Số lần xem
Đang xem 618 Toàn hệ thống 2189 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu
Giống khoai lang Việt Nam phổ biếnHL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả
FOODCROPS. GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM. Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới. Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam. Nguồn gốc và đặc tính nông sinh họcchủ yếu của một số giống khoai lang phổ biến trong sản xuất hiện nay: Giống phổ biến: HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt; Giống bản địa quý, giống tạo thành và giống triển vọng: Chiêm Dâu, khoai Sữa, Khoai Gạo, Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc, Bí Đế,Tự Nhiên, Cực nhanh, KB1, K51,K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, KB1; Kokey 14 (Nhật vàng), Murasa Kimasari (Nhật tím 1), HL284 (Nhật trắng), HL565, HL524, KLC3 …
Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới
Cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) là cây lương thực thực phẩm thích hợp với tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào chuỗi cung ứng giá trị khép kín từ giống tốt đến kỹ thuật trồng, liên kết sản xuất tiêu thụ hiệu quả. Khoai lang ngày nay trên thế giới, là cây lương thực đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, và sắn. Năm 2018, toàn thế giới có 118 nước trồng khoai lang trên tổng diện tích 8,06 triệu ha, trong đó châu Phi chiếm 57,07%, châu Á chiếm 36,72%, châu Mỹ chiếm 4,3%. Năng suất khoai lang bình quân của thế giới năm 2018 là 11,40 tấn/ha, trong đó năng suất khoai lang bình quân của châu Á là 20,53 tấn/ha, châu Mỹ có năng suất bình quân 12,15 tấn/ha, châu Phi năng suất bình quân 5,65 tấn/ha. Sản lượng khoai lang thế giới có xu hướng giảm từ 142,67 triệu tấn năm 2000, xuống còn 91,95 triệu tấn, năm 2018, lý do chính vì cạnh tranh cây trồng. Sản xuất chế biến tiêu thụ khoai lang chưa hiệu quả bằng sắn và một số chuổi cung ứng nông sản hiệu quả khác. Châu Á cung cấp sản lượng khoai lang khoảng 66,03%, châu Phi cung cấp sản lượng khoảng 28,28%.
Hầu hết những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới đều có bộ sưu tập nguồn gen giống khoai lang. Nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là tại Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centro Internacional de la Papa – CIP) với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì từ năm 2005. Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1087 mẫu giống khoai lang loài hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác). Việc duy trì nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoai lang Trung Quốc có diện tích, sản lượng, năng suất cao, chịu lạnh nhưng chất lượng không ngon so với khoai lang của Nhật, Mỹ khi trồng ở Việt Nam. Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai lang có ruột củ màu cam đậm, dẽo và có hương vị thơm để tiêu thụ tươi như một loại rau xanh cao cấp và dùng trong công nghiệp thực phẩm. Mỹ hiện đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng cao giàu protein, vitamin A và có hương vị thơm; ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào trong tạo giống. Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên. Nhược điểm khoai lang Nhật, Mỹ, Trung Quốc khi trồng ở Việt Nam là thời gian sinh trưởng hầu hết đều dài trên 115 ngàykhông thích hợp hiệu quả khi đưa vào các vụ trồng ở Việt Nam. Năm giống khoai lang phổ biến nhất Việt Nam hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt đều vận dụng nguồn gen quý của Nhật, Mỹ, Trung Quốc nhưng đều đã được Việt hóa, lai tạo, tuyển chọn, bồi dục theo định hướng và tiêu chuẩn giống khoai lang tốt Việt Nam (Hoàng Kim và đồng sự 2015, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997)
Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam
Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hoá (trong đó có 344 mẫu do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chuyển đến) Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (FCRI) có 118 mẫu giống, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc năm 2009 có 78 mẫu giống.Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 30 mẫu giống.
Tại các tỉnh phía Bắc, giống khoai lang trồng phổ biến là khoai Hoàng Long, với các giống khác có quy mô hẹp hơn gồm KB1, K51, Tự Nhiên, Chiêm Dâu, Từ năm 1981 đến nay, Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm (FCRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 15 giống khoai lang tốt theo ba hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh, ngắn ngày, thích hợp vụ đông, gồm K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực nhanh. Những giống này chủ yếu được nhập nội từ CIP, Philippines, Trung Quốc, Liên Xô (cũ) trong giai đoạn 1980-1986 và tuyển chọn để tăng vụ khoai lang đông. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi, gồm KL1, KL5, K51. Các giống này phát triển ở giai đoạn 1986-2000 trong chương trình hợp tác với CIP. 3) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon. gồm việc phục tráng và chọn lọc giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003). Hiện nay dân đang quan tâm các giống khoai đặc sản địa phương và khoai chất lượng cao.
Tại các tỉnh phía Nam các giống khoai lang hiên trồng phổ biến là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), HL4, Hoàng Long, Bí Đà Lạt. Những giống bản địa quý, giống tạo thành và nhập nội có triển vọng gồm Murasa kimasari (Nhật tím 1) Kokey 14 (Nhật vàng), Chiêm Dâu, Trùi Sa, Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Khoai Sữa, Khoai Gạo. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (NLU) và Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) từ năm 1981 đến nay đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 7 giống khoai lang có năng suất củ cao, phẩm chất ngon, thích hợp tiêu thụ tươi gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987), HL491, HL518 (1997). Các giống khoai lang chất lượng cao có dạng củ đẹp thuôn láng, được thị trường ưa chuộng có HL518, HL491, Kokey 14, Murasa kimasari. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh những năm 2008 -2011 cũng đánh giá và tuyển chọn 24 giống khoai lang khảo nghiệm toàn cầu trong chương trình hợp tác với CIP và khảo sát các giống khoai lang nhiều dây lá, năng suất bột cao cho hướng chế biến cồn trong chương trình hợp tác với công ty Technova và công ty Toyota Nhật Bản (Hoàng Kim 2008).
Những giống khoai lang phẩm chất ngon được đánh giá và tuyển chọn trong đề tài “Thu thập, khảo sát, so sánh và phục tráng giống khoai lang tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai 2008-2010”. Đây là nội dung hợp tác giữa Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Nông nghiệp Xuân Lôc. Kết quả đề tài là các giống khoai lang tốt HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím được phổ biến rộng rãi hơn trong sản xuất (Hoàng Kim, Trần Ngọc Thùy, Trịnh Việt Nga, Nguyễn Thị Ninh 2009). Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).
Nguồn gốc và đặc tính nông sinh học chủ yếu của một số giống khoai lang
Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)
Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.
HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Chi tiết thông tin về tác giả và minh chứng Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim
Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím)
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.
Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Giống khoai lang HOÀNG LONG
Nguồn gốc giống: Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam. Nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968. Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981(*).
Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình
(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981. 33 pages) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.
Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay chúng tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.
LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG
Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.
Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: 1) Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; 2) Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.
Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang
1. Lựa chọn xác định giống tốt phù hợp
2. Sử dụng giống tốt đạt tiêu chuẩn (tuyển chọn hệ củ giống tốt)
3. Xác định thời vụ trồng và thời gian xuống giống thích hợp
4. Chọn đất và kỹ thuật làm đất phù hợp hiệu quả
5. Bảo đảm mật độ và khoảng cách trồng
6. Bón phân chăm sóc kịp thời theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
7. Chăm sóc, tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho khoai
8. Dặm tỉa làm cỏ kịp thời
9. Phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang
10. Thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, VIETGAP cho cây khoai lang tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh và tiêu thụ khép kín
Giống khoai lang HƯNG LỘC 4 (HL4)
Nguồn gốc giống HL4 là giống khoai lang phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ. Nguồn gốc Việt Nam. HL4 là giống lai [khoai Gạo x Bí Dalat] x Tai Nung 57 do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1987). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1987.
Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 33 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đẹp, lá xanh phân thùy năm khía sâu, dây xanh phủ luống rất gọn, mức độ nhiễm sùng trung bình, nhiễm nhẹ sâu đục dây.
Giống khoai lang Bí Đà Lạt
Nguồn gốc giống Giống khoai lang Bí Đà Lạt hay còn gọi là khoai lang Bí Mật Đà Lạt là giống một giống khoai lang phổ biến bản địa nguồn gốc tại Đà Lạt do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Hoàng Kim Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981.
Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 23 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 25-27%, chất lượng củ luộc dẽo ngọt, tươm mật, độ dẽo hơn độ bột, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam nhạt đến đậm, dạng củ đẹp, dây tím xanh, lá xanh tím hình tim không khía, phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình
Giống khoai lang KOKEY14 (Nhật vàng)
Nguồn gốc giống: Giống Kokey 14 có nguồn gốc Nhật Bản do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1997 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống được tuyển chọn và giới thiệu năm 2002 (Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003), hiện là giống phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ và bán nhiều tại các siêu thị.
Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày. Năng suất củ tươi: 15-34. tấn/ha; tỷ lệ chất khô 29-31%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh, nhiễm nhẹ sùng (Cylas formicariu) và sâu đục dây (Omphisia anastomosalis) virus xoăn lá (feathery mottle virus), bệnh đốm lá (leaf spot: Cercospora sp), bệnh ghẻ (scab) và hà khoai lang (Condorus sp).
Giống khoai lang MURASAKIMASARI (Nhật tím 1)
Nguồn gốc: Giống Murasa Kimasari có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống dài ngày .120 ngày được tuyển chọn dòng poly cross và giới thiệu năm 2002.(Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003) hiện được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bán tại các chợ đầu mối và siêu thị.
Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày. Năng suất củ tươi: 10-22. tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây.
Giống khoai lang HL284 (Nhật trắng)
Nguồn gốc giống HL284 thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột. Nguồn gốc AVRDC (Đài Loan) /Japan. Giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm 2000.
Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 90-105 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 29 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 28-31%, chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẽo, vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.
Giống khoai lang KB1
Giống khoai lang KB1
Nguồn gốc giống: KB1 là giống khoai lang hiện đang phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giống do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn và giới thiệu (Vũ Văn Chè, 2004). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận giống năm 2004.
Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 95 -100 ngày. Năng suất củ tươi 22 – 32 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-29%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.
GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM thông tin kỳ này gồm các nội dung chính Giống khoai lang Việt Nam phổ biến HL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả .VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/ nhằm mục đích đúc kết, giới thiệu các thành tựu, bài học, mô hình thực tiễn thành công của các sản phẩm nông sản Việt dựa trên thực tế người thật, việc thật sản xuất nghiên cứu, nền tảng khoa học và công nghệ bền vững. Chuyên mục này liên kết Nông sản Việt https://www.csruniversal.org/; Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), gắn kết diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm
Anh Vũ Thành Trungtrung.vuthanh@outlook.com hỏi. Tiến sĩ Hoàng Kim giảng viên chính Cây Lương thực Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trả lời
Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, Em đang thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu sản phẩm pet foods từ khoai lang..Hiện nay có 2 loại khoai lang dẻo em đang quan tâm là khoai lang Cao Sản và Khoai lang Nhật (đỏ và tím). Mong Thầy giúp đỡ cho em định danh khoa học của loai khoai cao sản và khoai Nhật trồng phổ biến ở Việt Nam để em có thể làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ. Ngoài ra, Thầy cho em hỏi có công trình nghiên cứu sấy dẻo khoai lang nào hiện đang được thực hiện ở Việt Nam không? Có qui trình và máy sản xuất không?
Trả lời: Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủng loại giống, thích hợp với từng vúng, từng vụ, từng loại đất và từng mục tiêu canh tác, sử dụng khác nhau, với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang phẩm chất ngon, năng suất cao, được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua và hiện nay là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long
GIỐNG KHOAI LANG HL518(NHẬT ĐỎ)
Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.
Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Sự canh tác cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.
Nguồn gốc di truyền: HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim
GIỐNG KHOAI LANGHL491 (NHẬT TÍM)
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam.
Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).
GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG
Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) Xem tiếp >>
CHỌNGIỐNGSẮN VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long,Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Việt Hưng, Trần Công Khanh(Bài tổng hợp dùng để giảng dạy sắn trong nhà trường và làm tài liệu khuyến nông)
Giống sắn KM419
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).
+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .
Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh.
Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố, trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay” .
Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiểm trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay.
Giống sắn KM 94
Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010), năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2019 chiếm khoảng 37% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam
Giống KM94 có đặc điểm:
+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá
+ Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .
Giống sắn KM 140
Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống KM140 được Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho phép sản xuất thử trên toàn quốc (Quyết định số 3468/ QĐ- BNN- TT, ngày 05/ 11/ 2007) và công nhận chính thức tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65. 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 0714-10-10-00.và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTECH năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, năm 2010 trồng trên 150.000 ha; hiện là giống phổ biến.
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94
Giống sắn KM 98-5
Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 Giống KM98-5 được trồng tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, năm 2010 trồng trên 100.000 ha; hiện là giống phổ biến..
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
Giống sắn KM98-1
Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= giống sắn KU 72 của Thái Lan hình trên, nhưng việc lựa chọn giống bố mẹ, lai tạo và chọn dòng thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến..
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94
Giống sắn SM 937-26
Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 98/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995.. Giống SM937-26 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến.
Đặc điểm giống:
+ Thân nâu đỏ, thẳng, không phân nhánh
+ Năng suất củ tươi: 32,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 37,9%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,9%.
+ Năng suất bột : 9,4 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 61 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Vỏ củ dày và cứng hơn KM94
MƯỜI KỸ THUẬT THÂM CANH SẮN
Hoàng Kim HỏI: “Mười kỹ thuật thâm canh sắn”, tài liệu tham khảo chính ở đâu?.Trả lời:“Mười kỹ thuật thâm canh sắn”, tài liệu bài giảng ban đầu tại “Cây Lương thưc Việt Nam” (Hoàng Kim 2012) trích dẫn ở CÂY LƯƠNG THỰC “Mười kỹ thuật thâm canh sắn“, đường dẫn tại http://cayluongthuc.blogspot.com/2012/07/muoi-ky-thuat-tham-canh-san.html. Bài viết này được dẫn lại để giúp nhận diện giống sắn và hoàn thiện tiếp “Mười kỹ thuật thâm canh sắn” xây dựng quy trình canh tác sắn thích hợp bền vững cho từng vùng sinh thái.
CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM . Mười kỹ thuật thâm canh sắn (Hoàng Kim 2012): 1) Sử dụng các giống sắn tốt có năng suất sắn lát khô và năng suất bột cao; 2 Hom giống sắn, bảo quản cây giống và kỹ thuật trồng; 3. Thời vụ trồng; 4. Đất sắn và kỹ thuật làm đất; 5. Dinh dưỡng khoáng và bón phân cho sắn; 6. Khoảng cách và mật độ trồng; 7. Trồng xen; 8. Chăm sóc và làm cỏ; 9. Phòng trừ sâu bệnh; 10. Thu hoạch, chế biến, kinh doanh khép kín
1. Sử dụng các giống sắn tốt có năng suất sắn lát khô và năng suất bột cao Những giống sắn phổ biến ở Việt Namnăm 2012 là KM94 & KM419, KM140, KM98-5, KM98- 1, SM937-26, với tỷ lệ tương ứng 75,54%, 5,4%, 4,50%, 3,24%, 2,70%, của tổng diện tích sắn thu hoạch toàn quốc 496,20 nghìn ha, năng suất bình quân 17,1 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 8,52 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2012). Các giống sắn mới triển vọng năm 2012 được Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) khảo nghiệm rộng, có các giống sắn tốt tiêu biểu được nông dân chấp nhận và phát triển rộng trong sản xuất là KM419, KM440, KM414, KM397, KM325… Đặc biệt là giống KM419 (sắn siêu bột Nông Lâm, sắn siêu cao sản Nông Lâm, sắn giống, sắn cút lùn) đang tăng rất nhanh. Những giống sắn mới có ưu điểm năng suất cao, cây thấp gọn dễ trồng dày, ngắn ngày, ít bệnh nên nông dân đã nhạy bén mua giống chuyển đổi, thay bớt diện tích giống sắn chủ lực KM94 có năng suất cao ổn định, nhiều bột nhưng cây cao tán rộng khó trồng dày, dài ngày và bị nhiễm bệnh chồi rồng.
1.1 Nguồn gốc, đặc điểm của bảy giống sắn mới triển vọng
Giống sắn KM419 Nguồn gốc:KM419là con lai của tổ hợp lai KM98-5 x BKA900 do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu Giống KM419 đã được tỉnh Tây Ninh tổ chức trồng rộng rãi từ năm 2009 (Hoàng Kim, Cao Xuân Tai, Nguyễn Phương, Trần Công Khanh, Hoàng Long. 2009. “Tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép nhập nội từ CIAT”. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số đề tài: B2007-12-45; Thời gian thực hiện 1/2007-12/2008. Nghiệm thu đề tài tháng 10/2009). Giống mẹ KM98-5 là giống sắn tốt đã được tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh cho phép mở rộng sản xuất năm 2002, 2005 và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009 (Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv, 2002, 2005, 2007, 2009 ). Giống bố BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. Giống sắn lai KM419 do kết hợp được nhiều đặc tính tốt của cha mẹ, dẫn đầu năng suất hầu hết các thí nghiệm (Hoang Kim, Nguyen Van Bo Nguyen Phuong, Hoang Long, Tran Cong Khanh, Nguyen Van Hien, Hernan Ceballos, Rod Leproy, Keith Fahrney, Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye 2011. Current situation of cassava in Vietnam and the breeding of improved cultivars. In A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit the Poor, 8th Asian Cassava Research Workshop October 20 – 24, 2008 in Vientiane, Lao PDR)
Đặc điểm giống: KM419 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh năng suất củ tươi 40,2 đến 54,8 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 28,2 -29%..
Giống sắn KM419 hiện được nông dân rất ưa chuộng, nhân nhanh trong sản xuất tại Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước,… và Cămpuchia, với các tên gọi: Khoai mì giống siêu bột KM419; Mì siêu cao sản Nông Lâm, Mì “cút lùn” Nông Lâm (để phân biệt với giống sắn phổ biến KM94 = KU50 = MKUC 29-77-3 là “cút cao” ngọn tím, cây cao, cong ở gốc, khó tăng mật độ trồng và hiện bị nhiễm bệnh chồi rồng.
Giống sắn KM440
Nguồn gốc: KM440 là giống sắn KM94 chiếu xạ hạt giống KM94 bằng tia Gamma nguồn Co 60, thực hiện trên 24.000 hạt sắn KM94 đã qua tuyển chọn đơn bội kép do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) chủ trì chọn tạo giống (Hoàng Kim, Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt, và ctv 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004) sau đó tiếp tục cải tiến giống bằng phương pháp tạo dòng đơn bội kép (Hoàng Kim và ctv 2009)
Đặc điểm giống: KM440 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất củ tươi 40,5 đến 53,1 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 27,0 -28,9%,. giống ngắn ngày, thời gian giữ bột sớm hơn KM94.
Giống sắn KM397 Nguồn gốc: KM397 là con lai của KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Trần Ngọc Quyền và ctv, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.
Đặc điểm giống: KM397có thân nâu tím, thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh; lá xanh thẫm, ngọn xanh, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, thích hợp xắt lát phơi khô và làm bột. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi 33,0 – 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 – 29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 – 44,3%, năng suất tinh bột 9,2- 13,5 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 13,8 – 17,6 tấn/ ha. chỉ số thu hoạch 60 – 63,0%. Giống sắn KM397 chịu khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94.
Giống sắn KM444 Nguồn gốc:KM444 còn có các tên khác là HL2004-28 và SVN7 do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn ban đầu từ tổ hợp lai (GM444-2 x GM444-2) x XVP của nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) lai hữu tính năm 2003.
Đặc điểm giống: KM444có gốc thân hơi cong, phân cành cao. Lá màu xanh đậm, ngọn xanh nhạt. Dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng. Đặc điểm nổi bật của giống KM444 là rất ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất củ tươi đạt 37,5 – 48,3 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt 28,3- 29,2%.
Giống sắn KM414 Nguồn gốc: KM414 là con lai của tổ hợp KM146-7-2 x KM143-8-1, chính là tổ hợp lai kép (KM98-5 x KM98-5) x (KM98-1 x KM98-1) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm năm 2003 (Hoàng Kim và ctv, 2009). Hai giống sắn KM98-1 và KM98-5 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT lần lượt công nhận giống năm 1999 và 2009 (Hoàng Kim và ctv, 1999; Trần Công Khanh và ctv, 2005). Giống sắn lai KM414 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ KM98-1 và KM98-5. Hai tổ hợp lai thuận nghịch kết quả chọn được hai đầu dòng (elite clone) KM414a (KM98-1 làm mẹ) và KM414b (KM98-5 làm mẹ)
Đặc điểm giống: KM414 hiện có KM414a (trên) và KM414b (dưới). Giống sắn KM414a người dân Tây Ninh thích giữ lại vì có nhiều đặc tính tốt: thích hợp làm sắn lát khô và làm bột. thân màu xám trắng, phân cành cao, lá xanh, ngọn xanh, củ to và đồng đều nhưng dạng củ không đều bằng giống KM419, Năng suất củ tươi đạt 42,3 đến 52,3 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 27,8 đến 29,5%.
Giống sắn KM414b có lá dạng hình lá tre tương tự giống KM325 nhưng dạng thân và dạng củ khác biệt rõ (hình). Giống sắn KM419b được nông dân Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai ưa thích giữ lại qua các khảo nghiệm giống tác giả vì giống KM414b chín sớm năng suất cao thân màu xanh nâu (phân biệt rõ với KM325 thân xám đậm), ít phân cành, lá xanh, ngọn xanh, phân thùy sâu, củ to nhưng dạng củ không đều bằng giống KM419, Năng suất củ tươi đạt 44,3 đến 50,0 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 26,8 đến 28,3%.
Giống sắn KM325 Nguồn gốc: KM325 là kết quả chọn dòng tự phối đời ba của tổ hợp lai SC5 x SC5 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và khảo nghiệm. Giống sắn SC5 do Học Viện Cây trồng Nhiệt Đới Nam Trung Quốc (SCATC) chọn từ tổ hợp lai ZM8625 x SC8013 công nhận giống quốc gia năm 2000. Hom giống được nhập nội vào Việt Nam từ Viện Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây (GSCRI) năm 2002. SC8013 có nguồn gốc từ SC205 là giống sắn phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay.
Đặc điểm giống: KM325 có thân nâu xám, nhặt mắt, phân nhánh cấp 1, lá xanh đậm, xẻ thùy sâu, ngọn xanh, củ hình dạng đẹp, đều; thịt củ màu trắng (dân gọi KM325 là Sắn Lá Tre xanh phân biệt với SC205 là Sắn Lá Tre cọng đỏ).
KM325 đạt năng suất củ tươi 27,0 -58,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 26,2 – 27,6 %, tỷ lệ sắn lát khô 37,8 %, năng suất sắn lát khô 15,3 – 17,2 tấn/ha, nhiễm sâu bệnh nhẹ, chịu thâm canh, thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám Đông Nam Bộ, nhược điểm là hàm lượng tinh bột thấp và chất lượng cây giống không tốt bằng KM94, KM140.
Giống sắn KM228 Nguồn gốc: KM228 có tên khác là SVN4 và gần gũi nguồn gốc di truyền với KM440. Giống sắn KM228 là dòng đột biến chọn lọc từ hạt giống sắn KM94 đã qua chiếu xạ bằng nguồn Coban 60 trên hạt sắn khô do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam tạo chọn và khảo nghiệm. Giống sắn KM94 đã được trồng thuần cách ly và thu được trên 24.000 hạt sắn khô, chuyển 4000 hạt cho CIAT, 4000 hạt cho Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam và 16.000 hạt sử dụng để chiếu xạ đột biến lý học, nguồn Co 60 trên hạt sắn khô và hạt sắn ướt mọc mầm với 5 liều lượng chiếu xạ trên, dưới 6Kr và 5 thời gian chiếu xạ ngưỡng thích hợp. Kết quả tuyển chọn đã xác đình được giống sắn KM228 sau này tiếp tục tạo dòng sắn đơn bội kép hai chu kỳ KM440 (KM440-1, KM440-2, KM440-3, … KM440-18), ***.( Xem thêm: Hoàng Kim; Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt, Hernan Ceballos, Phan Ngô Hoang, Ngô Vi Nghĩa, Tầng Phú An, Nguyễn Thị Thủy, Phan Thị Yến Nhi, Phạm Danh Tướng 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Tài liệu báo cáo nghiệm thu đề tài (loại xuất sắc). Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004. 27 trang; Hoang Kim, Cao Xuan Tai, Nguyen Phuong, Tran Cong Khanh, Hoang Long. (2009). The selection of cassava doubled haploid (DH) lines derived from CIAT. MOET Project code B2007-12-45, Ho Chi Minh city 2009, 122 pages (by Vietnamese and English Summary).
Giống sắn HB60* (KM390) Nguồn gốc: HB60* tên khác KM390 do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chọn tạo và khảo nghiệm. KM390 là kết quả chọn dòng tự phối đời ba từ tổ hợp lai HB60 x HB60 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT. Hom giống HB60 được nhập nội từ Trường Đại học Karsetsart (KU) Thái Lan vào Việt Nam năm 2002. Giống HB60 do Trường Đại học Karsetsart Thái Lan chọn tạo từ R5 x KU50 công nhận giống năm 2003.
Đặc điểm giống: HB60* (KM390) có thân nâu xám, ít phân nhánh, lá xanh, ngọn xanh; thịt củ màu trắng, tai lá rõ. Thời gian thu hoạch 8 -10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi khảo nghiệm tại Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước đạt 33,0 – 40,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,0- 27,9 %, tỷ lệ sắn lát khô 38,2 %, năng suất sắn lát khô 12,0 tấn/ha. Giống sắn HB60* (KM390) thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám vùng Đông Nam Bộ, nhiễm nhiều bệnh đốm nâu lá.
1.2 Nguồn gốc, đặc điểm của năm giống sắn chủ lực trong sản xuất Giống sắn KM 140 Nguồn gốc: Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 2009 trên toàn quốc và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, Năm 2012 ước trồng trên 150.000 ha.
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94
Giống sắn KM 98-5
Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, hiện ước trồng trên 100.000 ha.
Đặc điểm giống: + Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
Giống sắn KM98-1
Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= Rayong 72) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, hiện trồng trên 20.000 ha.
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94
Giống sắn SM 937-26 Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, Năm 2012 trồng trên 20.000 ha.
Đặc điểm giống:
+ Thân nâu đỏ, thẳng, không phân nhánh
+ Năng suất củ tươi: 32,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 37,9%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,9%.
+ Năng suất bột : 9,4 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 61 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Vỏ củ dày và cứng hơn KM94
Giống sắn KM 94 Nguồn gốc: Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn toàn quốc.
Đặc điểm giống: + Thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh chồi rồng và bệnh cháy lá.
2. Hom giống sắn, bảo quản cây giống và kỹ thuật trồng Xem tiếp >>
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long Hoàng Kim
Nhớ ai vừng đông vừa rạng
Ước dòng tin nhắn đầu tiên
Hương đất thơm mùi ruộng cấy
Phương xa vời vợi bạn hiền
Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê vằng vặc Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim
QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á Từ Nghiên cứu đến Thực hành là sách sắn được viết bởi Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye. Người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai , Nguyễn Bạch Mai. Nguyên bản tiếng Anh: Sustainable management of cassava in asia-From research to practice/ Reinhatdt Howeler and Tin Maung Aye. -Cali, CO: Centro Internacional de Agricultura Tropical (CIAT), 2015, 148 trang, (CIAT Publication No. 396) chỉ số xuất bản ISBN 978-958-694-136-5, Bản tiếng Việt CIAT VAAS The Nippon Foundation Nhà xuất bản thông tấn 2015. Sách không bán. Chỉ số xuất bản 9786049450471 Tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT giới thiệu: (trích) ” Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.”. Được sự đồng ý của tác giả, tài liệu sách sắn mới này được giới thiệu song ngữ Anh Việt lần lượt tại trang Quản lý bền vững sắn châu Á chuyên mục Khoa học Cây trồng http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimvà www.hoangkimlong.wordpress.com chuyên mục cùng tên Quản lý bền vững sắn châu Á
SUSTAINABLE MANAGEMENT OF CASSAVA IN ASIA
From Research to Practice
By Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye
FOREWORD
Cassava is one of the most popular crops in Asia’s uplands for its flexibility in cropping systems, its ability to produce well in challenging conditions and for its multiple uses – providing food, animal feed, and income to support farming families. But although cassava has a reputation as an easy crop to grow, it requires good management in order to get good yields year after year, while protecting the soil and water resources.
The world of agriculture is changing quickly, and cassava is not immune to this change. On the one hand, the market for cassava and cassava products is growing in several Asian countries, with the potential to become more lucrative. Many new, higher yielding varieties are available for farmers to use, and their knowledge about crop and soil management has grown steadily.
Yet at the same time, pests and diseases are growing in importance and can often impact yields. Their control requires very good knowledge and careful integrated management practices. There are many options for managing soil preparation, planting density, weeds and harvesting. The production of high-quality planting material (stakes or seed) is a kind of invisible benefit that is often not fully appreciated by growers, and understanding and implementing the inputs and practices that contribute to long-term optimized productivity is fundamental to a cassava farmer’s success. For example, soil fertility management is the core practice for long-term success for many cassava farmers.
But the right combination of practices will be specific for each farm. Farmers who grow cassava often do not have easy access to good information on best management practices. In most countries, the extension systems for providing technical advice to cassava farmers are non‑existent or not as well developed as for rice or maize, for example. The experts, charged with providing that advice – usually extension agents, sales representatives of companies providing inputs, such as fertilizer or pesticides, or the technical outreach staff of processing companies – typically work with many crops and many farmers, or may have a commercial interest in advice that motivates the purchase of specific products or services. Most technologies developed for cassava are designed to be environmentally friendly, that is, they do not rely on high inputs of chemicals or destructive practices. It is important that technologies that are disseminated and promoted take full advantage of this concern for the environment.
This book aims to provide well-founded and unbiased information on managing the cassava crop for maximum profitability and household well-being, while protecting the soil for long-term sustainability. It is based on the experience and research results from many decades, especially in Asia but also in Africa and Latin America. Much of the information was developed by the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) – with headquarters in Cali, Colombia, and a regional office for Asia, previously in Bangkok, Thailand, and currently in Hanoi, Vietnam – and partner institutions throughout the region. These partners are mentioned throughout the manual in discussion of the relevant experiments or technologies. Many farmers themselves participated in developing research ideas and solutions through a process of Farmer Participatory Research (FPR). This has been a key part of assuring the practical relevance of the results.
The book is designed both for those who provide advice directly to farmers, as well as the teachers who train students to become extension agents, agronomists, or industry representatives. It can also serve to provide advice and information directly to well-informed farmers, who can understand some of the more technical information and apply it for their own needs and conditions. No manual can provide detailed advice at the individual farm level, but it will give good guidance for extension agents and others who work with farming communities to adjust and adapt to specific needs. We invite national partners to use this manual freely to develop additional material for local training and extension purposes.
The authors of this book, Drs. Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye, have worked extensively with a broad range of partners, on experiment stations and on farmer fields across the region. The work summarized in this manual represents the best available advice from more than 50 years of combined research experience and work with farmers to understand their real-life challenges and opportunities.
This manual would not have been possible without the support of the Nippon Foundation. This support involved more than two decades of funding for research, training, and network development activities throughout Southeast Asia. CIAT gratefully acknowledges the key role of the Nippon Foundation, both in the research initiatives that developed the information included in this manual, and the support to write, translate, and produce it.
CIAT’s Cassava Program is pleased to present this manual for use in managing cassava production systems that will optimize the short- and long-term benefits for farmers who grow the crop, while protecting the environment.
Clair Hershey
Leader, CIAT Cassava Program
Bản dịch tiếng Việt:
QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ Nghiên cứu đến Thực hành
Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye
Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai
LỜI NÓI ĐẦU
Sắn là một trong những loại cây trồng thích nghi vùng cao phổ biến nhất ở châu Á vì tính linh hoạt của nó trong hệ thống cây trồng, khả năng sản xuất thuận lợi trong điều kiện khó khăn và tính đa dụng cung cấp thực phẩm, thức ăn gia súc, nguồn thu nhập cho hộ nông dân. Mặc dù sắn có tiếng là cây dễ trồng, nó vẫn đòi hỏi phải quản lý tốt để có được năng suất cao qua các năm, đi đôi việc bảo vệ nguồn đất và nước.Thế giới nông nghiệp đang chuyển đổi một cách nhanh chóng và cây sắn cũng không tránh khỏi sự thay đổi này. Một mặt, thị trường sắn và sản phẩm sắn đang tăng trưởng ở một số nước châu Á với khả năng thu lợi nhiều hơn từ cây này. Nhiều giống sắn mới năng suất cao là có giá trị đối với hệ thống sản xuất và sự hiểu biết về quản lý đất và cây trồng tối ưu đã được tăng đều đặn. Đồng thời, vấn đề sâu bệnh cũng trở nên quan trọng và thường ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng. Kiểm soát chúng đòi hỏi kiến thức tốt và quản lý cẩn thận. Có nhiều lựa chọn trong hoạt động quản lý cây trồng như chuẩn bị đất, mật độ trồng, quản lý cỏ dại và các công cụ thu hoạch. Việc sản xuất cây giống chất lượng cao (hom và hạt giống) có lợi thế tiềm năng mà thường không được đánh giá đầy đủ bởi người trồng sắn. Quản lý độ phì đất là thực hành cốt lõi mang lại thành công lâu dài cho nhiều nông dân trồng sắn. Hiểu biết thấu đáo các yếu tố đầu vào và thực hiện những điều đó góp phần tối ưu hóa năng suất, về lâu dài là nền tảng thành công của một người nông dân trồng sắn.
Nhưng kết hợp đúng thực tiễn cần được cụ thể cho mỗi trang trại. Những người nông dân trồng sắn thường không dễ tiếp cận thông tin chuẩn mực về thực hành quản lý tốt nhất. Ở hầu hết các nước, hệ thống khuyến nông cung cấp tư vấn kỹ thuật cho người nông dân trồng sắn không phát triển như đối với cây lúa hoặc cây ngô và thỉnh thoảng còn không có. Các chuyên gia tư vấn thường là cán bộ khuyến nông, các đại diện bán hàng của công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào như phân bón hay thuốc trừ sâu, hay các chuyên viên kỹ thuật của các công ty chế biến. Họ thường làm việc với nhiều loại cây trồng và nhiều nông dân, hoặc có thể có các lợi ích thương mại với động cơ mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Hầu hết các công nghệ được phát triển cho sắn được thiết kế thân thiện môi trường, nghĩa là không phụ thuộc vào đầu vào cao của hóa chất hoặc các thực hành bất lợi. Điều quan trọng là công nghệ được phổ biến và phát huy tận dụng mối quan tâm đối với môi trường.
Cuốn sách này nhằm mục đích cung cấp thông tin có cơ sở tốt về quản lý cây sắn để nông hộ thu lợi tối đa và phát triển tốt hơn trong khi vẫn bảo tồn độ phì nhiêu của đất và phát triển bền vững lâu dài. Nó được dựa trên những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu từ nhiều thập kỷ qua, đặc biệt không chỉ ở châu Á mà còn ở châu Phi và châu Mỹ Latinh. Rất nhiều thông tin được phát triển bởi sự tham gia làm việc giữa Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) – có trụ sở ở Cali, Colombia, và một văn phòng khu vực châu Á, trước đây đặt ở Bangkok, Thái Lan và hiện nay đang đặt ở Hà Nội, Việt Nam – với các tổ chức đối tác trong khu vực. Các đối tác này được đề cập trong tài liệu thông qua hướng dẫn thảo luận các thí nghiệm hoặc công nghệ liên quan. Nhiều nông dân tham gia phát triển ý tưởng và giải pháp trong chương trình nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR). Đây là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự phù hợp thực tế của các kết quả.
Cuốn sách được thiết kế cho những người cung cấp tư vấn trực tiếp đến nông dân, cũng như các giáo viên, nhà nông học, sinh viên, cán bộ khuyến nông, đại lý nông sản và công nghiệp chế biến cùng những ai quan tâm đến quản lý đất và cây trồng bền vững đối với sắn ở châu Á. Sách cũng được dùng để cung cấp thông tin tư vấn trực tiếp đến nông dân, những người hiểu biết kỹ thuật canh tác sắn để vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Tuy sách chưa có hướng dẩn chi tiết tại trang trại cá nhân nhưng nó là cẩm nang hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông và những người làm việc với cộng đồng nông dân để điều chỉnh thích hợp với nhu cầu cụ thể. Chúng tôi mời các đối tác quốc gia sử dụng hướng dẫn này một cách tự do để phát triển các tài liệu bổ sung cho mục đích đào tạo và khuyến nông địa phương.
Các tác giả cuốn sách này là tiến sĩ Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye đã làm việc rộng khắp với một loạt các đối tác, các trạm thí nghiệm và trên đồng ruộng của nông dân. Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.
Sách hướng dẫn này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của quỹ Nippon. Những gắn bó hơn hai thập kỷ hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phát triển mạng lưới trên khắp Đông Nam Á. CIAT trân trọng cảm ơn vai trò quan trọng của Quỹ Nippon trong các sáng kiến nghiên cứu phát triển thông tin bao gồm hướng dẫn này, cũng như hỗ trợ biên dịch và sản xuất tài liệu hướng dẫn.
Chương trình sắn CIAT hân hạnh giới thiệu hướng dẫn này để sử dụng trong việc quản lý hệ thống sản xuất trồng sắn nhằm tối ưu hóa lợi ích ngắn và dài hạn cho nông dân cũng như để bảo vệ môi trường.
Clair Hershey
GẠO VIỆT CHẤT LƯỢNG VÀ THƯƠNG HIỆU
Hoàng Kim
Sáng 21 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Tuy Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên và các đơn vị tổ chức Hội nghị giới thiệu các giống lúa mới GSR65, GSR90, … mở rộng trong sản xuất. xem tiếp hoangkimlong.wordpress.com/2018/04/21/gao-viet-chat-luong-va-thuong-hieu-4/
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Hỏi: Kính gửi Thầy Tiến sĩ Hoàng Kim, Em là Dương Ngọc Văn Long, 26 tuổi, đang làm nhân viên tại một công ty Nhật, chuyên về xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Nhật. Vì công ty đang tiến hành dự án xuất khẩu các giống khoai lang Nhật đỏ (HL518 ) sang thị trường Nhật nên cần một số thông tin thêm để giải thích cho khách hàng bên Nhật mà em tìm hoài trên mạng lại không có thông tin. Em mong Thầy giúp ý kiến và lời khuyên... (Giống khoai lang HL518 ở Gia Lai, ảnh nguồn: Nguyễn Thị Hoa 2015) xem tiếp...
Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Hai bộ sách: Nguyễn Văn Luật (chủ biên), xuất bản lần đầu năm 2001, 2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, và Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này.
“Con đường lúa gạo Việt Nam” là chùm bài lược thuật về các dâng hiến lặng lẽ của một số nhà nông học, nhà giáo và nông dân giỏi nghề nông. Họ gắn bó cuộc đời với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, và những sinh viên, học viên nghề nông để làm ra những hạt gạo ngon hơn, tốt hơn cho bát cơm của người dân. Tập tài liệu nhỏ này mục đích nhằm kể lại những mẫu chuyện đời thường nghề nông cho các em sinh viên đọc thêm ngoài giờ học chính.
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Nam Bộ Việt Nam, quê hương của nhà bác học nông dân Lương Định Của, là nơi con đường lúa gạo Việt Nam khởi phát và tỏa rộng, là nơi mở đầu cho chùm bài viết này. Về miền Tây “Sao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không?” (thơ Hoàng Kim).
Tiến sĩ Joe Tohme, tiến sĩ Reinhardt Howeler, tiến sĩ Chareinsuk Rojanaridpiched và tiến sĩ Claude Fauquet. Những bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á. (Ảnh:CIAT blog) Chúc mừng từ Việt Nam đến những bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á. GreetingsfromVietnamtothegoodfriendofcassava farmersin Asia.
Danh dự cho những đóng góp lớn an ninh lương thực ở Đông Nam Á. (xem tiếp...)
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Thông tin Cây Lương thực Toàn cầu tháng 9 năm 2015 (Food Crops News 275). Chuyên trang thu thập, tuyển chọn thông tin Cây Lương thực giùm bạn và giúp bạn luyện học tiếng Anh nông nghiệp chuyên ngành. xem tiếp..
www.foodcrops.vn GSTS. Nguyễn Văn Luật. Sản xuất kinh doanh nông nghiệp năm qua ở nước ta đạt nhiều thành tựu rất đáng mừng: nói chung các chỉ tiêu đều tăng trưởng, đặc biệt có mặt hàng xuất siêu. Sản xuất lúa năm 2014 tuy diện tích giảm gần 100 ha so với năm 2013, nhưng năng suất tăng nên sản lượng tăng gần 1 triệu tấn thóc, đạt 45 triệu tấn, trong đó ĐBSCL đạt 23,3 triệu tấn và đóng góp chính vào lượng gạo xuất khẩu ổn định khoảng 7 triệu tấn! Điều này đã thể hiện ở báo cáo của Bộ trưởng Cao Đức Phát trong cuộc gặp mặt mừng năm mới 2015 với cán bộ lãnh đạo ngành về hưu và Anh hùng Lao động. Bộ trưởng rất phấn chấn và còn lên sân khấu cùng hát chia vui với đại biểu! Tuy nhiên, Bộ trưởng không quên nhắc nhở: "Điều quan trọng không phải là số lượng nông sản của chúng ta đứng nhất nhì thế giới, cái chính là nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân”.
DẠY VÀ HỌC PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là nhà giáo, nhà nông học chọn tạo giống lúa lai nổi tiếng của Việt Nam với thành tựu nổi bật là đã nghiên cứu tạo chọn và phát triển giống lúa lai hai dòng TH3-3 cùng với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lúa lai được công nhận năm 2005, được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận. Sau TH3-3 là TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm. Những giống lúa mới này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, tạo nên bước đột phá mới cho công nghệ sản xuất lúa lai ở Việt Nam. Sự kết nối sản xuất giống lúa lai từ Viện Trường tới các Công ty Giống Cây trồng Nông nghiệp địa phương đã mở ra những vùng sản xuất hạt giống lúa lai rộng lớn, từ miền núi phía Bắc đến đồng bằng, miền Trung và Tây Nguyên, tạo công việc làm và thu nhập tốt hơn cho hàng vạn lao động nông nghiệp. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đã nói những lời tâm huyết: “Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt... Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học …”. Dưới đây là toàn văn Bài phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII của PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, xem tiếp...
FOOD CROPS.Thanh Điểm thanhdiem85@gmail.com hỏi: Cho em hỏi giống sắn KM 140, KM227 và SM2075-18 có nguồn gốc như thế nào và đặc điểm nông sinh học của chúng?. Em có thể xin tài liệu liên quan đến chúng được không? Em xin cảm ơn nhiều! TS. Hoàng Kim trả lời :
DẠY VÀ HỌC. Trao đổi về hình tượng người già làng Bahnar trãi qua nhiều nhiệm kỳ quản lý thôn bản sau lại thanh thản trở về ruộng rẫy một cách thung dung. Giáo sư Kiyoshi Matuda của Trường Đại học Joho ở Tokyo cho rằng trở về với thiên nhiên trong lành là nét đẹp văn hóa thuần phác. Trong Hội thảo "Nghiên cứu tổng quát về môi trường văn hóa và thông tin châu Á" năm 2004 giáo sư đã từng nói: "Nước Nhật đã mất sáu mươi năm để tạo dựng nên sự phồn vinh của ngày hôm nay nhưng có lẽ phải cần đến một trăm năm để khôi phục lại những giá trị ban đầu của mình.". Tôi tâm đắc với quan điểm của giáo sư khi chứng kiến người Nhật đối mặt với hiểm họa động đất sóng thần và sự cố điện hạt nhân với một bản lĩnh phi thường. Đó là Người Nhật với nét đẹp văn hóa. Việt Nam là một nước văn hiến. Nếp nhà và nét đẹp văn hóa Việt Nam có trong tinh hoa bản sắc dân tộc. Hướng phát triển Tây Nguyên bền vững là cân bằng giũa phát triển kinh tế và văn hóa. Đây là điểm nhấn quan trọng của tác phẩm"The Economic, Cultural and Social Lìe ò Bahnar People Sútainable Development" (Phát triển bền vững kinh tế, Văn hóa và Đời sống Xã hội người Bahnar). Sách do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn giới thiệu. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ấn bản và giới thiệu tháng 6 năm 2012.(xem tiếp)
DẠY VÀ HỌC. Đất rừng Tây Nguyên đang chuyển đổi nhanh chóng thành đất trồng cà phê, cao su và sắn. Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên hiện đã thành vùng cao su, cà phê chủ yếu trong tổng diện tích cao su của cả nước năm 2010 là 740.000 ha và diện tích cà phê hơn 550.000 ha. Sản lượng sắn Tây Nguyên tăng đột biến gấp sáu lần trong vòng 10 năm từ 351.500 tấn năm 2000 lên 2.179.500 tấn năm 2010 do năng suất sắn tăng gấp đôi và diện tích sắn mở rộng từ 38000 ha năm 2000 lên 133.200 ha năm 2010. Sự cấp thiết phải soát xét, điều chỉnh, tổ chức, quản lý, quy hoạch phát triển trang trại hợp lý; xác định hệ thống cây trồng vật nuôi và quy trình kỹ thuật thâm canh thích hợp, bền vững cho mỗi cây trồng, vật nuôi tại từng tiểu vùng cụ thể. Hoàn thiện giải pháp tổng thể với quan điểm phát triển Tây Nguyên bền vững hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội , văn hóa, môi trường. Trang DẠY VÀ HỌC giới thiệu bài Cơ cấu cây trồng ở các tỉnh vùng Tây Nguyên với quan điểm phát triển bền vững của ông Nguyễn Văn Mễ là Đại biểu Quốc hội khoá 11, nguyên Chủ tịch UBND,HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài này trong cụm bài Đối thoại chiến lược nông nghiệp mới để rộng đường dư luận. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả và mong được đóng góp ý kiến.(xem tiếp)
CÂY LƯƠNG THỰC. Nông nghiệp Việt Nam tuy đã có những bước tiến quan trọng nhưng nông thôn, nông dân vẫn là đối tượng khó khăn nhất, thiệt thòi nhất trong xã hội. Trọng nông (dĩ nông vi bản) lấy nghề nông làm gốc, phát triển bền vững kinh tế thị trường trên nền tảng lợi thế so sánh của nông nghiệp Việt Nam chứ không chạy theo sự phát triển nóng công nghiệp lắp ráp hoặc đầu tư tràn lan. Đó là điểm căn bản của tư duy chiến lược nông nghiệp mới.
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn (ảnh dưới), Viện trưởng, Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - cơ quan tham mưu chính cho Chính phủ trong việc hoạch định chiến lược nông nghiệp mới - nhấn mạnh:"Việt Nam có lợi thế so sánh về nông nghiệp, thì đây không chỉ là cơ hội mà là lối đi duy nhất để bước vào hàng ngũ một nước công nghiệp mới. Bây giờ chúng ta không thể nào nói về một ngành công nghiệp ô tô như Nhật Bản, hay một ngành công nghiệp điện tử như Hàn Quốc, hoặc thậm chí một công xưởng của thế giới như Trung Quốc. Bởi chúng ta làm gì cũng ở mức lắp ráp, và còn lắp ráp ở mức thấp nhất nữa. Trong khi đó, làm nông sản thì khác hẳn. Chúng ta có nguồn nguyên liệu, lại sát những thị trường lớn như Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài nông sản, hàng loạt các ngành công nghiệp đi cùng có thể phát triển. Đó là chưa nói tới chuyện Việt Nam cũng là thị trường lớn với gần 100 triệu dân, và chỉ riêng việc cung ứng đủ thị trường nội địa đã là một miếng bánh lớn với giá trị gia tăng rất cao." (xem tiếp)
NGỌC PHƯƠNG NAM. Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới. Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam. Nguồn gốc và đặc tính chủ yếu của một số giống khoai lang phổ biến trong sản xuất hiện nay Hoàng Long, Hưng Lộc 4, HL518 (Nhật đỏ), Kokey 14 (Nhật vàng), HL491 (Nhật tím), Murasa Kimasari (Nhật tím 1), HL284 (Nhật trắng), KB1 (xem tiếp)
CÂY LƯƠNG THỰC. Sắn Việt Nam là mặt hàng nông sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa có lợi thế so sánh cao để làm nguyên liệu chế biến nhiên liệu sinh học, tinh bột, thức ăn gia súc, công nghiệp thực phầm. Toàn quốc hiện có tám nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học, tổng công suất 650 triệu lít cồn/ năm, sử dụng sắn làm nguyên liệu và 68 nhà máy chế biến tinh bột với tổng công suất khoảng 2,4 triệu tấn tinh bột sắn/ năm. Sản xuất cấp thiết đòi hỏi phải có các giống sắn mới phù hợp để bổ sung thay thế giống sắn phổ biến KM94 hiện còn nhược điểm cây cao, cong phần gốc, tán không gọn, chỉ số thu hoạch thấp, khó tăng mật độ trồng và bị thoái hóa, nhiễm bệnh. Sự cấp thiết phải xác định giống sắn thích nghi nhằm nâng cao năng suất, thu nhập và hiệu quả kinh tế của nông hộ. Giống sắn KM419 và KM140 là những tiến bô mới nhất hiện nay. (Giống sắn KM419 bảy tháng ở Ninh Thuận, ảnh chụp ngày 27.12.2011; ảnh dưói TS Hoàng Kim giới thiệu giống sắn KM140 với TS. Boga Boma, trưởng đoàn chuyên gia châu Phi sang thăm sắn Việt Nam ; Công trình nghiên cứu và phát triên giống sắn KM140 đoạt giải Nhất VIFOTEC Nhà hát lớn Hà Nội 19.1.2010. Trần Công Khanh thứ nhất bên trái, Hoàng Kim thứ hai bên phải) xem tiếp
CÂY LƯƠNG THỰC. Trần Văn Mạnh 2011. Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm Cây trồng và Phân bón Quốc gia vùng miền Trung và Tây Nguyên "Báo cáo tình hình sử dụng giống lúa và giới thiệu một số giống lúa triển vọng tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên". Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp lần thứ 5 - 2011 chuyên đề sản xuất và cung ứng giống lúa các tỉnh phía Nam. Bộ giống lúa chủ lực trong sản xuất hiện nay ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:* Lúa thường: các giống 13/2 (IR17494), Xi23 (nhóm dài ngày); ĐB 6, TB-R1, KD đột biến, ĐV108, HT1, Q5, ML48, ML202, IR64, VND95-20. (nhóm trung ngày); Lúa cạn: LC93-1, LC93-4; * Lúa lai: Nhị ưu 838, BT-E1, Nông ưu 28, Syn6, Nghi Hương 2308; Bộ giống lúa chủ lực trong sản xuất hiện nay ở Tây Nguyên:* Lúa thường: các giống 13/2 (IR17494), Xi23 (nhóm dài ngày); ĐB 6, TB-R1, KD đột biến, ĐV108, HT1, Q5, ML48, ML202, IR64, VND95-20. (nhóm trung ngày); Lúa cạn: LC93-1, LC93-4; * Lúa lai: Nhị ưu 838, BT-E1, Nông ưu 28, Syn6, Nghi hương 2308. (Đánh giá giống lúa ở Ninh Thuận, ảnh Hoàng Kim). xem tiếp
Gửi KH
Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên
Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân
Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm
Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.
Tri Tôn Tịnh Biên là những huyện khó khăn cuả tỉnh An Giang, có nhiều người nghèo
Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với "Kênh ông Kiệt" đã mang nguồn nước ngọt về ruộng
Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.
Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên
Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ
"Kênh ông Kiệt" và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1) Kênh ông Kiệt trong lòng tôi! (ảnh tác giả đang chọn giống mới ở vùng đất Tri Tôn, Tịnh Biên)
HOCMOINGAY. Bs Nguyễn Ý Đức. Sâm là món thuốc quý trong y học Đông phương mà ngày nay y học thực nghiệm Tây phương cũng phần nào công nhận. Nhưng sâm là dược thảo đắt tiền nên dân bạch đinh ít người có cơ hội sử dụng. Và các nhà y học cổ truyền đã khám phá ra một thảo mộc có giá trị tương tự như sâm để thay thế. Đó là củ cà rốt nho nhỏ, màu đỏ mà các vị lương y này coi như là một thứ nhân sâm của người nghèo. (xem tiếp)
CÂY LƯƠNG THỰC. Mời các bạn tham gia lớp học trực tuyến NGÂN HÀNG KIẾN THỨC TRỒNG LÚA (Vietnamese Rice Knowledge Bank) Trang tin điện tử của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Để tiết kiệm thời gian cho người học, chúng tôi đã tích hợp vào những trang FOOD CROPS, FOODCROPS.VN(Mời bạn bấm vào đây để học)
CÂY LÚA
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TÍN CHỈ
(Biên soạn : TS. Hoàng Kim, 5 bài 1 tín chỉ )
I. Vị trí kinh tế của cây lúa
1.1 Vai trò của lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
1.2 Thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế của lúa gạo
1.3 Phân loại, nguồn gốc,vùng phân bố, lịch sử phát triển
1.4 Sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
II. Sinh học cây lúa
2.1 Đặc điểm thực vật học của cây lúa
(rễ, thân, lá, hoa, bông, hạt)
2.2 Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa
(nẩy mầm,/ mạ, đẻ nhánh, phát triển đốt thân, /
làm đòng, trổ bông, /làm hạt)
2.3 Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao
2.3.1 Năng suất tối đa và dạng hình cây lúa lý tưởng
2.3.2 Quang hợp hô hấp, chế độ nước và mật độ trồng
2.3.3 Nhu cầu và dinh dưỡng khoáng của cây lúa
2.3.4.Những thiệt hại trên ruộng lúa nhiệt đới
III Khí hậu và đất lúa
3.1 Khí hậu: Ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, nguồn nước
3.2. Đất lúa Việt Nam vùng phân bố và tính chất đất cơ bản 3.3 Những vùng trồng lúa và các vụ lúa chính ở Việt Nam 3.4 Quản lý dinh dưỡng cho lúa theo vùng đặc thù
3.5 Biểu hiện cây lúa thiếu chất dinh dưỡng và bị ngộ độc
IV Giống lúa và công nghệ sản xuất giống
4.1 Các giống lúa tốt phổ biến ở Việt Nam
4.2. Đặc điểm sinh lý và di truyền của cây lúa 4.3 Tiêu chuẩn ngành về khảo nghiệm DUS và VCU giống lúa
4.4 Quy trình công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai
V. Kỹ thuật canh tác lúa
5.1 Mười biện pháp kỹ thuật chủ yếu canh tác lúa
5.2 Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa thuần
5.3 Quy trình kỹ thuật nhân dòng bố mẹ lúa lai.
5.4 Việt GAP lúa khái niệm, ý nghĩa và quy trình
CÂY LƯƠNG THỰC. Giáo sư Tôn Thất Trình có blog The Gift với nhiều thông tin. Bốn bài viết mới của giáo sư gần đây có Hột lúa và Con cá, Sữa và Đất hiếm. Đây toàn là những điều thời sự quan trọng. Thật ra, sữa và đất hiếm là hai bài riêng gửi chung. Tên của hai bài viết đầy đủ là: "Sữa gì đây, từ cây hay từ động vật, bổ dưỡng ra sao" và "Cập nhật hiểu biết về kim loại, đất hiếm". Trong các loại sữa có sữa bò sữa dê, sữa đậu nành, sữa hạnh nhận và ... cháo trắng "sâm của người nghèo" theo cách nói của đại tướng Võ Nguyên Giáp."Sữa gạo" thân thiết đến mức nhiều người không hiểu hết giá trị bổ dưỡng khi so với nhiều món ăn đắt tiền hơn. Đất hiếm là những vấn đề thời sự nhậy cảm liên quan đến khai khoáng, đào mỏ đang tốn không ít trí lực, thời gian và giấy mực tranh luận gần đây... (xem tiếp)
CÂY LƯƠNG THỰC. "Tiềm năng sắn ở đất nước Angkor là rất to lớn nhưng chúng ta không chỉ thuần tuý mua bán mà cần hợp tác đầu tư lâu dài và không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc Việt Miên để cùng có lợi, cùng phát triển ..." xem tiếp
FOOD CROPS . Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa của Việt Nam (gọi tắt là VietGAP lúa, tên tiếng Anh: Vietnamese Good Agricultural Practices for Rice) là những nguyên tắc , trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất thu hoạch , sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Quy định quy trình VietGAP lúa dự thảo lần thứ 2 do Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng kèm theo mẫu hồ sơ sản xuất lúa an toàn theo Viet GAP và Sổ tay ghi chép tình hình sản xuất lúa theo hướng GAP. Đây là những văn bản hướng dẫn nghiệp vụ rất quan trọng (xem chi tiết và tải bài PDF tại đây)
CÂY LƯƠNG THỰC. Học để làm (learning by doing), gắn việc học lý thuyết với thực tế sản xuất, tăng cường các giờ học trên đồng và thảo luận với nông dân. Hình ảnh buổi học của lớp Nông học Đồng Nai TC06NHNX tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (xã Hưng Thịnh ) và trên ruộng nông dân ở xã Tây Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai. (xem tiếp)
FOOD CROPS. Hỏi: 1) Em là sinh viên trường Đại học Cần Thơ đang làm đề tài "khảo nghiệm một số giống khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long". Thí nghiệm của em có sáu giống: Tím Nhật, Bí đường, Trắng, Sữa, Đỏ cao sản (vỏ tím ruột vàng) và Dương Ngọc, Em cần tài liệu tổng quan về giống khoai lang ở Việt Nam và thông tin liên quan. 2) Tôi là Mai Văn Hòa. ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tôi xem đài, thấy người ta trông khoai lang cao sản rất hiệu quả. Vì thế tôi muốn xen canh với cây lúa. Nhưng tôi không biết mua giống ở đâu gần nhất, đất thịt trồng lúa có phù hợp với cây khoai lang không? phù hợp với loại giống nào là tốt nhất, mua giống đó ở đâu? 3) Em là Trần Quốc Tuấn ... (xem tiếp)
CÂY LƯƠNG THỰC. Hoàng Kim 2010. Cây lúa. 2. Sinh học cây lúa. 2.1 Đặc điểm thực vật học của cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, bông, hạt) 2.2 Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa (nẩy mầm,/ mạ, đẻ nhánh, phát triển đốt thân, / làm đòng, trổ bông, /làm hạt) 2.3 Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao 2.3.1 Năng suất tối đa và dạng hình cây lúa lý tưởng 2.3.2 Quang hợp hô hấp, chế độ nước và mật độ trồng 2.3.3 Nhu cầu và dinh dưỡng khoáng của cây lúa 2.3.4.Những thiệt hại trên ruộng lúa nhiệt đới . Mời xem bài tự học và thuyết trình của các sinh viên Nguyễn Tuyết Hạnh, Đỗ Ái My, Trần Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Lê Thị Phương Loan, nhóm 9, lớp ĐH07BVA. Photo Cao Nguyên. (xem tiếp)
CÂY LƯƠNG THỰC. Khái quát hiện trạng sản xuất cây lương thực ở Việt Nam. Định hướng nghiên cứu phát triển cây lương thực. Đó là hai nội dung trong bài viết của TS. Hoàng Kim :"Cây lương thực Việt Nam hiện trạng và định hướng phát triển". Tài liệu được biên soạn căn cứ trên "Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020" của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2009; các số liệu thống kê của FAO và Tổng cục Thống kê Việt Nam; "Kế hoạch tổng thể nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 của MARD, FAO, UNDP/FAO VIE 98/019.08 2001. xem tiếp
CASSAVA NEWS: TIN SẮN. Hoàng Kim tuyển chọn và điểm tin sắn nổi bật. Zambia các nhà khoa học Mansa phát triển giống sắn kháng bệnh. Nhiên liệu thân thiện với môi trường của Việt Nam chưa thu hút người tiêu dùng, giá bán xăng E5 là 15.500 đ so giá xăng A92 là 16.000đ chưa hấp dẫn lái xe và họ còn e ngại chất lượng. Nhiên liệu sinh học tiếp tục được bán ở các tháng tiếp theo để tiếp thị. Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc -ASEAN dẫn đến các cơ hội kinh doanh mới (xem tiếp)
DẠY VÀ HỌC. Tại sao Việt Nam đến nay chưa có thương hiệu riêng cho gạo xuất khẩu mặc dù đã tham gia xuất khẩu gạo nhiều thập niên? Làm sao xây dựng một thương hiệu cho lúa gạo VN theo tiêu chuẩn quốc tế? Từ Cali (Mỹ), Tiến sỹ Trần Văn Đạt , nguyên chánh chuyên gia FAO, Rom đã gửi về bài viết :" Vài ý kiến về xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam" (xem tiếp)
FOODCROPS.WEBS.COM Cây sắn Việt Nam hiện tại và tiếp nối (Cassava and Vietnam - Now and Then ) là phóng sự ảnh của giáo sư Kazuo Kawano, nhà bác học nổi tiếng Nhật. Bản, người vừa được đài truyền hình trung ương NHK vinh danh về những đóng góp to lớn của ông đối với nhân loại trong việc chọn giống lúa, ngô ... và nổi bật là chọn tạo giống sắn. Câu chuyện thành công của cây sắn Việt Nam (Cassava in Vietnam: a successful story ) gắn với những cống hiến khởi đầu của nhà bác học lỗi lạc này. Cũng như nhà khoa học xanh hàng đầu thế giới Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực, đã hiến trọn đời mình để nâng cao thu nhập cho hàng triệu gia đình nông dân nghèo, Kazuo Kawano là bài học lớn về sự dấn thân cho những công việc đồng ruộng khó nhọc với nông dân, âm thầm mà hiệu quả
DAYVAHOC. GS.TS. Nguyễn Văn Luật "Xuất phát điểm từ phía người nông dân để nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ trái cây là một trong những hướng thực hiện Nghị quyết về Tam Nông của Đảng ta một cách thiết thực. Việc nghiên cứu giống và kỹ thuật sản xuất Cây Ăn Quả đã được các tổ chức nghiên cứu làm khá tốt. Tuy nhiên, cần đầu tư vào những đế tài theo hướng xuất phát từ đời sống người nông dân như trên để có sự phát triển bền vững. Cần có những chính sách, những cách tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thế nào để người nông dân chủ yếu lo sản xuất ra những trái cây chất lượng cao, giá thành giảm như các nước phát triển hơn ta như Thái Lan, Malaysia.. Chế biến, tiêu thụ do các công ty và nhà máy lo."
FOOD CROPS. Nguyễn Chí Công, Hoàng Kim chọn lọc và tổng hợp. Hiện tại Việt Nam sản xuất hàng năm 3.500 – 4.000 tấn hạt giống lúa lai F1, cung cấp 20 – 25 % tổng nhu cầu hạt giống để gieo trồng trên diện tích ước 600.000 ha lúa lai mỗi năm. Lúa lai thương phẩm được phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Năng suất bình quân đạt 6,0 – 6,5 tấn/ha, cao hơn lúa thuần 15 – 20 %. Các tổ hợp đang được sử dụng phổ biến gồm Bác ưu 903, Bác ưu 64, Shan ưu quế 99, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, TH3-3, VL20, HYT 83... Tổng kinh phí khuyến nông dành cho lúa lai là 15 tỷ đồng từ năm 1991 đến năm 2006, kinh phí khuyến nông hỗ trợ sản xuất hạt giống khoảng 52 tỷ đồng từ năm 1994 – 2007. Các vùng chuyên sản xuất hạt giống đã được hình thành tại Nam Định, Thanh Hóa, Lào Cai, Quảng Nam, Đắc Lắc... Các giống lúa lai nhiệt đới đang được ưa chuộng ở các tỉnh phía Nam trong vài năm gần đây là Arize B-TE1, Arize XL – 94017 (của công ty Bayer CropScience), PAC 807 (công ty Giống Cây trồng Miền Nam nhập của Ấn Độ), Bio 404 (Công ty Bioseed Việt Nam nhập của Ấn Độ). xem tiếp...
FOOD CROPS . Em là Nguyễn Tuấn Huy nguyentuan_huy1985@yahoo.com sinh viên trường ĐHCT, em đang làm đề tài về "Khảo nghiệm một số giống khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long". Thí nghiệm của em có sáu giống: Tím Nhật, Bí đường, Trắng, Sữa, Dương Ngọc, Đỏ cao sản (vỏ tím ruột vàng). Nhưng em tìm tài liệu về các giống này chưa có và tài liệu về tống quan cây khoai lang cũng không nhiều. Em xin thầy cho em một số thông tin về giống khoai lang được không ạ? Trả lời: Tuấn Huy chụp hình thân lá và củ của sáu giống thí nghiệm, thầy sẽ giúp định danh, hổ trợ thông tin về nguồn gốc và đặc tính giống. Huy tham khảo thêm tài liệu này (xem tiếp)
HOCMOINGAY. "Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn... Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước." Nguyên Ngọc, Kinh tế Sài Gòn Online (xem tiếp)
CASSAVAVIET. Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano, nhà bác học nổi tiếng về cây sắn quốc tế (xem lý lịch khoa học) vừa đăng loạt bài "Cassava and Vietnam - Now and Then" cung cấp một góc nhìn thú vị về sự chuyển đổi của đất nước, con người và cây sắn Việt Nam sau 22 năm với những bức ảnh và lời bình thú vị của một người ngoai quốc (xem tiếp)
DẠY VÀ HỌC. Giáo sư Kazuo Kawano người Nhật là một trong những nhà bác học hàng đầu quốc tế về chọn tạo giống sắn, người có công lớn trong thành tựu nghiên cứu và phát triển sắn ở Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và PTNT trao tăng huy chương hữu nghị năm 1997. Giáo sư đã từng làm việc tại Viện Lúa Quốc tế IRRI 1965-1969, giảng dạy về lúa ở Mỹ và Peru 1970-1972, trưởng chương trình sắn quốc tế của CIAT Colombia (1973-1984), trưởng chương trình nghiên cứu và phát triển sắn châu Á (1984-1998), giáo sư kiêm giám đốc trung tâm giảng dạy và nghiên cứu cây lương thực trường đại học Kobe , Nhật Bản 1998-2004. Giáo sư biên soạn 11 sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế . Giáo sư đã sang thăm Việt Nam và viết loạt 25 bài phóng sự ảnh Cây sắn Việt Nam: Hiện tại và sắp tới (Cassava in Vietnam: Now and Then) .đăng trên trang CASAVAVIET. Trân trọng tóm tắt tiểu sử giáo sư Kazuo Kawano và giới thiệu lần lượt loạt phóng sự ảnh này (xem tiếp)
TINKHOAHOC. GSTS.Nguyễn Văn Luật. Giống lúa cực sớm được đánh giá là thành công nhất của Viện Lúa ĐBSCL Trong nhiều năm gần đây, theo thống kê của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống quốc gia, mỗi năm lọai giống lúa cực sớm được sử dụng trên một triệu ha gieo trồng, tập trung ở Nam Bộ khoảng 600.000 - 700.000 ha. Nhiều giống cực ngắn ngày trong nhiều vụ được xếp vào nhóm “top ten” về diện tích sử dụng như OM 1490, OMCS 2000, OMCS 21 (xem tiếp).
CAYLUONGTHUC. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. (xem tiếp)
FOODCROPS. Cassava in Vietnam is among the four most important food crops. Cassava now an important source of cash income to small farmers. In 2008, cassava fresh root production in Vietnam was about 9.39 million tones, up from only 1.99 million tones in 2000 and marked increases in yield, from 8.36 t/ha in 2000 to 16.90 t/ha in 2008 (cont. )
CAYLUONGTHUC. GSTS. Nguyễn Văn Luật và TS. Lê Văn Bảnh vừa gửi bài "Suy nghĩ về tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và trái cây trong thực hiện NQ về ”Tam Nông " Đây là tài liệu mà TS. Lê Văn Bảnh dự kiến sẽ trình bày trong Hội thảo “TAM NÔNG SUY NGHĩ VÀ HÀNH ĐỘNG” tại Sở Nông nghiệp & PTNT, TP Cần Thơ ngày 04 tháng 12 năm 2009. Chủ đề này hiện đang được dư luận xã hội quan tâm (đọc tiếp).
FOODCROPS. Hội nghị quốc tế di truyền lúa lần thứ sáu vừa tổ chức tại Philippines ngày 16-19/11/2009 . Tóm lược nội dung hội nghị và những báo cáo nổi bật được lược dịch và tổng hợp tại đây (xem tiếp)
TINKHOAHOC. Một nhóm các nhà khoa học kiệt xuất của nhiều quốc gia đã hoàn thành bản thảo đầu tiên bộ gen cây khoai mì (Manihot esculenta). Dự án quan trọng này đánh dấu một bước phát triển có tính chất lịch sử trong khoa học cây khoai mì. Chính cây trồng này là cây lương thực chủ lực đang nuôi sống 750 triệu người trên thế giới, mỗi ngày. Khoai mì nghèo dinh dưỡng, nhiễm một số bệnh hại, đặc biệt ở Châu Phi, nơi mà 1/3 người trên đại lục này bị mất mùa do bệnh virus. Trong số đó, bệnh Brown Streak trên khoai mì, hay bệnh CBSD, thường xuyên là mối hiểm hoạ của Đông Phi. Bill & Melinda Gates Foundation đã tài trợ 1,3 triệu USD cho ĐH Arizona, thực hiện vai trò dẫn dắt trong một consortium quốc tế nhằm phát triển nguồn dữ liệu bộ gen cây khoai mì để cung cấp cho các nhà chọn giống công cụ cải tiến giống khoai mì tốt phục vụ nông dân, đặc biệt giống kháng được bệnh virus CBSD. Steve Rounsley, PGS của School of Plant Sciences tại UA và một thành viên của BIO5 Institute, sẽ tham gia dự án này như là thành phần cốt cán của Viện Genome Sciences, ĐH Maryland, Baltimore, Viện Energy Joint Genome (DOE JGI) Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, và 454 Life Sciences của Roche Company. Tác động của chuỗi trình tự bộ gen này trong 203 với sự hình thành nên “Global Cassava Partnership” (GCP-21), đồng chủ trì bởi Dr. Claude Fauquet, Giám Đốc của International Laboratory for Tropical Agriculture Biology (ILTAB), Donald Danforth Plant Science Center (DDPSC), St. Louis, và Dr. Joe Tohme của International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Cali, Colombia. Cho đến 2006 đề nghị của Fauquet, Tohme và 12 khoa học gia quốc tế khác đều ủng hộ việc thực hiện chương trình DOE JGI's Community Sequencing như dự án trọng điểm của thế giới. Đầu năm 2009 sử dụng 454's Genome Sequencer FLX platform với đầu đọc GS FLX Titanium người ta nhanh chóng phát triển nhiều cơ sở dữ liệu mới về DNA sequence. Hơn 61 triệu lần đọc chuỗi trình tự và tổng hợp lại trên toàn bộ genome cây khoai mì với dự đoán 95% gen. Đây là lần đầu tiên sử dụng máy “454 Life Sciences' long-read sequencing platform” khẳng định chất lượng của bản thảo này (xem tiếp)
CAYLUONGTHUC. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU) phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS),Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế Vùng Nhiệt đới Bán Khô hạn (ICRISAT) và Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) đang thử nghiệm trồng các giống lúa miến ngọt tại ấp Nhân Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai(Ảnh tư liệu của Hoàng Kim: Các giống lúa miến ngọt mới nhập nội từ ICRISAT trồng tại Đồng Nai). Kết quả nghiên cứu cho thấy khá triển vọng, mở ra hướng ứng dụng mới làm cây nhiên liệu sinh học (crops for biofuel) phù hợp với điều kiện Việt Nam. Mời đọc thêm thông tin về cây lúa miến ngọt trong điểm tin tổng hợp của Báo Cần Thơ "Tuyệt vời cây lúa miến ngọt" post bởi trang tin Sinh học Việt Nam và các thông tin tổng quan về cây lúa miến ngọt của nghiên cứu sinh tiến sỹ Nguyễn Phương gửi về từ Đức.(xem tiếp)
DAYVAHOC. GSTS. Nguyễn Văn Luật "Người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã sản xuất lúa đóng góp tới 95% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Đảng và Nhà nước, bao gồm các nhà khoa học nằm trong tổ chức Nhà nước có nhiều hỗ trợ đắc lực cho nông dân sản xuất lúa ở cả nước nói chung, và ở ĐBSCL nói riêng. Đảng đã có Nghị quyết VII về Ngông nghiệp, Nông thôn và Nông dân (TAM NÔNG), Nhà nước đã có nhiều chính sách, bao gồm tăng đầu tư cho khoa học công nghệ trước và sau thu họach, mặc dầu cần làm nhiều hơn nữa. Một thể hiện sự quan tâm của Nhà nước là gần đây đã gia hạn gói kích cầu 1 cho nông dân nửa năm, do hết hạn gói 1 mà nông dân chưa được thụ hưởng là bao. Nhiều rào cản trong việc nông dân tiếp cận với gói kích cầu cho nông nghiệp đã được Nhà nước quan tâm dỡ bỏ dần." (xem tiếp)
TINKHOAHOC. Bản tin khoa học Bùi Chí Bửu tuần này có các tin chính: FAO: Hàng triệu người đói tại châu Phi do khô hạn; Giống bắp chống chịu khô hạn; Giống sắn cao sản của Đông Timor; Brazil, Colombia, Costa Rica và Peru thảo luận an toàn sinh học của GMOs; Giống ớt Habanero kháng tuyến trùng; Kaempferol khoá những chất sắt dinh dưỡng trong hạt đậu; Côn trùng và mùi hương của cây trồng (xem tiếp)
CAYLUONGTHUC điểm tin tổng hợp có các tin chính: Về cơ cấu giống lúa tại duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của TS. Lê Quý Tường; Việt Lai 50: Bước đột phá lúa lai Việt, bài viết của thạc sỹ Nguyễn Tuấn; Nhân, duy trì thành công hạt giống dòng mẹ Nhị 32A, bài viết của thạc sỹ Dương Thành Tài, Phó TGĐ Công ty Cổ phần Giống Cây Trồng Miền Nam (SSC); Qui trình bón phân viên nén cho lúa cấy, bài viết của Công Hào; Kỹ thuật hạn chế lúa lép, bài viết của Đỗ Quảng; Giống ngô nếp lai đơn Wax 44 của Công ty TNHH Sygenta Việt Nam (ảnh tư liệu Hoàng Kim: Ruộng chọn tạo giống lúa lai của PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội) (xem tiếp)
TINKHOAHOC. Công Nghệ Sinh Học (Nông Nghiệp - Y Dược - Môi Trường - Thực Phẩm ...) là ngành khoa học mũi nhọn, công nghệ cao, để phát triển kinh tế. Thực tế này đã được chứng minh tại nhiều nước trên thế giới. Công nghệ sinh học hiện đại bao gồm các lĩnh vực Công nghệ di truyền (Genetic engineering), Công nghệ tế bào (Cell engineering), Công nghệ vi sinh vật/ Công nghệ lên men (Microbial engineering/ Fermentation engineering), Công nghệ enzym/ protein (Enzym/Protein engineering) và Công nghệ sinh học môi trường (Environmental biotechnology ). Điểm tin tổng hợp những bài báo mới trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học ở mục lục kèm theo. Chi tiết các bài viết mời đọc tại đây http://niemtin.free.fr/vnsinhhoc.htm
CAYLUONGTHUC. GSTS. Nguyễn Văn Luật và TS. Lê Văn Bảnh viết bài "Hiệu quả kinh tế sinh thái của hệ thống canh tác lúa- tôm/cá " ở Diễn đàn Khuyến nông và Công nghệ “Sản xuất luân canh Tôm- Lúa ở ĐBSCL ” ngày 2-3 tháng 10, 2009 tại Khu Du lịch Mỹ Trà - đường Lê Duẩn, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đây là một chủ đề lớn nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đặc sắc của nông nghiệp Việt Nam tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hình trên là những mô hình Lúa-Cá, Lúa Tôm canh tác trong vuông mà bờ bao được trồng cây ăn quả, mía. Ảnh tư liệu của Hoàng Kim (xem tiếp)
TINKHOAHOC. Trang LUAGAO của KS. Nguyễn Chí Công cựu sinh viên NH31 Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh đã thu thập các thông tin về tiến bộ kỹ thuật mới đây ở Việt Nam trong nghiên cứu và sản xuất CÂY LƯƠNG THỰC gồm các tin chính: Việt Lai 50: Bước đột phá lúa lai Việt, bài viết của thạc sỹ Nguyễn Tuấn; Nhân, duy trì thành công hạt giống dòng mẹ Nhị 32A, bài viết của thạc sỹ Dương Thành Tài, Phó TGĐ Công ty Cổ phần Giống Cây Trồng Miền Nam (SSC); Qui trình bón phân viên nén cho lúa cấy, bài viết của Công Hào; Kỹ thuật hạn chế lúa lép, bài viết của Đỗ Quảng. Ảnh tư liệu Hoàng Kim: Ruộng chọn tạo giống lúa lai của PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội (xem thêm)
CAYLUONGTHUC. GS.TS. Nguyễn Văn Luật. "Tới nay đã có không dưới năm lần ngừng xuất khẩu gạo vì “an ninh lương thực quốc gia”, thì cũng có năm lần có sự chỉ đạo giảm diện tích sử dụng IR 50404, vì khó bán, và giá rẻ. Tuy nhiên, nông dân vẫn tiếp tục dùng. Tương tự như nỗi lận đận với IR 50404, có địa phương như ở tỉnh Trà Vinh, Long An có nơi còn dùng giống OM 576 chiếm 30-40% diện tích trồng lúa, cũng được trên khuyến cáo loại bỏ vì chất lượng gạo không bằng những giống các OMCS 2000, OM 4900, OMCS 21, Ja’mine, VNĐ 95-20, MTL 250, VD20.. Nhiều giống lúa khác ngòai danh mục khuyến cáo dùng trong sản xuất, nông dân ở các địa phương còn dùng trong cơ cấu giống và mùa vụ vừa thích hợp điều kiện đặc thù và tập quán của mình, lại vừa bán được , như giống lúa địa phương Tài nguyên đục ở Sóc Trăng và Trà Vinh, giống lúa ST5, ST đỏ ở Sóc Trăng." (xem tiếp)
TINKHOAHOC. "McWilliams nghi vấn rằng cái gì xảy ra nếu cái gọi là “organic farming” được chấp nhận đại trà, nó chỉ có thể nuôi sống được 4 tỷ người. Trong khi dân số thế giới hiện nay là 6,8 tỷ người. Thế thì giải pháp hữu cơ tác động như thế nào. Giống cà chua mùa đông trồng ở Tây Ban Nha nhập vào Anh Quốc phát triển nhiều hơn giống cà chua địa phương; bởi vì cà chua Anh đòi hỏi phải có nhà sưởi ấm. Sản xuất và chế biến đã ngốn hơn một nửa năng lượng hoá thạch để có thực phẩm trên bàn ăn của chúng ta hàng ngày (kể cả phí vận chuyển). Chúng ta phải phát triển nguồn năng lượng tái tạo để làm ra phân bón, tồn trữ thực phẩm và nấu ăn. Chúng ta phải giảm nhiều diện tích nông nghiệp để làm ra sản lượng lương thực cao hơn. " Đó là trích đoạn những tranh luận chưa dứt về thực phẩm biến đổi gen trong bản tin khoa học Bùi Chí Bửu tuần này (xem tiếp)
CAYLUONG THUC Tin vui cho ngành sắn Việt Nam, ngày 6 tháng 9 2009, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nhà máy nhiên liệu sinh học thứ hai cho miền Trung tại tỉnh Quảng Ngãi. Nhà máy này có tổng vốn xây dựng là 80 triệu đô la Mỹ (56 triêu Euro), sử dụng sắn làm nguyên liệu, dự kiến sẽ đi vào hoạt động sau 18 tháng, với công suất 100.000 m³ ethanol mỗi năm.(Ảnh QNĐT -Sáng 6/9, tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khởi công và phát động thi đua xây dựng Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Dung Quất. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn bấm nút phát lệnh khởi công nhà máy). Đây là nhà máy lớn thứ hai trong cụm ba nhà máy nhiên liệu sinh học đang được xây dựng tại Việt Nam mà chi phí xây dựng của mỗi nhà máy là 80 triệu đô la Mỹ. Nhà máy đầu tiên trong số này đã được xây dựng ở phía Bắc tại tỉnh Phú Thọ và sẽ đi vào hoạt động từ tháng Mười Hai năm 2010. Nhà máy thứ ba sẽ nằm ở phía Nam tại tỉnh Bình Phước và sẽ khởi công vào tháng ba năm tới để hoàn thành vào cuối năm 2011. Dự án này là một phần của chương trình phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam, mà theo theo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị về lộ trình thay thế 5% nhu cầu dầu mỏ của vùng Đông Nam Á là nhằm mục đích sản xuất 250.000 tấn ethanol và dầu thực vật vào năm 2015, và hơn 1,5 triệu tấn /năm vào năm 2025. Mặc dù mục tiêu này còn khiêm tốn những đã thể hiện bước đi đúng hướng theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc của Việt Nam về nhiên liệu hóa thạch. Dự án cũng sẽ góp phần hướng tới việc xóa đói giảm nghèo tại các địa phương. Các nhà máy nhiên liệu sinh học và công ty cổ phần hóa dầu (PVB) sẽ mua sắn của nông dân địa phương ngang với giá sắn thu mua của những khách hàng nước ngoài (xem thêm: Khai thác cây nhiên liệu sinh học chịu hạn để tăng thu nhập cho các nông hộ ở Việt Nam)
CAYLUONGTHUC. Tại Kenya, việc gieo trồng chủ yếu là dựa vào nước trời. Hễ có mưa là nông dân ra ruộng gieo trồng ngay. Bốn năm nay, do không có đủ nước mưa, nông dân đã phải chia làm hai phương án gia tăng năng suất trên ruộng giữa hai dạng khí hậu khác nhau làm tăng chi phí bón phân. Viện Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn ICRISAT (International Crop Research Institute for the Semi-Arid Tropics) đã khởi động chương trình khảo nghiệm bốn giống đậu triều (pigeon) chịu khô hạn. Những giống đậu này có thể trồng trên một phổ rộng về môi trường và có phổ rộng trong hệ thống luân canh. Richard Jones, trợ lý Giám Đốc ICRISAT phụ trách khu vực Đông Phi và Nam Phi nói rằng “chính nông dân đã tuyển chọn được giống đậu mà họ mong muốn”. Sự tuyển chọn này dựa trên năng suất, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, độ dầy thân, số lá, mức nhạy cảm với bệnh, thời gian nấu nướng và biểu loại đất. Ba mươi nhóm nông dân Kenya, Malawi, Uganda, Mozambique và Tanzania đã được chọn làm mô hình trình diễn trồng giống đậu pigeon chịu hạn này trên diện rộng để bổ sung vào cơ cấu sản xuất hoặc thay thế cây bắp vốn là cây trồng chính ở đây. Xem chi tiết http://www.irinnews.org/Report.aspx?ReportId=85579 (Tại Việt Nam các giống đậu pigeon pea mới cũng đang được trồng khảo nghiệm tại Trảng Bom, Đồng Nai năm 2009. Bài của Bùi Chí Bửu; Ảnh tư liệu của Hoàng Kim)
TINKHOAHOC. Hội thảo “Tăng hiệu quả sản xuất trái cây ”, sẽ được tổ chức tại Viện CAQ miền Nam, Long Định, Tiền Giang ngày 25 tháng 08 năm 2009 gồm có nội dung nghiên cứu và sản xuất trái cây hàng hóa. Nhiều báo cáo của các nhà khoa học, đan xen với những báo cáo của nông dân. Bài viết của GS.TS. Nguyễn Văn Luật , TS. Nguyễn Văn Bảnh "Tăng hiệu quả kinh tế vườn trong Tam Nông" sẽ được trình bày trong hội thảo trên. Bài do tác giả gửi (xem tiếp)
FOOD CROPS. Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Nguồn Gen Cây trồng (National Center of Plant Gene Research - NCPGR) Vũ Hán, Trung Quốc, được thành lập năm 2005 thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Trung, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Đây là tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận có hướng nghiên cứu chính là cấu trúc, chức năng và so sánh các phân tích của genomes, gene và sản phẩm các loại cây trồng lúa gạo, bông, khoai tây và cải dầu (xem chi tiết).
CAYLUONGTHUC. Hai bài báo khoa học được công bố trong tuần này trên tạp chí Science đã thông tin một sự kiện lớn về di truyền cây bắp có thể là một cuộc cách mạng cho ngành chọn tạo giống. Các nhà nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và nhiều Trường Đại Học Hoa Kỳ đã tham gia nghiên cứu và tìm thấy không có sự kiện 'big genes' hoặc gene regions (các vùng của gen) điều khiển những tính trạng số lượng của cây bắp. Thay vào đó, chúng tạo ra hiện tượng biến dị di truyền trong bộ gen này như một sản phẩm của "genes working together, each with a small effect that could be manipulated by breeders." (các gen hoạt động cùng nhau, mỗi gen có một ảnh hưởng riêng có thể được thao tác bởi nhà chọn giống). Ed Buckler và ctv. đã phát triển và đánh giá hơn một triệu cây bắp để phân lập gen điều khiển sự trổ bông. Buckler nói rằng "Chúng tôi gặp khó khăn khi xem xét big genes và big effects, nhưng chúng không hề tồn tại. Thay vào đó, có nhiều gen nhỏ hơn trong genome đóng góp vào điều khiển thời gian ra hoa". Họ xác định được 29-56 quantitative trait loci (QTLs) ảnh hưởng đến thời gian ra hoa (xem tiếp và nguồn tài liệu gốc).
HOCMOINGAY. GS.TS. Nguyễn Văn Luật. Khi quan sát các sạp hàng, siêu thị..., chúng ta thấy có nơi có lúc trái cây nhập nội chiếm lĩnh thị trường; và có khi lại là trái cây nội địa, nhất là ở chợ quê, chợ nổi. Nhưng khi đến các nhà vườn, nhất là đến các miệt vườn cây ăn quả Nam bộ, phần lớn người làm vườn chọn giống cây bản địa để trồng, không chỉ do dễ trồng, dễ mua cây đúng giống, mà còn dễ bán ở những chợ gần chợ xa, đối với trái cây có thương hiệu cũng như chưa có. Vì hiện nay, nhiều trái cây nhập nội thua xa bản địa về chất lượng, như bưởi, sầu riêng, xoài, vải, nhãn.. Nếu liên hệ với nhiều loài cây trồng khác, như cây lúa với giống Tám xoan, Nàng thơm chợ Đào.., chúng ta có thể có lý giải mang tính thuyết phục cao: yêu cầu chặt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của các loài cây, nhất là đối với giống cây bản địa đặc sản (Ảnh Hoàng Kim: Vườn ươm mận An Phước). xem tiếp
CAYLUONGTHUC Trang web của Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long vừa giới thiệu các giống lúa công nhận chính thức năm 2009. Đó là giống lúa OM4059, OM4900, OM 6561-12, OM 5199-1. Nguồn gốc, các đặc điểm nông học chính, ưu nhược điểm, khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp) như sau (xem tiếp)
LÚA GẠO.Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng rộng rãi phương pháp sử dụng túi yếm khí để bảo quản lúa giống. Sau khi thu hoạch, lúa được phơi sấy khô đúng thời gian, dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni-lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống. Qua thực nghiệm tại Viện lúa ÐBSCL và trong 100 hộ nông dân tại Cần Thơ cho thấy sau thời gian bảo quản 9 tháng, hạt lúa giống vẫn còn nguyên mầu như lúc mới thu hoạch, sâu mọt trong túi nhựa PE giảm hầu như không còn. Hạt nảy mầm trên 90%, mầm khỏe, mọc nhanh, tăng trưởng đồng đều (bảo quản lúa giống trong các bao đựng phân bón, lu, khạp... như trước đây thì số sâu mọt có hơn 700 con/1kg hạt giống). Thành công này giúp nông dân có thể bảo quản lúa giống vụ đông xuân để sử dụng cho vụ hè thu và các vụ khác trong năm vì lúa giống vụ đông xuân có chất lượng tốt nhất. TH (nguồn tin: ND): http://khuyennongtphcm.com/?mnu=3&s=600012&id=2475
CAYLUONGTHUC. Ths. Ký Văn Ngọt, Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (SPC) giới thiệu bài "Cỏ dại và biện pháp phòng trừ" với các mục chính: Phân loại cỏ dại (theo chu kỳ sinh trưởng, theo hình thái, theo đặc điểm hệ thực vật);Tác hại của cỏ dại; Cách phòng trừ cỏ dại; Phân loại thuốc trừ cỏ; Một số loại thuốc trừ cỏ cho lúa hiện có tại SPC- đăng trên trang Lúa gạo của kỹ sư Nguyễn Chí Công. (xem tiếp)
CAYLUONGTHUC. Giám đốc Đoàn Văn Sáu nói với tác giả bài viết Nghiêm Thị Hằng: "Chị chớ vội viết bài, trúng mùa cũng mới chỉ là cái thở phào ban đầu, còn phải lo tiền tỷ mua hết thóc giống cho dân, để không lặp lại bài học “Công ty Nông Hữu”. Giờ thì Giám đốc Sáu đã qua 4 cái thở phào. Vụ đầu “liều” sản xuất trên 200 ha lúa lai F1 TH3-3 ở miền Trung đã thắng lợi. Anh bảo rằng: "chỉ có Quảng Nam mới là địa bàn của sản xuất giống lúa lai" "Nếu vụ mùa này lại trúng, thì cả năm Công ty Cường Tân sẽ có đến 1.500 tấn thóc giống TH3-3 cung cấp cho nông dân". Nhìn gương mặt rạng rỡ niềm vui của anh Sáu, tôi biết PGS-TS Nguyễn Thị Trâm đã không chọn lầm người, không “liều” khi “gả cô con gái đẹp TH3-3” cho anh Sáu “khùng”. Bài của Nghiêm Thị Hằng đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 23/06/2009 (xem tiếp)
CROPSFORBIOFUEL là trang tin chuyên đề về các cây nhiên liệu sinh học chịu hạn sắn, ngô, cao lương, Jatropha. Mục đích nhằm kết nối nhóm quan tâm nghiên cứu phát triển những cây nhiên liệu sinh học chịu hạn phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trang này kết nối chặt chẽ với trang CassavaViet http://cassavaviet.blogspot.com và trang Cassava News http://cassavanews.blogspot.com Hoan nghênh bạn đọc gửi bài, trao đổi, góp ý để trang tin luôn cập nhật và nâng cao chất lượng hiệu qủa phục vụ cộng đồng. Bài mới về cây nhiên liệu sinh học trên thế giới và Việt Nam cùng với thông tin về “Research workshop on sustainable biofuel development in Indonesia: Progress so far and future applied research” ngày 4-5 tháng 2 năm 2009 tại Jakarta, Indonesia mời đọc tại đây.
CÂY LƯƠNG THỰC. Công ty cổ phần Việt Nông Lâm là mô hình kết nối sản xuất chế biến kinh doanh khoai mì, bắp, khoai lang, thanh long ruột đỏ, chăn nuôi dê, heo rừng, kết nối sản xuất chế biến cây thức ăn gia súc, cây nhiên liệu sinh học chịu hạn với thị trường tiêu thụ nông sản. Địa chỉ 7/2 An Hòa, xã Tây Hòa , huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Phone: 06118951568 Fax: 0618 951567; Cellphone: 0983642602 (for foreign partners) - 0979797676 (for local partners); Email; info@vietnamagriculture.com.vn , Website: http://www.vietnamagriculture.com.vn - http://www.nongnghiepvietnam.net . Ông Hồ Sáu là chủ tịch hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Ông được mệnh danh là "vua khoai mì" Đồng Nai và đã được nguyên Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương đến thăm vì thành tích sản xuất giỏi và sự tận tâm giúp đỡ các hộ nông dân nghèo (xem thêm).
TINKHOAHOC. GS.TS. Nguyễn Văn Luật. Tập đoàn các loại cây LN- LTTP ở Việt Nam ta hiện khá phong phú, bao gồm nhiều loài nhiều giống. Có những cây quen thuộc như cây mít, cây trám đen, trám trắng, cây hạt dẻ Cao Bằng. Có những cây rất triển vọng nhưng còn ít người biết đến, như cây hồ đào (Juglansregia Linn.) ở miền núi phía Bắc; cây mắc ca (Macadamia integrifolia) ở Tây Nguyên; cây xa kê (Artocarpus altilis) ở Nam Bộ.Việc phát triển cây trồng LN- LTTP là rất khả thi, vì có thể lồng ghép với nhiều chương trình hiện hành, như các dự án xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, 5 triệu ha rừng, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
TINKHOAHOC . Theo VOA,“Cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều đặt vấn đề biến đổi khí hậu làm ưu tiên hàng đầu của những vấn đề cần phải giải quyết. Hai nước đang xem việc gia tăng hiệu suất năng lượng như một phương tiện chính để giảm thiểu lượng khí thải carbon và như một một lãnh vực để tạo những công ăn việc làm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ". Trong bài diễn văn đọc trước lưỡng viện quốc hội hồi hạ tuần tháng hai vừa qua, Tổng thống Barack Obama hứa hẹn là chính phủ sẽ đầu tư vào 3 lãnh vực mà ông gọi là 'cực kỳ quan trọng' cho tương lai của nền kinh tế Hoa Kỳ. Lãnh vực đầu tiên trong danh sách của ông là năng lượng. Tuy nhiên, ông Obama cũng nói thêm rằng Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, là nước đã đạt được nhiều thành quả nhất trong việc đạt được những chỉ tiêu về hiệu suất năng lượng. Tổng thống Obama nói: "Chúng ta biết rằng nước nào thu hoạch sức mạnh của năng lượng sạch và có thể tái tạo sẽ là nước dẫn đầu trong thế kỷ 21. Nhưng Trung Quốc lại chính là nước đã phát động nỗ lực lớn nhất trong lịch sử để làm cho kinh tế của họ có hiệu suất năng lượng ở mức cao." Sự nhấn mạnh của ông Obama về việc thông qua gia tăng hiệu suất năng lượng để đối phó với nạn biến đổi khí hậu phản ánh một yếu tố tương đối mới trong chính sách môi trường của cả Washington lẫn Bắc Kinh. (xem tiếp)
CAYLUONGTHUC. Ngô (Zea mays L.) là nguồn lương thực quan trọng của thế giới. Nó được xếp hạng 5 về diện tích và hạng 3 về sản lượng. Nó cung cấp nguồn năng lượng chính về calorie và protein. Tuy nhiên, nó rất thiếu amino acids quan trọng viz., lysine và tryptophan. Quality protein maize (giống ngô có hàm lượng protein đạt phẩm chất tốt) được viết tắt là QPM với gen opaque-2 cộng thêm các gen phụ modifiers giúp cây ngô gia tăng gấp đôi hàm lượng amino acid cần thiết này, cụ thể lysine và tryptophan; đồng thời giảm 30% leucine so với giống ngô bình thường. Hàm lượng zein giảm sẽ cải thiện được phẩm chất dinh dưỡng của QPM. Tại Indian Center for Agricultural Research (ICAR), chọn giống bằng chỉ thị phân tử đã được áp dụng để cải tiến phẩm chất protein của giống Vivek Hybrid 9. Vivek QPM 9 đã được phát triển và cho thấy năng suất vượt trội hơn giống bố mẹ ở các bang thuộc vùng Himalayan (58 tạ/ha), ở vùng bán đảo Ấn Độ (54 tạ/ha), theo kết quả khảo nghiệm của “All India Coordinated Maize Improvement Project” (AICRP on Maize) năm 2005 - 2007. Hơn nữa, giống Vivek Hybrid 9 có phẩm chất tốt hơn với hàm lượng lysine cao hơn 30% và hàm lượng tryptophan cao hơn 44%. Protein có phẩm chất tốt trong giống QPM được kỳ vọng là sẽ giúp làm giảm hiện tượng khiếm dưỡng trong cộng đồng dân sống ở nông thôn. Bài viết "Quality Protein Maize for Nutritional Security: Rapid Development of Short Duration Hybrids through Molecular Marker Assisted Breeding" của H. S. Gupta và ctv. được in trong Current Science hoặc http://www.ias.ac.in/currsci/jan252009/230.pdf hoặc viết thư cho Dr. P.K.Agrawal pawancrri@yahoo.co.in GS.TS. Bùi Chí Bửu
TINKHOAHOC. Cho dù giá lương thực suy giảm và nguồn cung trên toàn cầu được cải thiện, nhưng các nước đang phát triển vẫn phải chiến đấu với giá cả lương thực cao, FAO đã cảnh báo như vậy. Theo báo cáo Hiện trạng lương thực và Triển vọng cây trồng của FAO, giá cả lương thực cao hơn một cách có ý nghĩa so với năm ngoái tại 48 nước trong 58 quốc gia đang phát triển được nghiên cứu. FAO nói rằng tình trạng này xấu hơn tại vùng cận Saharan Africa. Giá bắp, kê và cao lương cao hơn 89% so với năm trước. FAO cũng xác nhận các điểm nóng về đói kém (hunger hotspots), những nước vẫn tiếp tục phải trợ cấp khẩn cấp. Các nước ở Châu Á như Afghanistan, Sri Lanka và Miến Điện được ghi trong danh sách của FAO về các điểm nóng nói trên. Hàng triệu người đối mặt với sự không an ninh về lương thực ớ Châu Phi thí dụ như Congo, nơi đó, khẩu phần lương thực được báo cáo là giảm đi một nửa giống như Sudan và Somalia. Xem http://www.fao.org/news/story/en/item/12660/icode/ FAO's Crop Prospects and Food Situation report hoặc http://www.fao.org/docrep/011/ai481e/ai481e00.htm GS.TS. Bùi Chí Bửu (xem thêm những bài mới khác trong bản tin khoa học tuần này)
TINKHOAHOC. Cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) là cây có dầu quan trọng đứng hàng thứ tư trên thế giới, được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, vùng ôn đới có khí hậu ấm áp (Giống đậu phụng HL25, hình minh họa) . Sản lượng đậu phụng ở Châu Phi và Chấu Á bị thách thức nghiệm trọng bởi nhiều hạn chế do stress sinh học và phi sinh học. Những chỉ thị phân tử và các bản đồ di truyền là tiền đề phục vụ cho công tác chọn tạo giống bằng phân tử cải tiến tính chống chịu đối với stress sinh học và phi sinh học. Đối với đậu phụng, hàng trăm chỉ tị phân tử thuộc microsatellite markers (SSR) đã được phát triển và các bản đồ di truyền cũng đã được công bố từ loài lưỡng bội Arachis hoặc tứ bội có tính chất tổng hợp (synthetic tetraploids). Một tập thể khoa học gia của ICRISAT (International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics) hợp tác với đồng nghiệp từ EMBRAPA/ Catholic University in Brazil, Đại Học Georgia và Đại Học Tuskegee, Hoa Kỳ đã phát triển thành công bản đồ liên kết di truyền của SSR đầu tiên cho giống đậu phụng canh tác. Bản đồ này có tất cả 135 SSR loci đặc trưng cho 22 linkage groups. Họ đã chứng minh rằng tính thống nhất của bản đồ di truyền đối với từng tính trạng mục tiêu và bản đồ tương đồng với các loài họ đậu. Xem bài công bố trên tạp chí Theoretical and Applied Genetics hoặc http://www.springerlink.com/content/10125wx862658886/fulltext.pdf hoặc liên hệ với Rajeev Varshney (r.k.varshney@cgiar.org). Bản tin khoa học mới cập nhật của GS.TS. Bùi Chí Bửu đọc tại đây.
CAYLUONGTHUC. Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long giới thiệu trang web mới cung cấp thông tin về giống lúa, kỹ thuật canh tác lúa và các tin tức liên quan. Kỹ sư Nguyễn Chí Công (Công ty Mai Xuân TP. Hồ Chí Minh) đã cập nhật quy trình này trên trang lúa gạo. Nội dung gồm: chọn lựa giống lúa, chuẩn bị đất, biện pháp gieo sạ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ cỏ dại, phòng trừ côn trùng, phòng trừ bệnh, phòng trừ chuột, thu hoạch, chế biến bảo quản (xem chi tiết).
CASSAVAVIET và CASSAVANEWS đăng tin về bệnh hại sắn và những giải pháp cấp bách để phòng trừ . Bài viết gồm thư của tiến sĩ Reinhardt Howeler gửi các thành viên trong mạng lưới nghiên cứu và phát triển sắn châu Á và bài giảng của tiến sĩ Bellotti, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) về sâu bệnh hại sắn. Hiện tại "bệnh lạ hại sắn" đang xuất hiện ở một số địa phương. Sự cần thiết phải giám định bệnh, mức độ gây hại và tham khảo phương pháp phòng trị hiệu quả tại đây xem tiếp ...
TINKHOAHOC. Giàu dinh dưỡng nhưng khoai lang lại có tác dụng giảm cân hiệu quả. Đó là vì loại củ này chứa ít năng lượng, khi ăn nhanh tạo cảm giác no bụng. Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: canxi, kẽm, sắt, magie…Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã gọi khoai lang là loại “thực phẩm cân bằng dinh dưỡng nhất” (xem tiếp)
CÂY LƯƠNG THỰC. Mời các bạn tham gia lớp học trực tuyến CÂY LÚA. Nội dung bài giảng e-learning này thuộc NGÂN HÀNG KIẾN THỨC TRỒNG LÚA (Vietnamese Rice Knowledge Bank) Trang tin điện tử của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Để thuận tiện học tập theo chuyên đề và tiết kiệm thời gian cho người học, chúng tôi đã tích hợp các bài giảng quý giá này vào trang weblog CÂY LƯƠNG THỰC (http://cayluongthuc.blogspot.com) làm tài liệu học tập chính của môn học "Cây lương thực", Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Bấm vào đây để học)
TINKHOAHOC.Tin KHKT Nông nghiệp từ 24/11 đến 1/12 năm 2008 có những tin nổi bật sau: RNAi trong cuộc chiến chống lại virus gây bệnh lúa lùn; Ảnh hưởng của cây bonsai; Báo cáo của cơ quan “khởi động bộ gen cây trồng quốc gia" -(NPGI) ; Bayer thành lập Trung Tâm Lúa mới tại Thái Lan; Giống ớt kháng tuyến trùng gây sưng rễ; Huỳnh quang của diệp lục tố dùng đánh giá khô hạn; Đại Hội Thế Giới về Gene ở Trung Quốc 5-7/12/2008; Hội nghị Quốc tế BioAsia 2009 tại Hyderabad, Ấn Độ 2-4/2/2009; Hội nghị Quốc tế về thuốc trừ sâu sinh học tại Ấn Độ 26-30/4/2009 . Thông tin tại đây hoặc đọc tại TINKHOAHOC.
TINKHOAHOC Tuần tin tức tiếng Việt về cây lương thực rau hoa qủa TINKHOAHOC công nghệ sinh học cây trồng Tuần tin tức tiếng Việt CASSAVAVIET Tuần tin tức Việt Anh về sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu sắn CROPSFORBIOFUEL Tuần tin tức Việt Anh về cây nhiên liệu sinh học chịu hạn sắn, cao lương, ngô, jatropha FOODCROPSVIET Tin tức hàng tháng về giống và thâm canh cây lương thực CASSAVA NEWS Tuần tin tức tiếng Anh về sản xuất và thị trường sắn thế giới TIN KHKT NÔNG NGHIỆP Tuần tin tức về Khoa học Cây trồng và Hội nghị GIỐNG CÂY TRỒNG Trang tin của Võ Quang Sáu thu thập và chọn tin GCT
CÂY LƯƠNG THỰC. Hỏi:email:09113025@st.hcmuaf.edu.vn Thưa thầy, thầy chỉ cho em cách tìm tài liệu trên trang ICRISAT được không ạ. Em đang viết đề cương về cây lúa miến và em cần tìm số liệu trên trang này nhưng em không biết tìm như thế nào? Mong thầy chỉ cho em! Chúc thầy sức khỏe. Trả lời: Chào em email:09113025@st.hcmuaf.edu.vn Em ghi thư cho Thầy nên ghi rõ họ tên và địa chỉ nhé. Em đang viết đề cương về cây lúa miến Tên tiếng anh của lúa miến là sorghum. Em hãy gõ từ này vào ô tìm kiếm trên Google http://google.com.vn em sẽ có được rất nhiều kết quả , trong đó thông tin lúa miến ở ICRISAT tại đường link http://www.icrisat.org/crop-sorghum.htm có rất nhiều số liệu như copy dưới đây. Em hãy tìm thông tin tương tự trên các trang khác nhé. Chúc em thành công. Hoàng Kim (Ghi chú : Ảnh đầu trang và ở bài Learning to Doing at ICRISAT là hình thầy chụp ở ICRISAT) xem tiếp