Số lần xem
Đang xem 1165 Toàn hệ thống 2548 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 5. Gạo Việt từ giống tốt đến thương hiệu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI; Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi; Thầy Ngoạn thơ tình hồ núi Cốc. Ngày 25 tháng 5 năm 1968 ngày mất của nhà thơ chiến sĩ Ca Lê Hiến (1940-1968) bút danh Lê Anh Xuân. Ông hy sinh trong chiến đấu năm 1968, tác giả Dáng đứng Việt Nam "...Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân". Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình. Ngày 25 tháng 5 năm 1977 phát hành lần đầu bộ phim khoa học giả tưởngChiến tranh giữa các vì sao là một trong những bộ phim thành công nhất mọi thời đại do George Lucas viết kịch bản và đạo diễn. Ngày 25 tháng 5 năm 2001 , Erik Weihenmayer trở thành người mù đầu tiên leo tới đỉnh của Everest. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 5: Gạo Việt từ giống tốt đến thương hiệu; Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI; Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi; Thầy Ngoạn thơ tình hồ núi Cốc. xem tiếp tại đây hoặc ở... (1)(2)(3)(4)
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Gạo Việt từ giống tốt đến thương hiệu chúc mừng anh Trần Mạnh Báo Cơm ngon từ giống Gạo sạch từ tâm bài học quý của người lính trở về sau thống nhất Tổ Quốc
Bao nhiêu bạn cũ đã đi rồi
Nhớ để mà thương cố gắng thôi
Nhà khoa học xanh gương trung hiếu
Người thầy chiến sĩ đức hi sinh
Dưới đáy đại dương là ngọc quý
Trên đồng chữ nghĩa ấy tinh anh
Doanh nghiệp Thái Bình chăm việc thiện
Giống tốt bội thu vẹn nghĩa tình.
Hình ảnh và trang văn thắp lửa
Tôi theo chân ThaiBinhSeed đã lâu nhưng thầm lặng theo dõi mà không bình luận gì, vì vẫn lo lắng “thương trường là chiến trường” lợi nhuận, tâm đức, thất bại và thành công, đã có những tấm gương của những anh hùng tiên phong kém may mắn và chưa bền vững như tôi đã từng biết về Nông Trường Sông Hậu là một thí dụ. Tôi đã gửi gắm tâm sự này trong bài Dưới đáy đại dương là ngọc. Tôi thích sự dấn thân thầm lặng, không ưa sự ồn ào phong trào. Sự tôn vinh của dư luận tuy có nhiều điều hay nhất thời nhưng cũng tạo nên áp lực lớn cho người trong cuộc, mà biết đâu những người lặng lẽ hơn lại là những người bình an hơn.Với tôi, cuộc sống hội hè là sự già nua trước tuổi. Cho tới khi tôi tiếp xúc với những trang văn thắp lửa của anh Trần Mạnh Báo với niềm đam mê ruộng đồng, khát khao cống hiến cháy bỏng của anh thì những giấc mơ lành tuổi thơ dường như được đánh thức,để biết hãy là chính mình, tự nguyện vô tư dấn thân làm điều chí thiện để không tự thẹn với lòng mình. Tôi đã trân trọng cảm phục và đồng cảm sâu sắc với anh Trận Mạnh Báo qua hình ảnh và trang văn thắp lửa của anh để tôi xúc động viết được những câu thơ trên.
Gạo sạch từ tâm Gạo Niêu Vàng khoảng 6 tháng trước facebooker Vũ Quang Vinh đã viết: ” Lạnh buốt da! Sáng nay ngoài cánh đồng 11 độ C, bà con nông dân Thái Bình Seed vẫn đang cày lật ải!
Nhưng có lẽ bà con sẽ cảm thấy ấm áp hơn khi đọc những vần thơ này:
Những cánh đồng
Bát ngát một màu xanh
Màu của lúa
Của tình người với đất
Của nhà nông chân đất
Của áo vải sờn vai
Suốt bốn mùa
Xuân hạ thu đông
Bán mặt cho đất
Bán lưng cho trời
…..
(Trích)
Đây là món quà mộc mạc chân tình của facebooker Vũ Quang Vinh dành tặng riêng cho ThaiBinh Seed vào ngày hôm qua.
Vất vả mấy thì hạt mầm cũng mọc thành lúa, trải qua xay giã dần sàng, cũng thành hạt gạo trắng tựa bông. Giữa dòng đời cuối năm lạnh giá và hối hả, cần lắm một lời động viên ấm áp để ta tự nhủ: Rồi mình cũng sẽ thành công mà thôi!
Hãy tag những người thương yêu của bạn vào và tặng họ những lời ấm áp nhé!”
Gao Việt, thương hiệu gạo Việt, dường như đã lâu lắm, mới có một sản phầm thông tin ngắn và xứng tầm như thế.
Anh Trần Mạnh Báo chia sẻ bài viết Thăm một một gia đình Nông dân Mỹ với Nguyễn Thủy và 5 người khác ngày 23 tháng 3 năm 2018. Anh viết
“Sáng nay một cán bộ khuyến nông của Trạm số 260, thuộc trường đại học Missouri dẫn chúng tôi đi thăm một gia đình – một doanh nghiệp Nông nghiệp.
Gia đình này đã 5 đời làm nông nghiệp. Hiện nay gia đình đã trở thành môt Công ty nông nghiệp. Công ty có 600 ha đất nhưng chỉ có 4 người làm. Cây trồng chính là Ngô và Đậu tương luân phiên. Một cây bổ sung dinh dưỡng cho đất và một cây cần nhiều dinh dưỡng từ đất. Mọi người trong gia đình làm và hưởng lương theo kết quả làm việc của mình và được chia cổ tức theo cổ phần.
Việc hình thành Công ty bắt đầu từ việc tích tụ đất. Sau khi kinh tế phát triển. Những người nông dân không muốn làm nông nghiệp vào thành phố ở và bán ruộng cho những người thích làm nông nghiệp ở lại làm kinh doanh và chuyển thành doanh nhân nông ngiệp.
Việc sản xuất ở đây được cơ giới hoá toàn bộ từ làm đất, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch, chế biến và bảo quản theo một chu trình khép kín với những máy móc hiện đại và được ứng dụng công nghệ mới nhất (4.0) trong việc chăm sóc, tưới nuóc và Bảo Vệ Thực Vật. Ví dụ: sử dụng máy bay xác định màu sắc cây trồng bằng hình ảnh trên đồng ruộng để đưa ra biện pháp bón phân hay phun thuốc Bảo Vệ Thực Vật phù hợp. Khi tôi thấy trong sản xuất ở đây vẫn sử dụng giống lai, thuốc Bảo Vệ Thực Vật tôi hỏi họ: việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở đây thế nào thì được trả lời. Những người sản xuất nông nghiệp hữu cơ ba năm thì bị phá sản. Lại một vấn đề nữa đang đặt ra trong suy nghĩ của chúng tôi…
Việc ra đời những Công ty gia đình làm nông nghiệp ở Mỹ rất phổ biến. Và vì vậy các Công ty này tham gia vào các hiệp hội để phát triển là một xu hướng đã trở thành quy luật ở Mỹ.
Sau khi thăm gia đình nông dân chúng tôi được đi thăm dòng sông Mississippi, môt dòng sông nổi tiếng nằm giữa bang Missouri và bang Iniloi (có thành phố Chicago nổi tiếng). Đến đây chúng tôi gặp một bến phà. Tôi thấy làm lạ: một dòng sông không lớn, mà hệ thống giao thông ở Mỹ rất phát triển và hiện đại, sao còn sử dụng phà? Họ trả lời là cách đây 20 km có một cây cầu. Nhưng người dân vùng này không thích ồn ào nên họ vẫn giữ lại bến phà cho yên tĩnh và cũng là một cách giữ lại truyền thống văn hoá xưa.
Câu chuyện ở đây là hai sự việc trong quá trình phát triển, giữa sự hiện đại ở trình độ đỉnh cao với việc giữ gìn văn hoá và truyền thống.
P/S: Hình ảnh được sắp xếp theo trình tự của quá trình sản xuất từ cánh đồng, nhận giống, làm đất, gieo hạt, chăm sóc, phun thuốc BVTV đến thu hoạch, bảo quản và chở sản phẩm ra thị trường tiêu thụ./.”
Anh Trần Mạnh Báo viết bài TẠM BIÊT HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ trên Face Book cũng thật ấn tượng. Anh viết:
“45 năm trước khi nghe cụm từ “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” trong Hiệp định Paris, đâu có thể nghĩ rằng mình sẽ đến đất nước xa xôi bên kia bờ Thái Bình Dương, cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Thế mà tôi đã có ba lần đến đất nước này. Hai lần trước chúng tôi đi nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại. Còn lần này là một khoá học ngắn hạn về quản lý, nghiên cứu và xây dựng hiệp hội thương mại ngành hàng trong sản xuất và thương mại nông nghiệp theo lời mời của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Bây giờ là 6:30 ngày 24.03.2018, chúng tôi rời khách sạn ra sân bay Louis về nước. Tạm biệt Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ. Đất nước nhiều duyên nợ với quê hương chúng tôi. Ngoài trời những cơn mưa dông đầu mùa, sấm chớp đùng đùng đang về trên mảnh đất này. Thế mà 14 ngày trước khi chúng tôi đến đây thì được chào đón bằng một trận mưa tuyết mà tôi chưa bao giờ gặp. (Một người bạn cũ từng ở Châu Âu 30 năm, bây giờ về nước biết tin nhắn bảo “mày chụp lấy cái ảnh làm kỉ niệm chứ ít khi gặp được mưa tuyết ở VN đâu” Có lẽ điểu đó sẽ thành sự thực).
Hai tuần trên đất Mỹ. Quãng thời gian ngắn ngủi của một đợt học căng thẳng từ khi đến cho tới khi về. Nhưng cũng được nhiều điều bổ ích cho bản thân và công việc. Điều ấn tượng nhất, ghi vào trí não tôi nhiều nhất không phải là kiến thức tôi tiếp thu được mà là những con người với thái độ và trách nhiệm trong công việc mà họ đang làm. Trong đó có hai vị Giáo sư đã lớn tuổi.
Ấn tượng đó đến với tôi ngay từ khi gặp họ ngày đầu tiên trong đợt học này. Lúc đầu tôi nghĩ họ chỉ là người làm thuê cho nhà trường chứ không phải là những Giáo sư sẽ chăm lo giúp đỡ chúng tôi tất cả mọi việc trong suốt đợt học. Đó là hai người Thầy mà có lẽ sẽ khó có thể gặp ở nơi khác. Dr. Ken Schneeberger trên 80 tuổi, khi đến đón chúng tôi đã lái một chiếc xe 12 ghế ngồi, cách chỗ đón chúng tôi hai giờ (từ thành phố Louis về trường Missouri ở thành phố Columbia) dưới trời mưa tuyết mà xe vẫn chạy với vận tốc 120km/h. Thầy William H. Meyers, 79 tuổi, đã từng ở Việt Nam trong những năm 60 của thế trước. (Ông đã ở Đồng Tháp một năm, Huế một năm, ở Cần Thơ và ĐBSCL một năm rưỡi với vai trò chuyên gia giáo dục và dạy tiếng Anh).
Trong suốt nửa tháng trời hai ông chăm lo cho chúng tôi từ bữa ăn (cho hợp khẩu vị), tổ chức các chương trình học tập, đi thăm, nghiên cứu, thảo luận và cả tham quan, nghỉ ngơi cho đến tận khi đưa ra sân bay về nước (mà không có ai phụ giúp).
Buổi học cuối cùng của đợt nghiên cứu này cũng là một buổi học nghỉ muộn nhất. 19:30 chúng tôi mới được nghỉ ăn tối và chuẩn bị cho chuyến bay sớm về nước ngày hôm sau.
Có rất nhiều điều thấy được, tiếp thu được từ đợt nghiên cứu này. Rồi sẽ phải ghi lại, vận dụng vào công việc và cuộc sống của mình. Nhưng điều mà tôi suy nghĩ nhiều nhất là chúng ta sẽ phải làm sao để mọi người có trách nhiệm với cộng đồng, với công việc và với chính bản thân họ để chất lượng cuộc sống của mình và mọi người tốt hơn.
Xin cảm ơn Trường Đại Học Missouri, cảm ơn Thầy Ken… Thầy Willi…, Cô Linda… và những người Bạn Việt Nam đang nghiên cứu học tập tại trường Missouri đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập.
Xin gửi lời cảm ơn đến Bộ Nông nghiệp Mỹ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã mời chúng tôi tham gia khoá học này. Cảm ơn Mr Trần Quốc Quân, Mir Hường cán bộ Sứ Quán Hoa kỳ cùng những người đã giúp chúng tôi tham gia khoá học này. Xin cảm ơn Mr Trần Quốc Đạt, Mr Nguyễn Chánh Phương và Mir Phan Thị Thanh Xuân đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vừa qua./.
P/S: 14:15’ (Giờ VN là 2:15) ngày 24.3.2018 chiếc Airbus 350-900 của hãng hàng không DELTA Air line đưa chúng tôi bay lên bầu trời chia tay nước Mỹ hướng về sân bay Incheon/Seoul – Hàn Quốc cho một chuyến bay kéo dài hơn 13 giờ đang ở phía trước.”
Anh Trần Mạnh Báoviết bài “THẾ MỚI LÀ TÔI!” về PGS, TS Nguyễn Văn Hoan (Hoan Nguyen) trang FB cá nhân ngày,18 Tháng 4 . Bài viết ngắn, xúc động, đầy ắp thông tin
“Ông là nhà khoa học, là người thầy yêu quý của nhiều thế hệ học sinh trường Đại học Nông nghiệp 1 (Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Năm nay Ông đã 69 tuổi, đã một lần bị tai biến và chân đi không còn thăng bằng nữa. Hiện nay Ông đang làm một việc mà nhiều người cho là không bình thường. Ông là PGS, TS Nguyễn Văn Hoan. Ông là tác giả của nhiều giống lúa, trong đó có giống lúa lai Việt Lai 20. Sau khi Ông nghỉ hưu và không làm việc tại Học viện Nông nghiệp nữa Ông vào Tây nguyên mua đất, dựng lều, làm ruộng để nghiên cứu giống cây trồng. Tôi và Ông có nhiều điều tâm đắc, cùng say mê với đồng ruộng và yêu cây lúa. Vì vậy chúng tôi đã hợp tác nghiên cứu. Kết quả còn chờ thời gian và sự may mắn. Nhưng những gì ông làm, những gì tôi chứng kiến trong nhiều năm qua đã thực sự thuyết phục tôi và thương yêu, quý trọng Ông hơn.
Để có thể cấy được lúa trên đất Tây Nguyên Ông phải đào sâu 40-50 cm, lót bạt chịu nước rồi đổ đất lên trồng lúa trong những nhà lưới tự thiết kế thi công. Để trồng cây ăn quả mà chịu được hạn mùa khô Ông phải đào hố sâu 40 cm, giữa hố khoan lỗ sâu 40-50 cm và cho vào đó một cái ống tre. Khi trồng cây chú ý cho cái rễ cái vào cái ống tre. Như vậy rễ cây sẽ ăn sâu vào đất hàng mét. Về mùa khô không phải tưới vẫn xanh tốt. Ruộng vườn của Ông được đắp bờ vùng, bờ thửa như ở đồng bằng Sông Hồng. Khi mùa mưa đến nước sẽ được giữ lại không trôi tuột xuống chân đồi. Người dân ở đây đến thấy lạ thì nói “Ông làm những việc không bình thường”. Ông liền trả lời “Thế mới là tôi, không phải là ông”. Còn tôi, tôi tin những gì Ông làm đều được nghiên cứu kĩ càng và dựa trên cơ sở khoa học.
Biết tôi đến thăm, Ông làm cơm với tất cả các món ăn được làm từ sản phẩm do Ông Bà tự sản xuất ra không thiếu những gì mà người Hà Nội cần cho một bữa cơm đãi khách.
Trong ngôi nhà nhỏ, vẫn có một bàn ăn và trên tường có một cái bảng viết đầy tiếng Anh. Thấy tôi đứng đọc bài viết trên bảng, Ông nói. Bà ấy đang học tiếng Anh đấy. “Bà ấy” là một người phụ nữ đã nghỉ hưu theo Ông vào đây để cùng ông dệt cái giấc mơ mà Ông đang ngày đêm khát khao thực hiện. Đó là nghiên cứu tìm giống cho Tây Nguyên, đặc biệt là các giống chịu hạn. Để chờ hai con Ông học ở nước ngoài về kế nghiệp.
Chia tay Ông chúng tôi thật sự bùi ngùi, xúc động, cầu mong Ông Bà luôn mạnh khỏe, thành công trong công việc và hạnh phúc trong “một mái nhà tôn hai trái tim vàng”./.
Chưprông – Gia Lai 12:30 – 18/04/2018″
Cám ơn anh Trần Mạnh Báo hình ảnh và trang văn thắp lửa !
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM KẾT NỐI CAAS IRRI
Hoàng Kim
Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) ở Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li, Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng, tiến sĩ Hoàng Long và tiến sĩ Hoàng Kim đã trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI qua việc kết nối cùng đánh giá mở rộng các giống lúa GSR65, GSR90 tại Phú Yên, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng thông tin sẽ sắp xếp lịch đến thăm lúa siêu xanh ở Phú Yên và Đắc Lắc, Sóc Trang vào các thời gian thích hợp của các năm 2019- 2020 phối hợp kế họach chọn tạo và phát triển giống tốt; xây dựng vùng giống lúa siêu xanh GSR năng suất cao chất lượng tốt cho sản xuất mở rộng .
THẦY QUYỀN NGHỀ NÔNG CỦA CHÚNG TÔI
Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền là nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng. Giáo sư là thầy hướng dẫn đã bảo vệ thành công của 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp, nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, tác giả của sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước. Giáo sư Mai Văn Quyền từ năm 2007 đến nay là cộng tác viên thường xuyên của đài VOV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV2 với công ty Cổ phần phân bón Binh Điền. Giáo sư là chuyên gia của chương trình VTV “Đồng hành và chia sẻ” hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài, là cộng tác viên của báo Nông nghiệp Việt Nam và các báo nông nghiệp, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt Nam. Thầy là tấm gương phúc hậu, minh triết, tận tụy trong nghiên cứu, giảng dạy nông học, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Bước vào năm 2019, giáo sư Mai Văn Quyền sang tuổi 83 và Thầy vẫn đang sung sức đi tới trong tốp đầu của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam thời hiện đại. xem tiếp...
Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng …
Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Huyền thoại Hồ Núi Cốc, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Vũ Phong Vũ (bản khác NSƯT Thanh Hoà), Thanh Lam Tùng Dương ; Hồ trên núi, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Hồ Quỳnh Hương (bản khác NSƯT Anh Thơ); Thơ giao lưu Hồ Núi Cốc giữa những người bạn Mùa Thu Vàng, Hà Duy Tự, Trúc Nhã, LamCa07, Hoàng Kim… được giao hòa trong khung cảnh thiên nhiên lộng lẫy, kỳ thú này.
Chương trình Sắn Việt Nam cùng Chương trình Sắn Châu Á nhiều lần họp tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng đi khảo sát các vùng sắn ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, … và đã có hai lần thăm Hồ Núi Cốc.
Lưu lại những ấn tượng khó quên về một vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam.