Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2129
Toàn hệ thống 3760
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

PhanHuyChulunglaybachkhoathu

PHAN HUY CHÚ THẦY BÁCH KHOA THƯ
Hoàng Kim

Phan Huy Chú (1782 – 1840) là danh nhân văn hoá Việt Nam, nhà khoa học bách khoa thư văn sử địa nổi tiếng với tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”. Ông đồng thời cũng là nhà giáo, nhà thơ của triều vua Minh Mạng.

Phan Huy Chú (tên khác là Phan Huy Hạo, tên hiệu là Mai Phong), sinh năm Nhâm Dần 1782, quê gốc xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra và lớn lên ở xã Thụy Khê, huyện Yên Sơn, Phủ Quốc Oai, nay là làng Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng, là con trai thứ ba của Lễ bộ Thượng thư, tiến sĩ Phan Huy Ích. Ông nội là tiến sĩ Phan Huy Cận, ông ngoại là Ngô Thì Sĩ, cha là Phan Huy Ích, bố vợ là Nguyễn Thế Lịch, bác là Ngô Thì Nhậm, chú là Phan Huy Ôn, anh là Phan Huy Thực… Tiến sĩ Phan Huy Ích trong “Thứ nam thực sinh hỉ phú” (bài phú mừng sinh nhật con trai thứ hai Phan Huy Thực) đã viết: “Văn phái dư lan cự cửu nguyên”, nghĩa là: “dòng văn để lại đủ cửu nguyên”. Ông cũng có lời chú trong “Dụ am ngâm lục” rằng: “Phụ thân tôi Phan Huy Cận, thi Hương, thi Hội 2 lần đỗ đầu (lưỡng nguyên). Tôi thi Hương, thi Hội, thi Ứng chế ba lần đều đỗ đầu (tam nguyên). Bác Hy Doãn (Ngô Thì Nhậm) và chú Nhã Hiên (Phan Huy Ôn) em trai thứ 3 của tôi đều đỗ đầu thi Hương. Tất cả cộng lại được chín lần đỗ đầu, gọi là cửu nguyên”. Tác động của dòng dõi tài danh, hiếu học và những quan hệ trí tuệ đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tính cách của nhà khoa học Phan Huy Chú. Phan Huy Chú là một nhà bác học, danh nhân văn hoá Việt Nam, với tài danh lỗi lạc về bách khoa thư. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị, nổi bật nhất là bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” gồm 49 quyển khảo cứu về lịch sử Việt Nam từ lập quốc đến cuối triều Lê.

Phan Huy Chú trong bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, đã sưu tầm tư liệu, khảo cứu sách vở, đối chiếu sắp xếp, trình bày cô đọng, mạch lạc sinh động, có tầm khái quát cao, chia theo từng loại hiến chương gọi là chí: dư địa chí, nhân vật chí, lễ nghi chí, khoa mục chí, quốc dụng chí, hình luật chí, văn tịch chí, binh chế chí, quan chức chí, bang giao chí. Trong đó: 1) Dư địa chí: Khảo cứu về đất đai, phong thổ và lịch sử địa lý Việt Nam qua các đời; 2) Nhân vật chí: Nói về tiểu sử từ vua chúa, tướng sĩ đến những người trung thần, tiết nghĩa có công với nước; 3) Quan chức chí: Xét về chế độ quan lại ở Việt Nam; 4) Lễ nghi chí: Khảo sát các quy định, thể chế, phẩm phục của vua chúa, quan lại cùng các nghi lễ trong triều đình; 5) Khoa mục chí: Nói về chế độ giáo dục, khoa cử đời xưa; 6) Quốc dụng chí: Viết về chế độ thuế khóa, tài chính qua các triều; 7) Hình luật chí: Xét về pháp luật các đời. 8) Binh chế chí: Khảo về quy chế tổ chức và việc luyện binh qua các đời; 9) Văn tịch chí: Nói về tình hình sách vở nước Việt xưa; 10) Bang giao chí: Khảo về việc giao thiệp, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước qua các đời).

Lê Minh Quốc năm 2009 (5) cho biết: “Năm 1960, 120 năm sau ngày ông mất, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức dịch tác phẩm bày ra chữ Quốc ngữ, dày đến 1.450 trang, khổ 14,5 x 20 cm và ghi nhận: “Trong kho tàng thư tịch Việt Nam, nếu trước kia có bách khoa toàn thư, thì phải nhận rằng, Lịch triều hiến chương loại chí là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam, là cả một kho tư liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu và xây dựng các khoa học xã hội…”. Chúng ta hãy đọc lại một đoạn ngắn trong Lịch triều hiến chương loại chí có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa … Nhà bác học Phan Huy Chú viết: “Ngoài biển phía đông bắc có đảo Hoàng Sa, nhiều núi lớn nhỏ, đến hơn 130 ngọn núi. Từ chỗ núi chính đi ra biển sang các đảo khác ước chừng hoặc một ngày; hoặc vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước chừng 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi. Trong bãi có dòng nước trong suốt đến đáy. Sườn đảo có vô số vỏ yến sào; các thứ chim có đến hàng nghìn vạn con, thấy người vẫn cứ đỗ quanh, không bay tránh. Bên bãi cát, vật lạ rất nhiều, có thứ ốc có vằn gọi là ốc tai voi to như cái chiếu, trong bụng có hột châu to bằng ngón tay cái, nhưng sắc nó đục, không bằng ngọc châu ở trong con trai; vỏ nó đẽo làm bia được, lại có thể nung làm vôi để xây tường. Có thứ ốc gọi là ốc xà cừ, có thể khảm vào các đồ vật; có thứ gọi là ốc hương. Thịt các con trai, con hến đều có thể làm mắm hoặc nấu ăn được. Có thứ đồi mồi rất lớn, gọi là hải ba, mai nó mỏng, có thể ghép làm các đồ vật; trứng nó như đầu ngón tay cái. Lại có thứ gọi là hải sâm, tục gọi con đột đột, nó bơi lội ở bên bãi cát, bắt về, xát vôi qua, rồi bỏ ruột đi phơi khô. Khi nào ăn, lấy nước cua đồng mà ngâm, nấu với tôm và thịt lợn, ngon lắm. Các thuyền buôn khi gặp gió thường nấp vào đảo này. Các đời chúa Nguyễn đã đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm cứ đến tháng ba, khi nhận được mệnh lệnh sai đi, phải đem đủ sáu tháng lương thực, chở năm chiếc thuyền nhỏ ra biển, ba ngày ba đêm mới đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ tìm kiếm các thứ; bắt cá ăn, tìm được những thứ của quý của bọn Tàu ô rất nhiều và lấy được hải vật rất nhiều. Đến tháng tám thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (còn gọi cửa Yêu Lục, tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân đưa nộp”… Báo Tiếng dân (số ra ngày 23/7/1938) cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa “Dấu tích đảo Tây Sa (Paracels) trong lịch sử Việt Nam ta và giá trị bản “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn và “Lịch triều hiến chương loại chú” của Phan Huy Chú “Hoàng Sa: là phần sở hữu của nước Nam ta, vì chính người Nam đã chiếm trước hết và đã kinh dinh các công cuộc ở đảo ấy”. Với các tài liệu ấy, theo cụ: “Trở thành món tài liệu rất quý giá có quan hệ đến công pháp quốc tế không phải là ít”.

PhanHuyChuban doVietNam

Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ (tên gốc: 大南一統全圖 hoặc 大南一統全圖) do Phan Huy Chú xuất bản đời Nguyễn vào khoảng năm 1838 (theo Trần Nghĩa, Viện Nghiên cứu Hán Nôm 1990) là một chứng cứ pháp lý quốc tế về Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là không thể chối cãi. Chỉ riêng một dẫn liệu về lời văn và bản đồ đã nêu trên đã cho thấy ý nghĩa và tầm vóc đóng góp của Phan Huy Chú cho non sông Việt.

Ngoài tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú còn có các tác phẩm khác như: “Hoàng Việt dư địa chí”, Mai Phong du Tây thành dã lục, “Hoa thiều ngâm lục” (tập thơ đi sứ Tàu), “Bình Định quy trang”, “Dương trình ký kiến”, “Hoa trình ngâm lục”, Lịch đại điển yếu thông luận; “Hải trình chí lược”… hay còn gọi là Dương trình kí kiến (ghi chép những điều trông thấy lúc đi Batavia); Điều trần tứ sự tấu sở.

Phan Huy Chú là tấm gương lớn về hoạt động học thuật. Ông không được khoa bảng như cha ông, song thực học, thực tài, uyên bác, xuất chúng. Ông thực hiện công việc nghiên cứu bằng lao động khoa học miệt mài, với tâm huyết lớn. “Lịch triều hiến chương loại chí” là công trình học thuật cá nhân đồ sộ với hình thức độc đáo, nội dung lớn lao đã được ông thực hiện trong mười năm (1809 – 1819), chưa kể thời gian đọc sách, ghi chép, sưu tầm trước đó. Đây là “một bộ sách thường đọc của một đời”, là điểm đặc sắc trong lịch sử văn hoá nước nhà.

Phan Huy Chú viết: “Nước Việt ta tiếng khen lễ nghĩa đã hơn nghìn năm, vốn có thư tịch đã từ lâu lắm. Kể từ Đinh, Lê dựng nước đối địch với Trung Hoa, mệnh lệnh từ chương dần dần rõ rệt. Đến Lý, Trần nội trị, văn vật mở mang, về tham định thì có những sách điển chương điều luật, về ngự, chế thì có các thể chiếu sắc thi ca. Trị bình đời nối, văn nhã đủ điều. Huống chi, nho sĩ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng, sách vở ngày càng nhiều, nếu không trải qua binh lửa mà thành tro tàn… Than ôi! Sách vở các đời đã từng tản mát, sách mất đã khó sưu tầm, sách còn lại nhiều sai lẫn, đằng đẵng ngàn năm, biết theo vào đâu mà khảo xét? Nhưng sự học ở các nhà nho quý ở tìm rộng, có sách vở để làm bằng. Tôi bèn xét tìm sử cũ, tham khảo các nhà…” (Trích quyển XLII Lịch triều hiến chương loại chí). Một thoáng như vậy để thấy tầm suy xét của Phan Huy Chú khi bắt tay vào thực hiện pho sách đồ sộ này.

Phan Huy Chú chuộng thực làm, thực học, không ưa danh hão. Ông đặt trọng tâm cuộc đời vào việc viết sách và dạy học. Với ông “văn minh của loài người đều chứa trong sách vở”. Ông không may mắn về đường quan lộ, 2 lần khoa cử chỉ đạt học vị tú tài, đến tuổi tứ tuần mới nhận chức quan, trôi dạt trong cảnh quan trường thăng giáng, mờ tỏ.

PhanHuyChulichtrieuhienchuongloaichi
Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” ngày nay (*)

Phan Huy Chú bắt đầu làm quan Hàn lâm Biên tu từ năm 1821, khi vua Minh Mạng biết đến tài năng của ông và triệu vào Huế giữ chức này. Ông đã dâng bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” lên vua Minh Mạng, được vua thưởng 30 lạng bạc, 1 áo sa đỏ, 30 cây bút và 30 thỏi mực. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) ông làm “Lang trung bộ Lại”, năm Minh Mạng thứ 6 (1825) được sung vào sứ bộ sang Trung Quốc. Năm 1828 làm Thừa phủ Thừa Thiên. Năm 1829 làm Hiệp trấn Quảng Nam, sau đó bị giáng. Năm 1831 được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc lần 2, khi về bị cách chức. Năm 1832 đi Biên lực ở Giang Lưu Ba (nay là nước Indonesia). Xong nhiệm vụ trở về ông được khôi phục giữ chức Tư vụ bộ Công… Vua Minh Mệnh là người chuộng tài năng nhưng có tính tự phụ và đa nghi. Ông dè dặt với tầng lớp nho sĩ Bắc Hà có quan hệ với triều Tây Sơn, trọng khí tiết và có chính kiến. Phan Huy Chú bởi ấp ủ tấm lòng ưu ái vì dân nước nên năm 1823, khi được thăng chức Lang trung bộ Lại, đã mạnh dạn dâng sớ điều trần bốn việc: bớt thuế, bớt lính; thực hiện chế độ quân điền; bãi bỏ những cuộc hành binh dẹp loạn; nghiêm trị bọn sâu mọt chuyên đục khoét lương dân. Việc dâng sớ điều trần bốn việc của Phan Huy Chú đã bị vua Minh Mệnh quở trách. Ông cũng như nhiều bậc tài trí thời ấy đã không được vua thực sự tin dùng. Từ sau mấy lần bị vua Minh Mệnh đối xử thô bạo, ông trở nên kín đáo, tuy không vội từ quan nhưng không còn hăm hở như buổi đầu. Hơn mười năm làm quan, ông dù có lúc được thăng Hiệp trấn Quảng Nam, hai lần đi sứ, nhưng ông vẫn luôn bị vua trách phạt. Cuối cùng, chán cuộc đời làm quan, Phan Huy Chú vịn cớ đau yếu, xin từ quan về nhà mở trường dạy học ở Thanh Mai thuộc huyện Tiên Phong, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) rồi mất tại đó năm Canh Tý 1840, thọ 58 tuổi.

PhanHuyChulangmo
Lăng mộ nhà bác học Phan Huy Chú
(Ba Vì – Hà Nội) Ảnh Nguyễn Văn Chiến (1)

PhanHuyChulangmo1
PHAN HUY CHÚ
(1782 – 1840)
Chữ Hán 潘輝注 tự Lâm Khanh
Thuở nhỏ có tên là Hạo sau đổi tên là Chú
Là một danh sĩ triều nhà Nguyễn.

Nhà thờ Phan Huy Chú hiện toạ lạc tại quê nhà Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Đây là di tích Lịch sử – Văn hoá đã được xếp hạng bởi Bộ Văn hoá – Thông tin ngày 24 tháng 11 năm 2000.

Hoàng Kim
Tuyển chọn, Biên soạn
Bài đăng lần 1 năm 2008, soát xét và bổ sung lần 2 năm 2012
hiệu đính và bổ sung lần 3 vào ngày 27 tháng 5 năm 2016
hiệu đính và hoàn thiện lần 4 vào ngày 27 tháng 5 năm 2019

Tài liệu tham khảo: 1) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Phan Huy Chú; 2) Nguyễn Văn Chiến, 2009, Học vị, học vấn, học thuật Phan Huy Chú, Quê Hương Online; 3) Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng 2000, Nghị quyết số 06-2000/NQ-HĐ, khóa VI, ngày 19-7-2000 về đặt tên một số đường của TP Đà Nẵng trong đó có đường Phan Huy Chú (kèm lược sử); 4) TS. Phan Huy Dục 2008. Phan Huy Chú và văn hoá Việt Nam. An ninh Thủ Đô Online (Phan Huy Chú, thư hoạ hình đầu tiên là trích dẫn theo Phan Huy Dục); 5) Lê Minh Quốc 2009. Nhớ Phan Huy Chú 1782-1840 Nhà bách khoa toàn thư của Việt Nam. Phụ Nữ Online (trang bìa sách Lịch triều Hiến chương loài chi trong bài này đã dẫn theo tài liệu của Nguyễn Xuân Diện). 6) Ảnh đầu trang: Phan Huy Chú và Văn hóa Việt Nam. Báo Đăk Lăk điện tử ngày 16 tháng 7 năm 2011. xem tiếp CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 5

Số lần xem trang : 16585
Nhập ngày : 27-05-2019
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Văn hóa và Giáo dục

  Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chân dung một huyền thoại(13-05-2009)

  Đọc lại và suy ngẫm (13-05-2009)

  Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa (04-05-2009)

  Cần tập trung đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển hạ tầng công nghệ (24-04-2009)

  Ba giải thưởng mang tên nhà khai sáng(16-04-2009)

  Hiện đại hóa giáo dục để đi vào nền kinh tế tri thức(14-04-2009)

  Internet : Nền tảng công nghệ cho xã hội tri thức(25-03-2009)

  Về cụ Phan Thanh Giản: "Trao đổi với đồng nghiệp"(24-03-2009)

  Giáo sư "thiền"(24-03-2009)

  Bên tượng đài Lý Thái Tổ (05-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007