất trong nền kinh tế liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn.

Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam để đảm bảo an ninh lương thực, chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc và xuất khẩu. Lúa là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất. Năm 2015, diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam là 7,83 triệu ha, tổng sản lượng lúa đạt 45,22 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, đã xuất khẩu 6,7 triệu tấn, tăng 5,8% so với năm 2014. Tốc độ tăng năng suất lúa gạo Việt Nam (1975-2014) vượt 1,73 lần so với tốc độ tăng năng suất lúa gạo bình quân chung của toàn thế giới. Cây lương thực Việt Nam quan trọng thứ hai là ngô có tổng diện tích gieo trồng năm 2015 đạt 1,18 triệu ha, tổng sản lượng ngô 5,28 triệu tấn, năng suất bình quân 44,8 tạ/ha, chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngô hạt cho chăn nuôi, còn thiếu hụt khoảng 1,6 triệu tấn. Cây ngô hiện đang có chiều hướng tăng ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Cây lương thực Việt Nam quan trọng thứ ba là sắn có tổng diện tích trồng năm 2015 khoảng 556,50 ngàn ha, năng suất bình quân 19,2 tấn/ha, sản lượng 10,67 triệu tấn. Sắn hiện là cây xuất khẩu triển vọng, nguồn thu nhập chính của nhiều nông hộ tại các vùng Duyên Hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng núi trung du phía Bắc. Cây lương thực Việt Nam quan trọng thứ tư là khoai lang bốn mươi năm qua diện tích trồng sút giảm do thị trường tiêu thụ hẹp, thiếu chế biến công nghiệp, giảm sức cạnh tranh so với những cây trồng kinh tế hơn. Tổng diện tích khoai Việt Nam năm 2015 khoảng 126,90 ngàn ha, năng suất bình quân 10,5 tấn/ha, sản lượng 1,33 triệu tấn. Vùng trồng chính khoai lang trên các hệ thống luân canh với lúa và màu. Thị trường ưa chuộng các giống khoai lang thực phẩm củ chất lượng ngon và lá làm rau xanh. Những cây lương thực, thực phẩm lấy củ khác như khoai tây, khoai môn, khoai mỡ, dong riềng, hoàng tinh, và cây lấy hạt khác như cao lương, lúa mì, lúa miến, lúa mạch chiếm tỷ trọng không nhiều.

Cây lương thực Việt Nam trong bốn mươi năm qua có chiều hướng tăng sản lượng và năng suất là đặc biệt ấn tượng so với bức tranh nông nghiệp thế giới, đã góp phần căn bản trong việc ổn định  kinh tế - xã hội, vượt qua khủng hoảng và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cây lương thực Việt Nam hiện đang đối mặt với những trở ngại chính: 1) Hiểm họa môi trường do hiệu ứng kép của hạn, úng lũ và xâm nhập mặn. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, thường có thiên tai gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp. Biến đổi khí hậu toàn cầu, sự mất an toàn nguồn nước sông Mekong sông Hồng, sự mất rừng; 2) Xuất khẩu gạo khó khăn, sút giảm cả về khối lượng và giá trị liên tục trong các năm qua do cạnh tranh thị trường và thiếu thương hiệu gạo Việt đạt chuẩn. Xuất khẩu gạo Việt đạt đỉnh cao năm 2012 với khối lượng 8,01 triệu tấn, trị giá 3,67 tỷ USD, năm 2016 chỉ đạt 4,88 triệu tấn và 2,2 tỷ USD; 3) Thiếu giống tốt thương hiệu Việt đạt chuẩn thế giới về chất lượng theo phân khúc thị trường và quy trình sản xuất chế biến tiêu thụ thích hợp hiệu quả bền vững cho vùng sinh thái. Về năng lực công nghệ, Việt Nam chỉ đạt 38% về công nghệ đối với vật liệu khởi đầu, 53% về công nghệ tạo biến dị di truyền, và 57,4% về công nghệ đột biến so với thế giới… kém xa so với các nước có truyền thống xuất khẩu gạo như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Giải pháp tăng cơ hội thu nhập cho các nông hộ, đảm bảo an ninh lương thực an toàn thực phẩm, và ứng phó với biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải phát triển cây lương thực Việt Nam đa dạng cả lúa và màu (ngô, sắn, khoai lang). Ba lĩnh vực trọng tâm để phát triển cây lương thực là: 1) Tạo chọn giống lúa, ngô, sắn, khoai lang năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp sinh thái và nhu cầu thị trường bằng cách khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn gen, ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp với kỹ thuật chọn giống truyền thống. 2) Xây dựng và phát triển các quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp, bền vững cho từng vùng sinh thái, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi nơi, với sự tham gia của nông dân để đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. 3) Phát triển chế biến và tiêu thụ lương thực với nhiều dạng loại sản phẩm và quy mô khác nhau, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; nghiên cứu các chính sách phù hợp phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn.  Đây là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặc biệt để sản xuất lương thực đạt năng suất, chất lượng và hiệu qủa kinh tế cao. 

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM do TS. Hoàng Kim, giảng viên chính khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Chủ biên) viết Chương 1, Chương 2, Chương 4 của cây ngô và Chương 3, Chương 5 cây khoai lang, chủ bút trang http://cayluongthuc.blogspot.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim ; Thạc sĩ Hoàng Long nghiên cứu sinh đề tài ‘Chọn tạo lúa siêu xanh thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam’ của CAAS/ IRRI viết Chương 1, Chương 2, Chương 4 của cây lúa siêu xanh với các thông tin tiếp cận mới nhất của lĩnh vực này, Chương 1, Chương 2, Chương 4 của cây khoai lang, chủ bút trang internet trực tuyến Cây Lương thực http://foodcrops.vn, http://foodcrops.blogspot.com, quản lý cơ sở dữ liệu ngân hàng kiến thức và ngân hàng đề thi, cung cấp trực tuyến sách chuyên khảo, giáo trình, bài giảng, tài liệu khuyến nông, sách phổ thông chuyên môn, bài đăng tạp chí, video và power point các hội nghị chuyên đề. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng viết Chương 3 và Chương 5 cây lúa, Chương 3 và Chương 5 cây ngô. Thạc sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai nghiên cứu sinh đề tài ‘Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh sắn tại tỉnh Phú Yên’ viết Chương 1, Chương 2, Chương 3, Chương 4 và Chương 5 cây sắn. TS. Hoàng Kim, ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình, ThS. Nguyễn Văn Phu đang bổ sung tiếp Chương 6, Chương 7 và Chương 8 của bốn loại cây trồng lúa ngô, sắn, khoai lang về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, VIETGAP, cẩm nang kỹ năng thực hành cho sự vận dụng trực tiếp thích hợp của các vùng sinh thái.

Nội dung tài liệu CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM nhằm cung cấp thông tin chọn lọc về kỹ thuật canh tác lúa, ngô, sắn, khoai lang cho giáo viên, sinh viên, học sinh, kỹ thuật viên nông nghiệp, khuyến nông viên và nông dân, trọng tâm đáp ứng điều kiện sinh thái và đặc điểm kinh tế xã hội của các tỉnh phía Nam.

Chúng tôi trân trọng cám ơn nhiều tác giả đã cung cấp giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo cho sự trích dẫn bao gồm GS.TS. Nguyễn Văn Luật, GS.TS. Bùi Chí Bửu, GS.TS. Mai Văn Quyền, GS. Tôn Thất Trình, GS. TS. Võ Tòng Xuân, GS. TS. Trần Văn Minh, GS.TS. Nguyễn Hữu Tề, GS. TS. Ngô Hữu Tình,  PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, PGS. TS. Đinh Thế Lộc, PGS.TS. Lê Minh Triết, GS. TS. Nguyễn Văn Tuất, PGS.TS. Mai Thành Phụng, TS. Trần Văn Đạt, TS. Nguyễn Ngọc Đệ, Ths. Cao Xuân Tài, TS. Trần Thị Dạ Thảo... cùng nhiều tác giả ở trong thư mục tài liệu học tập.

Chúng tôi mặc dù đã rất cố gắng nhưng tài liệu chắc chắn vẫn còn thiếu sót, rất mong nhận được các  ý kiến góp ý, xây dựng của sinh viên và bạn đọc.

 

                                                     Hoàng Kim (Chủ biên), Hoàng Long,
                                                         Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Thị Trúc Mai 

 

                                                                                                                                                                                                                                  

 

 

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

 

1. DỮ LIỆU MÔN HỌC
1.1 Tên môn học: CÂY LƯƠNG THỰC (FOOD CROPS)

1.2  Bộ môn quản lý: Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Qủa, Khoa Nông học

1.3  Nhóm môn học: Chuyên ngành

1.4  Số tiết giảng dạy: Tổng số 2 tín chỉ

       Số tín chỉ:     2

       Lý thuyết:   15

       Thực hành: 30

1.5  Tóm tắt nội dung:

         Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác cây lương thực để đạt năng suất và lợi nhuận cao, phù hợp điều kiện sinh thái của các tỉnh phía Nam. Nội dung gồm bốn học phần lúa, ngô, sắn, khoai lang. Mỗi học phần có năm bài lý thuyết: 1. Vị trí kinh tế (phân loại, nguồn gốc, vùng phân bố; lịch sử phát triển, thành phần dinh dưỡng và gía trị kinh tế, tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa, ngô, sắn, khoai lang trên thế giới và Việt Nam (và vùng sinh thái đặc thù); 2. Đặc điểm sinh học (hình thái; sinh trưởng, phát triển; sinh lý); 3. Khí hậu và đất trồng; 4. Giống và công nghệ chọn tạo nhân giống; 5. Kỹ thuật canh tác; Năm bài thực hành: 1) Cách thu thập thông tin khoa học về cây lương thực. 2) Nhận diện một số giống phổ biến trong sản xuất. 3) Nhận diện trên đồng ruộng triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng, ngộ độc và một số sâu bệnh hại chính.  4) Cách cân đo mẫu và xác định năng suất, chất lượng. 5) Quan sát trên đồng ruộng kỹ thuật canh tác thích hợp đạt năng suất và lợi nhuận cao.    

2. MỤC TIÊU MÔN HỌC

2.1 Mục tiêu tổng quát

Sinh viên đạt được những kiến thức và hiểu biết cơ bản về kỹ thuật canh tác cây lương thực; có năng lực độc lập vận dụng những điều đã học vào thực tiễn sản xuất tại địa phương; biết tổng hợp đánh giá các yếu tố quan hệ đến quá trình sản xuất tiêu thụ; biết thiết kế quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp điều kiện sinh thái và kinh tế xã hội để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu qủa cây lương thực.

2.2 Năng lực đạt được

Sinh viên sau khi hoàn thành môn học có hiểu biết và kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác cây lương thực, đủ năng lực vận dụng các bài đã học vào thực tiễn sản xuất tại địa phương  để trồng cây lương thực đạt năng suất, chất lượng và hiệu qủa.

2.3 Mục tiêu cụ thể

+ Kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản về bốn cây lương thực chính lúa, ngô sắn, khoai lang ( mỗi cây có năm bài lý thuyết và  năm bài thực hành).

+ Hiểu biết: Hiểu rõ quy trình kỹ thuật canh tác cây lương thực cho vùng Đông Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam. Biết cách thu thập thông tin về sản xuất, thị trường, nhu cầu tiêu thụ và xu hướng phát triển; Biết so sánh lợi thế của cây lương thực với những cây trồng khác của vùng, so khu vực châu Á và thế giới có cơ sở khoa học. Biết vận dụng những kiến thức liên quan để phân tích và  thảo luận.

+ Ứng dụng: có năng lực tư duy, phát hiện được những vướng mắc chính trong sản xuất cây lương thực; biết cách làm việc nhóm để phân tích, tổng hợp, đánh giá các xu hướng thay đổi của thị trưng tiêu thụ và lựa chọn, thiết kế quy trình canh tác thích hợp với điều kiện sinh thái và kinh tế xã hội thực tế tại địa phương để đạt năng suất và lợi nhuận cao.

+ Tổng hợp: Có năng lực kết hợp được lý thuyết và thực tiễn trong bài thi, thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh; có kỹ năng đánh giá đúng mức và khách quan. Sau khi ra trường có thể thực hiện nội dung này một cách vững vàng, tự tin.  

3. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT

Sinh học, nông học đại cương, khoa học đất cơ bản, thực vật và phân lọai thực vật, khí tượng nông nghiệp, sinh học phân tử, sinh lý thực vật, sinh hóa thực vật, di truyền thực vật, chọn giống cây trồng, vi sinh trong nông nghiệp, bệnh cây đại cương và chuyên khoa, côn trùng đại cương và chuyên khoa, thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường nông nghiệp, thủy nông, máy nông nghiệp, công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

4. CẤU TRÚC TỔNG QUÁT MÔN HỌC

Môn học gồm bốn đối tượng cây lương thực chính lúa ngô sắn khoai lang và mỗi cây có năm bài giảng chọn lọc có giáo trình, tài liệu đánh máy, diễn giảng bằng power point. Mỗi cây trồng dạy lý thuyết 3,75 tiết (trong một buổi) x 4 cây = 15 tiết, hướng dẫn thực hành mỗi cây trồng 7,50 tiết (trong hai buổi) x 4 cây = 30 tiết, bao gồm báo cáo seminar, tiểu luận và thực hiện năm bài thực hành ở mục 1.5.

Bài giảng nâng cao (đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ) và mở rộng (nông hộ và hệ thống cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, …) có các bài học chuyên đề.

 5. ĐÁNH GIÁ HOÀN TẤT MÔN HỌC

+  Học viên bắt buộc có ba cột điểm để hoàn tất môn học

+  Điểm đánh giá bộ phận gồm: 1) thi thuyết trình, và 2) bài thu hoạch xây dựng quy trình (xem chi tiết) được chấm theo thang điểm 100, làm tròn đến một chữ số thập phân, trọng số  50% . Dự học, phát biểu, thực hành được tính điểm khuyến khích.

+  Điểm thi kết thúc môn học chấm theo thang điểm 100, làm tròn đến một chữ số thập phân, trọng số 50%

+  Điểm môn học là tổng điểm của các lần đánh giá nhân với trọng số tương ứng, làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ:

A1 (9,0-10 ) : Xuất sắc
A2 (8,5-8,9) : Giỏi

B (7,0-8,4)   : Khá

C (5,5-6,9):   Trung bình

D (4,0 -5,4):  Trung bình yếu

F (dưới 4,0):  Kém


6. BÀI THUYẾT TRÌNH, BÀI THU HOẠCH VÀ NGÂN HÀNG ĐỀ THI

6.1 Bài thuyết trình

Mỗi học viên có bài thuyết trình 15 phút tự chọn bắt buộc tính vào môn thực hành.
6.2 Bài thu hoạch
Mỗi học viên có bài thu hoạch tự chọn 6-12 trang đánh máy cách 2 để hỏi và trả lời  một trong hai câu sau: 1) Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác lúa  cao sản ngắn ngày thích hợp cho vụ lúa đông xuân ( / hè thu/ thu đông…/ ) ở đất xám {/ đất đỏ/ đất phù sa/ đất đen …)  có tưới/ nhờ nước trời tại …. vùng Duyên hải Nam Trung Bộ/ Tây Nguyên/ ĐNB/… 2) Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác ngô (sắn, khoai lang) thích hợp cho vụ đông xuân ( / hè thu/ thu đông…/ ) ở đất xám/ đất đỏ/ đất phù sa/ đất đen …)  có tưới/ nhờ nước trời tại ….vùng Duyên hải Nam Trung Bộ/ Tây Nguyên/ ĐNB/ …

6.3 Ngân hàng đề thi

Hỏi đáp cuối mỗi tiết học và cung cấp trên weblog  http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim  
http://foodcrops.vn
http://facebook.com/daihocnonglam

 

TÀI LIỆU HỌC TẬP

1 Tài liệu học tập chính

1.      Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Thị Trúc Mai 2017. Cây Lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn, khoai lang), Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. 298 trang. Tài liệu hổ trợ trực tuyến internet ở http://foodcrops.vn http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim;

2.      Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình Cây lúa. Trường Đại học Cần Thơ. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 338 trang

3.      Trần Thị Dạ Thảo, 2009. Bài giảng môn học cây màu. Tài liệu lưu hành nội bộ. Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

 2 Tài liệu hỗ trợ trực tuyến

1.      http://foodcroplecture.blogspot.com

2.      http://ricepedia.blogspot.com

3.      http://maizebook.blogspot.com

4.      http://cassavabook.blogspot.com/

5.      http://sachkhoai.blogspot.com

                                                                                                      

3 Tài liệu tham khảo chính

 Cây lúa.

Tiếng Việt

1.      Benito S. Vergara; người dịch: Võ Tòng Xuân, Hà Triều Hiệp, 1998. Trồng lúa. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 219 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2014/07/gs-vo-tong-xuan-trong-lua.html

2.      Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004. Quy phạm khảo nghiệm giống lúa. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 40 trang.

3.      Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 1995. Ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến giống lúa. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 167 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/09/gs-bui-chi-buu-ung-dung-cnsh-trong-cai.html

4.      Bùi Huy Đáp, 1970. Lúa gạo Việt Nam trong vùng Nam và Đông Nam Châu Á. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 275 trang

5.      Bùi Chí Bửu, 2003. Cơ sở di truyền tính chống chịu đối với thiệt hại do môi trường của cây lúa. NXB Nông nghiệp, 228 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/09/gs-bui-chi-buu-gs-nguyen-thi-lang-co-so.html

6.      Cao Xuân Tài, 2008. Bài giảng môn học cây lúa. Tài liệu lưu hành nội bộ                Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

7.      Đào Thế Tuấn, 1970. Sinh lý ruộng lúa năng suất cao. Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 135 trang.

8.      Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Thị Trúc Mai 2017.Cây Lúa. Trong sách: Cây Lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) Nhà Xuất bản Nông nghiệp (đang in), Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. 298 trang Tài liệu hổ trợ trực tuyến internet ở http://foodcrops.vn http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim

9.      Hoàng Long, Zhikang Li, Tian-Qing Zheng, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng, Trần Thị Lệ, Nguyễn Thị Bắp, Phạm Trung Nghĩa, Lê Huy Hàm, và tập thể 2017. Lúa Siêu Xanh (Green Super Rice- GSR) ở Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp (đang in), Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. 108 trang. Tài liệu hổ trợ trực tuyến internet ở http://foodcrops.vn http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim

10. Hoàng Tuyết Minh, 2002. Lúa lai hai dòng. NXB Nông Nghiệp, 193 trang.  http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/09/pgs-hoang-tuyet-minh-lua-lai-hai-dong.html

11. Lê Minh Triết, 2003. Bài giảng môn học cây lúa. Chưa xuất bản, 125 trang

12. Lê Trần Bình, 1998.  Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 250 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/09/pgs-le-tran-binh-phan-lap-gen-va-chon.html

13. Lê Văn Bảnh, 2012. Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, 184 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/09/ts-le-van-ban-co-gioi-hoa-san-xuat-lua.html

14. Mai Văn Quyền, 2008. 186 câu hỏi đáp về cây lúa và kỹ thuật trồng lúa. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 114 trang

15. Mai Văn Quyền, 1996. Thâm canh lúa ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh. 159 trang

16. Nguyễn Văn Bộ (chủ biên) Bùi Huy Hiền, Hồ Quang Đức, Nguyễn Công Vinh, Nguyễn Văn Vân, Roland J. Buresh, 2009. Hướng dẫn quản lý dinh dưỡng cho cây lúa theo vùng đặc thù của Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 204 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/10/vaas-huong-dan-quan-ly-dinh-duong-cho.html

17. Nguyễn Mạnh Chinh, Mai Thành Phụng, 2008. Phòng trừ cỏ dại trong ruộng lúa. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 67 trang

18. Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình Cây lúa. Trường Đại học Cần Thơ. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 338 trang

19. Nguyễn Văn Hoan, 2000. Lúa lai và kỹ thuật thâm canh. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 147 trang

20. Nguyễn Văn Hoan, 2009. Kỹ thuật thâm canh lúa ở các hộ nông dân. Tái bản lần thứ 4. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 100 trang

21. Nguyễn Văn Hoan, 1998. Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh các giống lúa chuyên mùa chất lượng cao, Nhà Xuất bản Nông nghiệp

22. Nguyễn Trí Hoàn, 2007. Tóm tắt những tiến bộ trong nguyên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam (2001 – 2005). Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24 tháng 11 năm 2007. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 22.

23. Nguyễn Văn Hoan, 2002.  Kỹ thuật thâm canh mạ. NXB Nông Nghiệp, 97 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2014/08/ts-nguyen-van-hoan-ky-thuat-tham-canh-ma.html

24. Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa. Di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, 623 trang.

25. Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2000. Giống lúa và sản xuất hạt giống lúa tốt. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 111 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2015/12/gs-nguyen-thi-lang-giong-lua-va-san.html

26. Nguyễn Văn Luật (chủ biên), 2001, 2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội. 1.500 trang

27. Nguyễn Văn Luật, 2006. Giống và kỹ thuật trồng lúa cực sớm nhóm Ao OMCS. NXB Nông Nghiệp, 111 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/09/gsts-nguyen-van-luat-giong-va-ky-thuat.html

28. Nguyễn Gia Quốc, 1994. Kỹ thuật trồng lúa cạn. Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội. 110 trang

29. Nguyễn Công Tạn, Ngô Thế Dân, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Trí Hoàn và Quách Ngọc Ân, 2002. Lúa lai ở Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 326 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2017/02/nguyen-cong-tan-lua-lai-o-viet-nam.html

30. Nguyễn Công Tạn, 1988. Sản xuất hạt giống lúa lai và nhân dòng bất dục. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/09/nguyen-cong-tan-san-xuat-hat-giong-lua.html

31. Nguyễn Hữu Tề và cs, 1997. Cây lúa. Giáo trình Cây lương thực -Tập 1. Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 103 trang

32. Nguyễn Thị Trâm, 2002. Chọn giống lúa lai. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 129 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2014/07/pgs-ts-nguyen-thi-tram-chon-giong-lua.html

33. Nguyễn Thị Trâm, 2007. Kết quả chọn giống lúa lai của Viện Sinh học Nông nghiệp. Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24. 11. 2007. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, trang 24.

34. Nguyễn Danh Vàn, 2008. Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng. Quyển 1. Cây lúa. Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 144 trang.

35. Nguyễn Trung Văn, 2001. Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới hướng xuất khẩu. NXB Chính trị Quốc gia. 346 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/09/ts-nguyen-trung-van-lua-gao-viet-nam.html

36. Nguyễn Văn Viên, 2013. Bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ. NXB Nông Nghiệp, 121 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/09/pgs-nguyen-van-vien-benh-ao-on-hai-lua.html

37. Thomas Fairhurst, Christian Witt, Roland Buresh và Achim Dobermann (Biên tập) TS. Trần Thúc Sơn, KS. Nguyễn Văn Trường, ThS Đào Quốc Hưng, KS Nguyễn Đức Dũng (Biên dịch) Nguyễn Văn Bộ, Bùi Huy Hiền (hiệu đính) 2007. Cây lúa: Hướng dẫn thực hành quản lý dinh dưỡng IRRI, IPNI, ISBN 978-981-05-7949-4 Nhà Xuất bản Nông Nghiệp 142 trang

38. Tống Khiêm, 2007. Chương trình lúa lai về sản xuất lúa lai ở Việt Nam. Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24 tháng 11 năm 2007. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 31.

39. Trần Văn Đạt, 2005. Sản xuất lúa gạo thế giới hiện trạng và khuynh hướng phát trong thế kỷ 21. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 316 trang

40. Trương Đích, 2000. Kỹ thuật trồng các giống lúa mới. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 213 trang.

41. Trần Văn Minh, 2008. Cây lúa. Giáo trình Cây Lương thực. Trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Huế, 149 trang.

42. Trần Đức Viên, 2007. Sản xuất lúa lai ở Đồng Bằng Sông Hồng: Triển vọng của nông dân. Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24. 11. 2007. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, trang 12.

43. Trần Duy Quý, 2000. Cơ sở di truyền và công nghệ sản xuất lúa lai. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 140 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/09/pgs-ts-tran-duy-quy-co-so-di-truyen-va.html

44. Trần Ngọc Trang, 2003. Giống lúa lai Trung Quốc và kỹ thuật gieo trồng. NXB Nông nghiệp, 101 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2017/02/tran-ngoc-trang-giong-lua-lai-trung.html

45. Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), 1996. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa. Manila, Philippines, 59 trang.

46. Võ Tòng Xuân và cs, 1984. Cây lúa. Đất và Cây trồng, Tập 1 (Đất và Cây lúa). Nhà Xuất bản Giáo dục, 168 trang.

47. Vũ Triệu Mân, 2007. Những bệnh hại chính trên cây lương thực và biện pháp phòng trừ. Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 252 trang.

 

Tiếng Anh

1.      Bui Ba Bong. 2004. Hybrid rice adoption in Vietnam. International Forum on Hybrid Rice and World Food Security 2004. Huaihua City from September 8 – 10, 2004.

2.      George Acquaah. 2008. Rice. In:  Principles of Crop production: Theory, Techniques, and Technology (Second Edition) ISBN 0-13-114556-8 Papers 570-584. www.StudentAid.gov.

3.      IBPGR-IRRI Rice Advisory Committee, & International Board for Plant Genetic Resources.1980. Descriptors for Rice, Oryza Sativa L. International Rice Research Institute (Ed.). Int. Rice Res. Inst. http://ricepedia.blogspot.com/2016/02/descriptors-for-rice-oryza-sativa-l.html

4.      Khush, G. S., Brar, D. S., & Hardy, B. 2001. Rice genetics IV. Int. Rice Res. Inst. http://ricepedia.blogspot.com/2016/02/rice-genetics-iv.html

5.      Khush, G. S. 2005. IR varieties and their impact. Int. Rice Res. Inst. http://ricepedia.blogspot.com/2017/01/ir-varieties-and-their-impact.html

6.      Maclean, J. L. 2002. Rice almanac: Source book for the most important economic activity on earth. Int. Rice Res. Inst. http://ricepedia.blogspot.com/2016/03/rice-almanac.html

7.      Pandey, S.2006. Upland rice, household food security, and commercialization of upland agriculture in Vietnam. Int. Rice Res. Inst. http://ricepedia.blogspot.com/2016/12/irri-upland-rice-household-food.html

8.      Singh, R. K., & Khush, G. S. 2000. Aromatic rices. Int. Rice Res. Inst. http://ricepedia.blogspot.com/2016/05/aromatic-rices.html

9.      Zhang, Q., & Wing, R. A. 2013. Genetics and genomics of rice (pp. 279-295). Springer Science. http://ricepedia.blogspot.com/2016/12/qifa-zhang-genetics-and-genomics-of-rice.html

 


Cây ngô         

Tiếng Việt

1.      Cao Đắc Điểm, Trần Hữu Miện, Lê Doãn Diên, 1988. Cây ngô. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 330 trang

2.      Đinh Thế Lộc và CS, 1997. Cây Ngô. Giáo trình Cây Lương thực, tập 2. ĐHNN I, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 160 trang.

3.      Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Thị Trúc Mai 2017.Cây Ngô. Trong sách: Cây Lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) Nhà Xuất bản Nông nghiệp (đang in), Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. 298 trang Tài liệu hổ trợ trực tuyến internet ở http://foodcrops.vn http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim

4.      Nguyễn Đức Cường, 2009. Kỹ thuật trồng ngô. Nhà Xuất Bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ . Hà Nội, 104 trang

5.      Nguyễn Thế Hùng, 2001. Ngô lai và kỹ thuật thâm canh – Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6.      Ngô Hữu Tình, 2009. Chọn lọc và lai tạo giống ngô. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,  371 trang

7.      Ngô Hữu Tình, 2003. Cây ngô. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,  211 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2015/12/cay-ngo-gsts-ngo-huu-tinh.html

8.      Ngô Hữu Tình và cs, 1997. Cây ngô- nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9.      Ngô Hữu Tình, Nguyễn Đình Hiền, 1996. Cây Ngô: các phương pháp lai thử và phân tích khả năng kết hợp trong các thí nghiệm về ưu thế lai. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Trương Đích, 2008. Kỹ thuật trồng ngô năng suất cao. Tái bản lần thứ 4. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 110 trang.

11. Trương Đích, Phạm Đồng Quảng, Phạm Thị Tài, 2009. Kỹ thuật trồng các giống ngô mới năng suất cao. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 54 trang

12. Trần Văn Minh, 2003. Cây ngô. Giáo trình Cây Lương thực. Trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Huế. Nhà Xuất bản Bưu Điện, 200 trang.

13. Trần Thị Dạ Thảo, 2009. Bài giảng môn học cây ngô. Tài liệu lưu hành nội bộ. Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

14. Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương, 2001. 267 giống cây trồng mới - Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

15. Trần Hồng Uy, Mai Xuân Triệu, Lê Quý Kha,  2002. Kết qủa điều tra xác định vùng và các điều kiện phát triển ngô thụ phấn tự do và ngô lai ở phía Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 72 trang

 

Tiếng Anh

1.      Bohorova, N. 1999. Laboratory protocols: CIMMYT Applied genetic engineering laboratory. CIMMYT. http://maizebook.blogspot.com/2017/02/1999-cimmyt-laboratory-protocols-cimmyt.html

2.      Buresh, R. J., Dobermann, A., & Dixon, J.  2011. Rice-maize systems in Asia: current situation and potential. IRRI Books. http://maizebook.blogspot.com/2016/05/jtimsina-rjburesh-adobermann-and-j.html

3.      De Leon, C., & Jeffers, D. 2004. Maize diseases: a guide for field identification. Cimmyt. http://maizebook.blogspot.com/2016/05/cimmyt-maize-disease-guide-for-field.html

4.      FFTC. 2001. Corn Production in Asia. Kyung joo Park (ed.), Taipei, Taiwan

5.      George Acquaah. 2008. Maize. In:  Principles of Crop production: Theory, Techniques, and Technology (Second Edition) ISBN 0-13-114556-8 Papers 585-602. www.StudentAid.gov  

6.      Hallauer, A. R., Carena, M. J., & Miranda Filho, J. D. 2010. Quantitative genetics in maize breeding (Vol. 6). Springer Science & Business Media. http://maizebook.blogspot.com/2016/05/arnel-r-hallauer-marcelo-j-carena-jb.html

7.      Hake, S. C. 2009. Handbook of maize (pp. 693-713). J. L. Bennetzen (Ed.). New York: Springer. http://maizebook.blogspot.com/2017/02/2009-bennetzen-handbook-of-maize.html

8.      Wusirika, R., Bohn, M., Lai, J., & Kole, C.2014. Genetics, genomics and breeding of maize. CRC Press.http://maizebook.blogspot.com/2017/02/2015-ramakrishna-wusirika-genetics.html

 

Cây sắn

Tiếng Việt

 

1.      Bùi Trang Việt, Hoàng Kim và cs, 2007. Ứng dụng công nghệ tế bào trong cải thiện giống để tăng năng suất củ khoai mì (Manihot esculenta Crantz). Đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia, Trường Đại học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh. 97 trang

2.      Đinh Thế Lộc và CS, 1997. Cây sắn. Giáo trình Cây Lương thực, tập 2. Đại học Nông nghiệp I, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.  160 trang

3.      Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Thị Trúc Mai 2017.Cây Sắn. Trong sách: Cây Lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) Nhà Xuất bản Nông nghiệp (đang in), Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. 298 trang Tài liệu hổ trợ trực tuyến internet ở http://foodcrops.vn http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim

4.      Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm, Hernan Ceballos, Manabu Ishitani 2016. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM419.  Báo cáo công nhận giống sắn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội đồng Giống Quốc gia, Hà Nội. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 về việc công nhận sản xuất thử giống cây trồng mới giống sắn KM419 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

5.      Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai and Reinhardt Howeler 2015. Cassava Conservation and Sustainable Development in Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.). A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the Poor. Proc. 9th Regional Workshop, held in Quangxi, China, 2014. pp. 35-56.

6.      Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Nguyễn Thị Thủy, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, Trương Văn Hộ, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đăng Mãi, Lương Thị Quyết, Hoàng Thị Hiền, Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Peter Vanderzaag, Enrique Chujoi, In Gin Mok, Zhang Dapheng, Yen Fang Ten 2015. Chọn tạo giống sắn, khoai lang thích hợp các vùng sinh thái nông nghiệp Miền Nam (1981-2006). Trong sách: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Kỷ yếu 90 năm thành lập Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (1925-2015) trang 51-52.

7.      Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, R. Howeler, H. Ceballos, Joel J. Wang, Trần Ngọc Ngoạn, Trần Công Khanh, Nguyễn Hữu Hỷ, Nguyễn Thị Thủy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trịnh Phương Loan, Nguyễn Trọng Hiển, Nguyễn Thị Sâm, Trần Thị Dung, Trần Văn Minh, Đào Huy Chiên, Nguyễn Thị Cach, Nguyen Thi Bong, Nguyen Viet Hung, Le Van Luan, Ngo Vi Nghia, Trần Quang Phước và Nguyễn Xuân Thưởng. 2015. Dự án Phát triển Giống Sắn (2001-2005): Nhập nội nguồn gen quý hiếm, bảo tồn tuyển chọn, nhân giống gốc, tập huấn quản lý sắn bền vững. Trong sách: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Kỷ yếu 90 năm thành lập Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (1925-2015), trang 53-54.

8.      Hoàng Kim, 2003. Công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai. Trong sách: Công nghệ giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp, tập 2. GS. Ngô Thế Dân, TS. Lê Hưng Quốc (Chủ biên) trang 95-108.

9.      Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi (Ed.), 2001. Sắn Việt Nam: Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỷ 21. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 230 trang.

10. Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi (Ed.), 1999. Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 260 trang.

11. Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999.  Kết qủa chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-1. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM98-1. Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng 29-31/7/1999. 27 trang.

12. Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi, 1998. Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á, cơ hội và thách thức trước thế kỷ 21. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 270 trang.

13. Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi (Ed.), 1997. Chương trình sắn Việt Nam hướng tới năm 2000. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 270 trang.

14. Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi (Ed.), 1996. Tiến bộ mới trong nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 215 trang.

15. Hoàng Kim, Phạm Văn Biên 1996. Cây Sắn. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 70 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2014/09/ts-hoang-kim-cay-san.html

16. Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Nguyễn Thị Thủy 1990. Chọn tạo giống khoai lang, sắn thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Miền Nam. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Tạp chí hàng tháng khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế; số 9 năm 1990, trang 538-544.

17. Howeler, R.H. and T.M. Aye. 2015.  Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, 2015. Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, Việt Nam. 148 p. (Nguyên tác: Sustainable Management of Cassava in Asia − From Research to Practice. CIAT, Cali, Colombia. 147 p.)

18. Nguyễn Đức Cường, 2009. Kỹ thuật trồng sắn. Nhà Xuất Bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 100 trang.

19. Nguyễn Công Vinh, Mai Thạch Hoành, Trần Thị Tâm, 2002. Quản lý tổng hợp độ phì nhiêu đất để thâm canh sắn. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 76 trang

20. Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng 2015. Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn tại tỉnh Phú Yên. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, kỳ 1– tháng 6/2015, trang 22-29.

21. Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim 2014. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất cây sắn tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn số 3+4/2014, tr.76-84.

22. Trần Ngọc Ngoạn, Reinhardt Howeler, 2003. Kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 80 trang

 

Tiếng Anh

 

1.      Alvarez, E., & Belloti, A. 2012. Practical handbook for managing cassava diseases, pests and nutritional disorders. http://cassavabook.blogspot.com/2017/02/2012-practical-handbook-for-managing.html

2.      CIAT, 2010. A new Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the Poor. Proc. 8 th Regional Workshop, held in Vientiane, Lao PDR. Oct 20-24, 2008

3.      CIAT, 2007. Cassava Research and Development in Asia: Exploring New Opportunities for an Ancient Crop. Proc. 7 th Regional Workshop, held in Bangkok, Thailand. Oct. 28 – Nov. 1, 2002

4.      CIAT, 2000. Cassava’s Potential in the 21st Centery: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in HoChiMinh city, Vietnam, Feb. 21-25, 2000. Howeler R.H. and S.L. Tan (Ed.). Bangkok. Thailand. http://cassavabook.blogspot.com/2017/02/2000-cassava-s-potential-in-asia-in-21.html

5.      CIAT, 1996. Cassava Breeding, Agronomy and Farmer Participatory Research in Asia. Proc. V Asian Cassava Research Workshop held in Hainan, China, Nov. 3-8, 1996. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand. http://cassavabook.blogspot.com/2016/03/1996-cassava-breeding-agronomy-and.html

6.      CIAT 1996. Benchmark study on Cassava Production, Processing and Marketing in Vietnam. Proc. Vietnamese Cassava Workshop held in Hanoi, Vietnam Oct. 29-Nov.1.1992. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand.

7.      Farnworth, C. R., & Jiggins, J. 2003. Participatory plant breeding and gender analysis (No. 4). CIAT. http://cassavabook.blogspot.com/2016/03/2003-participatory-plant-breeding-and.html

8.      Hershey, C. H. 1987. Cassava Breeding: A Multidisciplinary Review: Proceedings of a Workshop Held in the Philippines, 4-7 March 1985. CIAT. http://cassavabook.blogspot.com/2016/03/1985-cassava-breeding-multidisciplinary.html

9.      Hillocks, R. J., Thresh, J. M., & Bellotti, A. (Eds.). 2002. Cassava: biology, production and utilization. CABI. http://cassavabook.blogspot.com/2017/02/2001-rj-hillocks-cassava-biology.html

10. Hoang Kim, K. Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen and Trinh Phuong Loan. 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000.  In: R.H. Howeler and S.L. Tan (Eds.). Cassava’s Potential in the 21st Century: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in Ho Chi Minh city, Vietnam. Feb. 21-25, 2000. pp. 147-160.

11. Hoang Kim, Pham Van Bien, R. H. Howeler (Vietnam), Watana Watananota et al. (Thailand). 2003. A review of cassava in Asia with country case studies on Thailand and Viet Nam. FAO-IFAD-CIAT-CIRAD-IITA-NRI.Volume 3, 184p; FAO Roma, Italy.

12. Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Hoang Kim, M. Ishitani and R. Howeler. 2014. Cassava in Vietnam: production and research: an overview; Pedigree of cassava varieties released in Vietnam; Paper presented at Asia Cassava Research Workshop, hosted by ILCMB- CIAT-VAAS/ AGI, in Hanoi, Vietnam. Nov 3, 2014. 15 p.

13. Howeler, R. H., & Maung Aye, T. 2014. Sustainable management of cassava in Asia: from research to practice. http://cassavabook.blogspot.com/2016/03/2014-sustainable-management-of-cassava.html

14. Howeler, R. 2014. Sustainable soil and crop management of cassava in Asia. A reference manual. CIAT. http://cassavabook.blogspot.com/2016/03/2014-sustainable-soil-and-crop.html

15. Howeler, R. H. 2012. The cassava handbook: a reference manual based on the Asian regional cassava training course, held in Thailand. http://cassavabook.blogspot.com/2017/02/2011-cassava-handbook.html

16. Howeler, R.H. 2010. Cassava in Asia: A potential new green revolution in the making. In: R.H. Howeler (Ed.). A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the Poor.  Proc. Eighth Regional Workshop, held in Vientiane, Lao PDR. Oct 20-24, 2008. pp. 34-64.

17. Howeler, R.H. 2008. Background and general methodology used in the Nippon Foundation Project. In: R.H. Howeler (Ed.).  Integrated Cassava-based Cropping Systems in Asia − Working with Farmers to Enhance Adoption of More Sustainable Production Practices. Proc. Workshop on the Nippon Foundation Cassava Project in Thailand, Vietnam and China, held in Thai Nguyen, Vietnam. Oct 27-31, 2003. pp. 5-32.

18. Howeler, R.H. 2004. Integrated Cassava-based Cropping Systems in Asia: Farming Practices to Enhance Sustainability. End of Project Report − Second Phase of the Nippon Foundation Cassava Project in Asia 1999-2003. CIAT, Cali, Colombia. 120 p.

19. Howeler, R. H. 1995. Cassava Breeding, Agronomy Research and Technology Transfer in Asia: Proceedings of the Fourth Regional Workshop Held in Trivandrum, Kerala, India, Nov 2-6, 1993. CIAT. http://cassavabook.blogspot.com/2017/02/1993-cassava-breeding-agronomy-research.html

20. Howeler, R. H., & Fernandez, F. O. 1985. Nutritional disorders of the cassava plant. http://cassavabook.blogspot.com/2017/02/1985-nutritional-disorders-of-cassava.html

21. Le Huy Ham, Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Reinhardt Howeler 2016. The cassava revolution in Vietnam (Power point and Abstract). In: GXAS- GSCRI-GCRI-CAS- CATAS- GCP 21-III Third Scientific Conference of the Global Cassava Partnership for the 21 Century- ISTRC 17 th Symposium of the International Society for Tropical Root Crops: “Adding value to Root and Tuber Crops”. Proc. WORLD CONGRESS on Root and Tuber Crops, held in NanNinh city, Quangxi, China, Jan. 18-22, 2016.

22. Jones, A. L., & Markham, R. H. 2005. Whitefly and whitefly-borne viruses in the tropics: building a knowledge base for global action (No. 341). P. K. Anderson, & F. J. Morales (Eds.). CIAT. http://cassavabook.blogspot.com/2016/03/2005-whitefly-and-whitefly-borne-virus.html

23. Lozano, J. C., Toro, J. C., Castro Merino, A., Bellotti, A. C., Ceballos, L. F., & Fernandez, F. O. 1984. Selection and preparation of cassava cuttings for planting. http://cassavabook.blogspot.com/2016/03/1984-selectio-and-preparation-of.html

24. Lozano, J. C., Bellotti, A. C., Reyes, J. A., Howeler, R., Leihner, D., & Doll, J. 1981. Field problems in cassava. Centro Internacional de Agricultura Tropical (CIAT). http://cassavabook.blogspot.com/2016/03/1981-field-problems-in-cassava.html

25. Malaysian Agricultural Research and Development Institute (MARDI), International Society for Horticultural Science (ISHS), Food Biopolymer Research Group (FBRG), Universiti Sains Malaysia (USM) 2005. Innovative technologies for commercialization: Concise papers of The Second International Symposium on Sweetpotato and Cassava, 14-17 June 2005, Corus Hotel, Kuala Lumpur, Malaysia.

26. Sanginga, N., & Woomer, P. L. (Eds.). 2009. Integrated soil fertility management in Africa: principles, practices, and developmental process. CIAT. http://cassavabook.blogspot.com/2017/02/2009-integrated-soil-fertility.html

27. Wheatley, C. C. 1989. Conservation of cassava roots in polyethylene bags. CIAT Study Guide 04SC-07.06. Cali, Colombia, CIAT. http://cassavabook.blogspot.com/2017/02/1989-ciat-conservation-of-cassava-roots.html

 

Cây khoai lang

Tiếng Việt

1.      A. R. Braun, người dịch: Nguyễn Văn Đĩnh, Vũ Đình Hòa, 2001. Sâu bệnh chính hại khoai lang và cách phòng trừ. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 79 trang.  http://sachkhoai.blogspot.com/2017/02/2001-r-braun-sau-benh-chinh-hai-khoai.html

2.      Đinh Thế Lộc và CS, 1997. Cây khoai lang. Giáo trình Cây Lương thực, tập 2. ĐHNN I, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3.      Đinh Thế Lộc, 1995. Cây khoai lang. Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4.      Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Thị Trúc Mai 2017. Cây Khoai lang. Trong sách: Cây Lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) Nhà Xuất bản Nông nghiệp (đang in), Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. 298 trang Tài liệu hổ trợ trực tuyến internet ở http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttp://foodcrops.vn 

5.      Nguyễn Viết Hưng, 2010. Giáo trình cây khoai lang.  Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 115 trang. http://sachkhoai.blogspot.com/2017/02/2010-ts-nguyen-viet-hung-giao-trinh-cay.html

 

Tiếng Anh

1.      Ames, T. 1997. Sweetpotato: major pests, diseases, and nutritional disorders. International Potato Center. http://sachkhoai.blogspot.com/2016/05/sweetpotato-major-pests-diseases-and.htmlhttp://caykhoai.blogspot.com/2016/05/sweetpotato-major-pests-diseases-and.html

2.      Kole, C. (Ed.). 2011. Genetics, genomics and breeding of potato. Science Publishers. http://sachkhoai.blogspot.com/2017/02/2011-genetics-genomics-and-breeding-of.html

3.      Taco Bottema, Pham Thanh Binh, Dang Ngoc Ha, Mai Thach Hoanh, Hoang Kim. 1991. Sweet potato in Vietnam, production and markets. CGPRT No.24. Bogor, Indonesia; 113 p

4.      Vreugdenhil, D., Bradshaw, J., Gebhardt, C., Govers, F., Taylor, M. A., MacKerron, D. K., & Ross, H. A. (Eds.). 2011. Potato biology and biotechnology: advances and perspectives. Elsevier. http://sachkhoai.blogspot.com/2016/05/potato-biology-and-biotechnology.html

Số lần xem trang : 16898
Nhập ngày : 20-02-2017
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 10(15-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 10(14-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 10(13-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 10(12-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 10(11-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 10(10-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 10(07-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 10(06-10-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007