Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 892
Toàn hệ thống 2274
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Tập huấn và Hội thảo

  Học để làm ở Ấn Độ(06-06-2019)

Hoàng Kim học để làm ở Ấn Độ

HỌC ĐỂ LÀM Ở ẤN ĐỘ
Hoàng Kim


Bài học quý giá nhất của tôi học được từ đất nước
Ấn Độ là triết lý vô ngã HÃY LÀ CHÍNH MÌNH và HỌC ĐỂ LÀM, HỌC BỞI LÀM (Learning by Doing/ Learning to Doing). Ấn Độ  là đất nước tốt đẹp và thân thiện, nôi đạo Phật, quê hương của hiền triết Gandhi Tagore,  xứ sở của thánh kinh Vệ-đà huyền thoại và Đồng bằngsông Ấnsông Hằng. Ấn Độ có Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) ở Hyderabad, Telangana , Viện Nghiên cứu Cây có củ Ấn Độ (CTCRI) ở Sreekariyam, Thiruvananthapuram, Kerala rất nổi tiếng. Tôi đã nhiều lần đến Ấn Độ, có nhiều bạn quý ở nơi ấy, và có được những dịp may khảo sát nông nghiệp từ Nam Ấn đến Bắc Ấn, gặp gỡ nông dân, thưởng thức biểu diễn Yoga, chứng kiến pháp sư Mật tông dạy rắn độc, thăm các di tích lịch sử nổi tiếng, thưởng thức những đêm nhạc và tuyệt phẩm điện ảnh đầy tính văn hóa, sử thi …Tôi chưa viết được về Ấn Độ đất nước và con người. Đó là một món nợ tình cảm. Học để làm ở ICRISAT là phóng sự ảnh, “kinh không lời”. Bài phóng sự ảnh tại đây…

Ấn Độ đất nước và con người

Tôi dành bài này để nhớ lại và suy nghĩ các trãi nghiệm ấn tượng không quên đối với  Ấn Độ đất nước và con người; Thánh kinh Vệ-đà và đạo Phật; Hiền triết Gandhi Tagore; Kỳ bí Yoga và Mật tông; Thầy bạn của tôi ở nơi ấy; Học để làm ở Ấn Độ. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong bài “Viết văn là nghề khó nhất” có nói rằng: Nghề viết cần nhớ câu “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Đừng hy vọng viết được ngay những cuốn tiểu thuyết có giá trị … nếu không thật sự có quyết tâm tích lũy từng ngày, từng tháng, từng năm vì một khát vọng thật sự với văn chương.

Mời bạn đọc Địa chỉ xanh Ấn Độ đất nước và con người. Học để làm ở Ấn Độ là một kinh nghiệm lớn nhưng cần sự lắng đọng. Đất nước Ấn Độ có những vùng văn hóa đặc sắc như PunjabPoila Baisakh,Bengal,… Kerala, mà sắn Ấn Độ, đất nước dẫn đầu năng suất sắn của toàn thế giới, lại có nhiều ở Kerala và Tamil Nadu. Cám ơn bạn.

Hoàng Kim

 

Learning to Doing at ICRISAT

 

 

http://cropsforbiofuel.blogspot.com/2009/03/learning-to-doing-at-icrisat-india.html
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/hoc-de-lam-o-an-do-2/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dia-chi-xanh-an-do/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Thơ thiền Thích Nhất Hạnh
Helen Keller người mù điếc huyền thoại
Biết đủ và cẩn trọng
Sự chậm rãi minh triết

Video yêu thích
ICRISAT (Video)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  CNM365Tình yêu cuộc sốngCây Lương thực  Dạy và Học  Kim on LinkedIn KimYouTube Kim on Facebook KimTwitter  hoangkim vietnam 

Xem tiếp >>

  Bệnh virus khảm lá sắn và cách phòng trừ.(16-09-2017)


Bệnh virus khảm lá sắn và cách phòng trừ. "Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn (Cassava Mosaic Disease - CMD) là do Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Việt Nam ban hành lần đầu tại văn bản số 1605/BVTV-TV ngày 21/7/2017. Theo Cục BVTV, đây là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại tại Việt Nam." Tiến sĩ Claude Fauquest, Giám đốc đối tác sắn toàn cầu cho thế kỷ 21 (GCP21) thông tin: "Bệnh CMD đang lan rộng nhanh chóng giữa năm 2016, đầu tiên gây hại một vài nơi tại Campuchia và bây giờ là tại 5 tỉnh ở Đông Cam-pu-chia và ít nhất một tỉnh (Tây Ninh) ở Việt Nam. Bệnh này lây lan chủ yếu do hom giống và bọ phấn trắng (whiteflies), mặc dù bọ phấn trắng có vai trò nhỏ hơn nhưng sự lây lan rất quan trọng. Một số sáng kiến đã được thực hiện bởi JIICA, CIAT, FAO, ACIAR, nhưng chưa thể kiểm soát bệnh này. Chúng ta cần thiết lập một dự án khu vực đơn giản cho kiểm soát bệnh CMD ít nhất là Campuchia và Việt Nam. Những nước đang bị dịch hại CMD đe dọa như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đều cần ghi danh tham gia kế hoạch này. GCP21 có thể phục vụ như là một bộ xúc tác để thúc đẩy sự phát triển của kế hoạch". Sách sắn "Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành" của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoang Long, Mai Trúc Nguyễn Thị Trúc Mai , BM Nguyễn Bạch Mai đề cập chi tiết chương 6 "Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ" xem chi tiết tại http://cayluongthuc.blogspot.com/2017/09/benh-virus-kham-la-san-va-cach-phong-tru.html

Xem tiếp >>

  Cây LÆ°Æ¡ng Thá»±c Việt Nam(18-04-2017)


 

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Nội dung tài liệu nhằm cung cấp thông tin chọn lọc về kỹ thuật canh tác lúa, ngô, sắn, khoai lang cho giáo viên, sinh viên, học sinh, kỹ thuật viên nông nghiệp, khuyến nông viên và nông dân, trọng tâm đáp ứng điều kiện sinh thái và đặc điểm kinh tế xã hội của các tỉnh phía Nam. Xem tiếp >> http://foodcrops.vn 1 2 Nông nghiệp Việt Nam  Nong Lam University in Ho Chi Minh city

 

Xem tiếp >>

  Sắn Thế Giá»›i và Việt Nam(21-01-2016)

CassavaNews132

CNM365. Sắn Thế Giới và Việt Nam. Thông tin về Hội thảo Cây Có củ Toàn cầu tại Nan Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 – 22/1/2016 và báo cáo “Cách mạng sắn ở Việt Nam”. xem tiếp...

Xem tiếp >>

  Quản lý bền vững sắn châu Á(03-06-2015)


 

FOODCROPS.VN. Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ Nghiên cứu đến Thực hành (SUSTAINABLE MANAGEMENT OF CASSAVA IN ASIA   From Research to Practice) là sách sắn mới, được viết bởi Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye. CIAT 2014, 148 trang, Bản tiếng Anh, chỉ số xuất bản ISBN 978-958-694-136-5, Bản tiếng Việt đang in 2015. Tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT giới thiệu: (trích) ” Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.”. Được sự đồng ý của tác giả, tài liệu sách sắn mới này được giới thiệu song ngữ Anh Việt lần lượt tại trang www.foodcrops.vn chuyên mục Food Crops and Green Travelwww.hoangkimlong.wordpress.com chuyên mục Tiếng Anh cho em

xem tiếp

 

 

Xem tiếp >>

  Há»™i nghị Quốc tế: Hợp tác Việt Nam Nhật Bản vì má»™t tÆ°Æ¡ng lai bền vững (22-12-2014)



FOOD CROPS. "Hợp tác Việt Nam Nhật Bản vì một tương lai bền vững  Thực vật, Nông nghiệp, Sản xuất Sinh khối" là chủ đề chính của chín báo cáo tại Hội nghị Quốc tế ngày 8 tháng 12 tại Viện Di truyền Nông nghiệp (AGI) . Phía Việt Nam có các báo cáo của TS. Trịnh Khắc Quang (Giám đốc của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), PGS. TS. Lê Huy Hàm (Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp), PGS.TS. Phạm Văn Cường (Phó Giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam), TS. Hoàng Kim (chuyên gia sắn Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh) Phía Nhật Bản  có báo cáo của GS.TS  Fukuda Hiroo và TS. Chieko Saito (Trường Đại học Tokyo),  GS.TS. Seki Motoaki và TS Yoshinori Utsumi ( RIKEN),  GS.TS. Fujiwara Toru (Trường Đại học Tokyo), TS. Hiroshi Ezura (Trường Đại học Tsukuba), TS. Akihiko Kondo (Trường Đại học Kobe), TS Chieko Saito.(xem tiếp)

Xem tiếp >>

  Những sá»± kiện Nông nghiệp má»›i cập nhật (02-06-2014)

www.foodcrops.vn. Ngày 29 tháng năm 2014, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - VAAS Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới của - CIAT phối hợp tổ chức sự kiện "Thúc đẩy nghiên cứu nông nghiệp tại Việt Nam và Đông Nam Á" tại Viện Di truyền Nông nghiệp (AGI). Sự kiện này là một cơ hội tuyệt vời để giới thiệu những tiến bộ đáng kể được thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp bởi đội ngũ CIAT đội sắn VAAS nghe về tầm quan trọng chiến lược của CIAT ở châu Á và Việt Nam. Bạn có thể thấy một số tài liệu cuộc họp chuyên gia ở http://foodcrops.vn

Xem tiếp >>

  Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thÆ°Æ¡ng hiệu (12-11-2012)

CÂY LƯƠNG THỰC Tiến sĩ Trần Đình Lâm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hỏi: "Ở Việt Nam mình hiện có tổ chức nào hướng dẫn cho nông dân trồng khoai lang để có thể đạt chất lượng công nhận hữu cơ quốc tế (International Organic Accreditation)?

Tiế
n sĩ Hoàng Kim giảng viên chính Khoa Nông học Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trả lời: Hiện nay thì chưa, nhưng chúng ta đã có một số địa chỉ xanh tiềm năng trồng khoai lang Nhật đạt chất lượng cao. Giống khoai khoai lang ở Việt Nam đã được chuyên gia nông nghiệp Việt Nam hợp tác với chuyên gia Nhật và chuyên gia CIP (Trung tâm Khoai tây Quốc tế) đã thực hiện từ nhiều năm qua việc tuyển chọn và phát triển các giống khoai lang tốt  phổ biến rộng rãi trong sản xuất hiện nay như khoai Nhật đỏ HL518, Nhật tím HL419, Murasa Kimasari, Nhật vàng Kokey 14, Nhật trắng HL284. Chúng ta đã có những vùng khoai lang ngon như khoai Nhật tím ờ Bình Minh, Bình Tân của tỉnh Vĩnh Long, khoai Trùi Sa Trà Đõa ở Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, khoai Lệ Cần ở Đăk Đoa của tỉnh Gia Lai, khoai Bí Mật ở Lâm Hà, Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng, khoai Nhật đỏ HL518 ở Tuy Đức và Đăk Song,của tỉnh Đăk Nông. Đặc biệt là Kỳ tích từ cây lúa, củ khoai ở Hòn Ðất tỉnh Kiên Giang với doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hạo. trồng khoai lang rất thành công..

Liên ngành nghiên cứu về nghèo đói dựa trên phương pháp tiếpcận năng lực (Interdisciplinary Study on Poverty based  on Capability Approach) là chủ đề hội thảo mới đây tại trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.  Tiến sĩ Kim Ki Hueng  Trường Đại học Tokyo Nhật Bản đã trình bày báo cáo "Nông nghiệp Hữu cơ ở Nhật Bản Hàn Quốc và Việt Nam" (Organic Agriculture in Japan, Korea and Việt Nam ) và GS Ikemoto Yukio đã trao đổi về " Mối quan hệ giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hiện nay nhìn từ góc độ nghiên cứu nông nghiệp sinh thái liên ngành". Công trình nghiên cứu đã giới thiệu điển hình  nông trại Nico Yasai tại Đắc Lắc do một thanh niên người Nhật Bản sản xuất rau theo mô hình nông nghiệp sinh thái tại  Nhật Bản. Đây là mô hình canh tác hữu cơ không dùng phân bón hóa học và không phun thuốc trừ sâu bệnh để đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm. Kiểu canh tác này  xuất hiện từ những năm 1970 tại Nhật Bản và trở thành trào lưu thịnh hành ở nước này vào những năm 80. Đến những năm 90, chính phủ Nhật Bản bắt đầu có quy chế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho những sản phẩm nông nghiệp sinh thái đạt chuẩn (JAS – Japan Agricultural Standard). Thị trường rộng lớn của nông nghiệp sinh thái hiện đại đang hướng đến những sản phẩm thân thiện môi trường và sức khỏe thông qua những nông phẩm được công nhận và dán nhãn JAS với sự  liên kết giữa người sản xuất và tiêu dùng  chia sẻ thông tin, gắn bó và ủng hộ lẫn nhau để có được mối quan hệ cung cầu ổn định và lâu dài.
Khoai lang Việt Nam vốn đã có tiền đề hợp tác chọn tạo giống và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác khoai lang thích hợp vùng sinh thái kết nối với Nhật Bản và CIP trong nhiều năm, nay hoàn toàn thuận lợi để phát triển theo hướng xây dựng thương hiệu đạt sản phẩm chất lượng của công nhận hữu cơ quốc tế . Từ đó sẽ có thể hình thành sự khởi đầu tốt đẹp "Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu" .
xem tiếp

Xem tiếp >>

  45 năm thành lập CIAT và sắn Việt Nam (15-09-2012)

CÂY LƯƠNG THỰC. Ngày 10 tháng Chín năm  2012 tại Hà Nội, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) đã kỷ niệm 45 năm nghiên cứu phát triển nhằm mang lại lợi ích nông dân sản xuất nhỏ và người tiêu dùng nghèo trên toàn vùng nhiệt đới của  thế giới. Đồng thời, CIAT đã đánh dấu ba thập kỷ nghiên cứu sáng tạo cho phát triển nông nghiệp theo định hướng thị trường trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Lời chào mừng từ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tiến sĩ Bùi Bá Bổng phát biểu đã tôn vinh ba thành tựu to lớn của CIAT đóng góp cho nền nông nghiệp Việt Nam . Thứ trưởng nhấn mạnh: " Nông nghiệp vẫn là một lĩnh vực rất quan trọng đối với Việt Nam. Khoảng 70% dân số có liên quan đến nông nghiệp và sản xuất hơn 20% sản lượng kinh tế. Việt Nam là một nước xuất khẩu chính của nhiều sản phẩm nông nghiệp, và trong một số trường hợp là dẫn đầu hoặc là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu trên toàn cầu, với tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp đạt 25 tỷ USD mỗi năm. Trong lĩnh vực sắn, với diện tích thu hoạch hơn nửa triệu ha, giá trị xuất khẩu sản phẩm sắn của Việt Nam đạt 800-950 triệu USD mỗi năm. Trong kết nối này, CIAT đã có những đóng góp đáng kể thông qua việc cải thiện ngành sắn Việt Nam. CIAT đã làm việc tại Việt Nam trong hơn hai mươi năm với các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu. Đã có ba lĩnh vực chính của sự hợp tác." ...

Xem tiếp >>

  Sắn làm nhiên liệu sinh học ở Việt Nam: Hiện trạng, CÆ¡ há»™i và Thách thức(19-04-2011)

CROPSFORBIOFUEL. Hội nghị tổng kết dự án nhiên liệu sinh học quốc tế ICRISAT-CIAT-IFAD Khai thác cây nhiên liệu sinh học để nâng cao sinh kế cho các nông hộ đã được tổ chức bởi Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 và 15 tháng Tư năm 2011. Thành phần tham dự có các nhà nghiên cứu chính và quản lý từ các tổ chức đối tác tại Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Colombia và Mali. Tại Hội nghị này TS Hoàng Kim, PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, TS. Rod Lefroy và tập thể đã trình bày báo cáo  "Sắn làm nhiên liệu sinh học ở Việt Nam: Hiện trạng, Cơ hội và Thách thức" đúc kết thành quả mới nhất của chọn tạo, phát triển giống sắn , thử nghiệm các bộ giống mới lạc, lúa miến, Jatropha trồng xen sắn để nâng cao hiệu quả kinh tế canh tác sắn và thu nhập của nông hộ, khái quát hiện trạng, cơ hội và thị trường sắn làm nhiên liệu sinh học tại Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu phát triển sắn thích hợp bền vững.

 

CROPS FOR BIOFUEL This paper to supply the final report for three years (2008-2010) research and development of cassava varieties and new techniques at pilot site selection in Dong Nai, Tay Ninh, Ninh Thuan and Yen Bai province, a production map of cassava for biofuel in Vietnam: opportunities and challenges, and recommendation for next step (see more )

xem thêm video Chương trình nhiên liệu xanh  Grupo GPC Cassava Bio Ethanol Project

Xem tiếp >>

  TÆ°Æ¡ng lai má»›i cho sắn ờ châu Á(14-10-2010)

CÂY LƯƠNG THỰC . CIAT 2010. Tiến sỹ Reinhardt Howeler chủ biên. Tương lai mới cho  sắn ờ châu Á: làm thực phẩm, thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh học có lợi cho người nghèo. Thông tin Hội thảo Sắn  Quốc tế lần thứ Tám tổ chức tại  thủ đô Viên Chăn, Lào ngày 20-24 tháng 10 năm 2008. Nơi xuất bản: Văn phòng CIAT Băng Cốc cộng tác với Viện Nghiên cứu Cây trồng , Bộ Nông nghiệp Thái Lan. Năm xuất bản: tháng Tám năm 2010. Sách dày 803 trang, gồm những báo cáo đầy đủ đã được cập nhật và bổ sung tư liệu mới đến hết năm 2009 (báo cáo tóm tắt và báo cáo power point tại hội thảo đã đăng trước đây) Nội dung sách bao gồm: hiện trạng sản xuất sắn ờ châu Á, chọn tạo giống sắn, kỹ thuật canh tác sắn, dự án Nippon Foundation phát triển sắn bền vững ở châu Á, các sáng kiến nghiên cứu phát triển sắn khác ở châu Á và châu Phi, sâu và bệnh sắn, sử dụng củ và lá sắn làm thức ăn gia súc, phát triển mới trong chế biến sắn , đặc biệt là làm nhiên liệu sinh học, tinh bột, tinh bột biến tính, màng phủ sinh học, công nghiệp thực phẩm. Mục lục các báo cáo dưới đây. Hai tóm tắt của báo cáo hiện trạng sản xuất sắn  và chọn giống sắn tại Việt Nam kèm theo. Thông tin đầy đủ hơn xin liên hệ: Dr. Reinhardt H. Howeler CIAT Cassava Office for Asia. Department of Agriculture, Chatuchak, Bankok 10900, Thailand  r.howeler@cgiar.org    xem tiếp     

 Mục lục các báo cáo tiếng Anh của cuốn sách này  

Xem tiếp >>

  Việt Nam chốn tổ của nghề lúa(17-09-2010)

FOOD CROPS. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long,  tác giả cụm công trình nghiên cứu và phát triển lúa gạo đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, vừa có hai bài viết quan trọng về "Lịch sử cây lúa Việt Nam" (Rice history in Việt Nam) và "Cải thiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam" (Improved rice varieties for rice production in Vietnam). Giáo sư đã đưa ra các  bằng chứng và dẫn liệu Việt Nam là chốn tổ của nghê lúa và những tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21. Hai báo cáo này sẽ trình bày tại hội thảo Quốc tế lúa gạo sắp tổ chức ở Hà Nội. Tác giả gửi riêng tài liệu cho chủ bút Cây Lương thực (xem tiếp). xem thêm  Để hạt thóc cổ thành Dền thuyết phục được các bên

Xem tiếp >>

  Hiện trạng sắn Việt Nam và sá»± cải thiện giống sắn (16-04-2010)

Hoàng Kim, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Trần Công Khanh, Nguyễn Trọng Hiển, Hernan Ceballos, Rod lefroy, Keith Fahrney, Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye 2010. TÓM TẮT. Năm  2009 sản lượng sắn Việt Nam đạt 9,45 triệu tấn so với sản lượng 1,99 triệu tấn của năm 2000. Đó là kết quả của việc mở rộng diện tích từ 237.600 ha lên 560.400 ha và tăng năng suất từ 8,36 tấn/ha năm 2000 lên 16,90 tấn/ha năm 2009. Việt Nam đã đạt tiến bộ kỹ thuật nhanh nhất châu Á về chọn tạo và nhân giống sắn.Tiến bộ này là do nhiều yếu tố mà yếu tố chính là thành tựu trong chọn tạo và nhân giống sắn lai. Năng suất và sản lượng sắn của nhiều tỉnh đã tăng lên gấp đôi do trồng các giống sắn mới năng suất cao và áp dụng kỹ thuật canh tác sắn thích hợp, bền vững. Diện tích canh tác giống sắn mới toàn quốc hiện đạt trên 500.000 ha, chủ yếu là KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26, KM98-7. Sắn lát và tinh bột sắn có lợi thế cạnh tranh cao và thị trường sắn là triển vọng. Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất và chế biến sắn làm tinh bột, thức ăn gia súc và làm cồn sinh học đã tạo ra nhiều việc làm, tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa một số khu vực nông thôn. Các nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiện giống sắn nhập nội từ CIAT thích hợp cho mục tiêu sản xuất cồn sinh học đang được thực hiện trong chương trình sắn Việt Nam. Với 24.073 hạt giống sắn nhập nội từ CIAT, 37.210 hạt giống sắn lai tạo tại Việt Nam, 38 giống sắn tác giả và 31 giống sắn bản địa đã chọn được 98 giống sắn triển vọng. Trong đó có ba giống KM140, KM98-5 và KM98-7 đã được phóng thích ở giai đoạn 2007 - 2009. Những giống sắn mới  KM297, KM228, KM318, KM325, KM397, KM414, KM419, KM21-12, SC5, HB60 hiện đang được khảo nghiệm tại Dong Nai, Tây Ninh, Ninh Thuận, Yên Bái , ... (tài liệu tiếng Anh đọc tại đây hoặc tại đây data/hoangkim/Current situation of cassava in Vietnam and the breeding of improved cultivars.doc

Xem tiếp >>

  Thông tin về cây nhiên liệu sinh học Việt Nam (10-04-2010)

CROPS FOR BIOFUEL. Điểm tin mới về chương trình phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam. Tài liệu Slideshow của Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim, Keith Fahrney, Rod Lefroy, Hernan Ceballos 2009.  Khai thác cây nhiên liệu sinh học chịu hạn để tăng thu nhập cho các nông hộ ở Việt Nam. Sắn là cây nhiên liệu sinh học chịu hạn có lợi thế canh tranh cao  trên thế giới và Việt Nam.  Hiện trạng sắn Việt Nam và tiềm năng sử dụng sắn làm nhiên liệu sinh học. Thông tin dự án và một số kết quả bước đầu.  (xem tiếp)  

Xem tiếp >>

  Giống sắn KM140 Giải Nhất Há»™i thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn Quốc 2009(25-12-2009)

Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Nguyễn Hữu Hỷ, Võ Văn Tuấn, Phạm Văn Biên,  Đào Huy Chiên , Reinhardt Howeler, Hernan Cebbalos 2009. "Chọn tạo và phát triển giống sắn KM140"  Bài báo đăng trên tạp chí khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Đại học Nông Lâm 2007 . Giống sắn KM140 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận sản xuất thử năm 2007, công nhận giống chính thức năm 2009. Giống sắn KM140 hiện trồng trên 30.000 ha, đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc (VIFOTEC) năm 2009. 

Xem tiếp >>

  Nguyá»…n Văn Bá»™, Hoàng Kim và tập thể, 2008. Tiến bá»™ má»›i của ngành sắn Việt Nam (Lao 20-24 Oct. 2008)(14-11-2008)

 http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=1009&ur=hoangkim&lng=en

Xem tiếp >>

  Hoàng Kim, Nguyá»…n Văn Bá»™, Reinhardt Howeler, Hernan Ceballos 2008. Hiện trạng sắn Việt Nam và sá»± chọn lọc các dòng sắn lai Ä‘Æ¡n bá»™i kép (DH) nhập ná»™i từ CIAT (Bỉ 21-25/7/2008)(14-11-2008)

http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=1006&ur=hoangkim&lng=en

Xem tiếp >>

  Hoàng Kim, Nguyá»…n Văn Ngãi, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2008. Hiện trạng sản xuất sắn Việt Nam và tiềm năng dùng sắn làm nhiên liệu sinh học (Ấn Độ 1-2/5/2008).(14-11-2008)

http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=1004&ur=hoangkim&lng=en

Xem tiếp >>

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007